en vi

Nặn mụn bọc có nên không? 10 Lưu ý bắt buộc “Phải Biết”

Nặn mụn bọc là cách mà nhiều người lựa chọn để khắc chế tình trạng sưng đau, viêm mủ. Tuy nhiên, không phải cách nặn mụn nào cũng mang đến hiệu quả tốt. Một số trường hợp nặn mụn sai cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan và nhiễm trùng, để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho da.

I – Mụn bọc có nên nặn không?

Mặc dù nặn mụn tại nhà đơn giản và tiện lợi nhưng hầu hết các chuyên gia da liễu đều khuyên không nên làm như vậy. Nguyên nhân là bởi nặn mụn tại nhà có thể tiềm ẩn các biến chứng sau đây:

1. Nhiễm trùng

Biến chứng này đến từ thói quen nặn mụn mọi lúc, mọi nơi của nhiều thanh thiếu niên chưa có hiểu biết sâu về mụn. Hầu hết cứ thấy mụn là nặn, bất kể bàn tay có sạch không.

Đây là điều tối kị trong nặn mụn bọc, bởi không những không mang đến kết quả tích cực mà còn khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

video nặn mụn bọc

Hậu quả của việc lỡ nặn mụn bằng tay hoặc các dụng cụ chưa được sát khuẩn sạch sẽ là tình trạng sưng to và đau nhức hơn trước.

2. Lây lan mụn nhiều hơn

Vi trùng và máu từ ổ mụn dính lên tay khi tiếp xúc với các vùng da khác sẽ lây nhiễm và phát sinh mụn tại khu vực đó.

Thông thường, các vùng da lân cận với vị trí nặn mụn bọc sẽ dễ lây lan vi khuẩn hơn. Ban đầu, trên mặt có thể chỉ xuất hiện 1, 2 nốt mụn.

Tuy nhiên, các thao tác nặn bỏ không chuẩn xác sẽ khiến cho tình trạng nặng hơn, mụn lan thành từng đám, sưng tấy và nổi mủ đau nhức.

3. Gây ra sẹo thâm, sẹo lõm xấu xí trên da

Những đốm thâm thường xuất hiện ngay sau khi nặn mụn do lực tác động mạnh gây tổn thương đến các tế bào da tại vùng điều trị.

nặn mụn bọc ở mũi

Tùy theo cơ địa của từng người cũng như mức độ thương tổn của da mà vết thâm có thể nhanh mờ hoặc ở lì mãi mãi.

Bên cạnh vết thâm thì sẹo rỗ, sẹo lõm có thể là hệ quả để lại do nặn mụn không đúng cách và không chăm sóc da kĩ càng sau khi điều trị. Những dấu vết này cực kì khó chữa và tác