Mụn nang lông khiến da bị mẩn đỏ, nhiễm trùng và có thể kèm theo biểu hiện sưng tấy. Có nhiều tác nhân khiến mụn viêm nang lông hình thành trên da, cần xác định đúng để loại bỏ mụn hiệu quả. Dưới đây là thông tin chi tiết và hướng dẫn cách điều trị mụn viêm nang lông.
Mụn nang lông là bệnh lý về da đa phần do các nang lông bị nhiễm trùng. Viruss, nấm da khiến cho các nang lông nổi sẩn, có thể có mủ bên trong. Tại các cổ nang lông xuất hiện vảy trắng, có thể ngứa ngáy khó chịu. Mụn viêm nang lông thường mọc theo từng mảng, ít khi xuất hiện riêng lẻ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da.
Mụn viêm nang lông có thể xuất hiện thêm mủ trắng ở đầu, khi sờ vào có cảm giác nhức ở giai đoạn sau. Các nốt mụn khi căng lên sẽ vỡ ra, đóng vảy xung quanh. Sau cùng, nếu việc điều trị không được tiến hành sớm có thể hình thành ổ áp xe, nhọt, viêm mô dưới da.
BẠN BĂN KHOĂN ĐIỀU GÌ TÌNH TRẠNG MỤN VIÊM NANG LÔNG👇👇
Các tác nhân chính gây mụn viêm nang lông có thể đến từ bên trong cơ thể, cũng có thể đến từ tác động từ bên ngoài:
Các tác nhân xuất phát từ bên trong có thể làm ảnh hưởng làm viêm nang lông bao gồm:
– Rối loạn tuyến dầu nhờn trên da:
Tuyến dầu hoạt động quá mức sẽ khiến cho làn da bị bức bí, dầu nhờn bít tắc bên trong bít kín nang lông, cản trở không cho các nang lông phát triển bình thường. Lâu dần, chúng tích tụ lại bên trong lỗ chân lông gây viêm nang lông.
– Mất cân bằng pH trên da:
Da bị mất nước, mất cân bằng pH tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm bên trong nang lông và hình thành mụn nang lông.
– Các bệnh lý khác:
Do mắc một số bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chuyển hóa, các bệnh nội tiết,…khiến cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị thay đổi và ảnh hưởng đến làm da.
Ngoài ra, tác nhân chính gây viêm nang lông là sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài như: Tụ cầu vàng (gây ra viêm nang lông vùng mặt), Pseudomonas (gây viêm nang lông nách), virus herpes, Proteus, nấm men,…
Các đối tượng có nguy cơ cao bị viêm nang lông có thể kể đến như:
– Người mắc các bệnh ngoài da như viêm da, nấm,…
– Người bị lông mọc ngược do phải thường xuyên cọ sát với trang phục bó sát.
– Người bị suy giảm hệ miễn dịch do mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, bệnh bạch cầu,…
– Những người sinh sống tại khu vực có khí hậu nóng ẩm với mật độ vi khuẩn sống trong không khí cao.
– Người sử dụng các loại kem bôi, thuốc trị mụn không rõ nguồn gốc khiến da viêm nhiễm.
Các vị trí viêm nang lông thường gặp nhất thường là trên mặt, da đầu, vùng kín, vùng lưng, ở dưới mông,…
Viêm nang lông có thể xuất hiện trên khuôn mặt, đặc biệt là ở vùng ria mép, cằm, lỗ tai và trán. Mụn nang lông mọc ở vùng da này thường do vi khuẩn tụ cầu hoặc gram âm gây ra.
Viêm nang lông trên da đầu thường xảy ra khi lông mọc vào trong da đầu hoặc khi nang lông bị viêm trên da đầu. Viêm nang lông trên đầu có thể gây sưng, đau và thậm chí viêm nhiễm, thường do vi khuẩn gram âm, nấm sợi, virus herpes gây ra. Viêm nang trên đầu thường kéo dài hơn, khó điều trị, tái lại nhiều lần nếu không trị dứt điểm.
Đây là vị trí phổ biến khác cho viêm nang lông. Các triệu chứng bao gồm sưng, đỏ, và đau ở vùng kín.
Viêm nang lông ở vùng lưng cũng khá phổ biến, đặc biệt ở những người có lông dày ở vùng này. Viêm nang lông có thể xuất hiện dưới dạng mụn đỏ, mẩn đỏ và có thể gây ngứa, thường do lông mọc ngược sau khi cạo, wax lông vùng kín.
Viêm nang lông ở mông có thể gây đau và sưng, gây khó chịu khi ngồi. Tại vùng mông, viêm nang lông thường do vi khuẩn tụ cầu trùng và nấm sợi gây nên.
Khi bị mụn nang lông, bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị tại nhà hoặc đến cơ sở y tế để được trị liệu đúng cách bằng việc tiểu phẫu nạo vét mủ ở nốt mụn, laser điều trị mụn.
Có thể sử dụng thuốc để trị mụn nang lông. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để khắc phục vấn đề này:
– Thuốc sát khuẩn: Povidon-iodin, Hexamidine, Chlorhexidine…
– Thuốc kháng sinh: Erythromycin, Clindamycin, Acid fusidic, Mupirocin, Sulfadiazin bạc,…là các loại kháng sinh được dùng để kiểm soát tình trạng viêm nang lông. Nếu viêm nang lông trở nặng hơn, nên cân nhắc sử dụng thêm kháng sinh đường uống như Cloxacillin, Amoxicillin/Acid Clavulanic…
– Thuốc chống nấm: Nếu viêm nang lông do nấm, bác sĩ có thể kê thuốc nấm bôi ngoài da Clotrimazole, Ketoconazole… hoặc thuốc uống Itraconazole và Fluconazole kết hợp.
Với những trường hợp viêm nang lông phát triển thành nhọt, các ổ áp xe viêm nhiễm lớn, bác sĩ buộc phải áp dụng phương pháp tiểu phẫu để loại bỏ mủ bên trong, sau đó tiến hành các biện pháp để làm sạch khuẩn, ngăn viêm nang lông tái lại sau điều trị.
Ngoài ra, liệu pháp điều trị bằng laser hiện nay vẫn được xem là tân tiến nhất giúp loại bỏ nang lông viêm nhanh chóng. Vùng da bị viêm lông với hàng ngàn đốm đỏ li ti, điều trị bằng laser sẽ giúp ức chế vi khuẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ da viêm và kích thích tái tạo mô da mới để loại bỏ viêm nang lông triệt để, giúp da mịn màng.
CHỈ CÒN 99 SUẤT ƯU ĐÃI TRỊ MỤN TRONG THÁNG NÀY 🔽🔽
Các biện pháp phòng tránh viêm nang lông được áp dụng để bảo vệ làn da, ngăn vi khuẩn xâm nhập khiến cho tình trạng viêm nang lông quay trở lại.
– Bổ sung thêm nước uống, rau xanh, các loại củ quả tươi để cấp đủ dinh dưỡng giúp làn da khỏe mạnh.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày để tránh tình trạng da tiết bã, dầu nhờn gây nên bệnh viêm nang lông.
– Bảo vệ da trước tác động từ ánh nắng mặt trời, khói bụi ở môi trường bên ngoài bằng cách thoa kem chống nắng đầy đủ, che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
– Không sử dụng các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh để tránh làm tổn thương da, gây mụn viêm nang lông.
– Tắm rửa sạch sẽ sau khi đổ nhiều mồ hôi, thay quần áo ngay sau khi tập luyện để tránh mồ hôi, dầu nhờn làm lỗ chân lông bít tắc.
– Chọn trang phục thoải mái, được làm từ chất liệu cotton thân thiện với làn da.
– Không nên cạo, nhổ lông vì dễ khiến lông mọc ngược vào bên trong làm viêm, mụn viêm nang lông.
Mụn viêm nang lông có thể hình thành do tác động từ bên ngoài, cũng có thể do những thay đổi bên trong cơ thể. Khi xác định được nguyên nhân chính xác, bạn sẽ tìm được phương pháp điều trị phù hợp, giúp loại bỏ và ngăn ngừa mụn viêm nang lông tái phát.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Bên cạnh đó, để được tư vấn điều trị mụn nang lông chuẩn y khoa, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 6466 sẽ có nhân viên hỗ trợ thông tin miễn phí.
https://hellobacsi.com/da-lieu/nhiem-trung-da/chua-viem-nang-long/
https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/10-cach-tri-viem-nang-long-tai-nha-don-gian-an-toan-1454668
https://www.webtretho.com/p/viem-nang-long-den-xi-cung-dut-voi-cong-thuc-ba-ca-phe-mix-trung-ga-da-sach-tron-min-mang-da-mat
https://medlatec.vn/tin-tuc/viem-nang-long-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-s195-n18097
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×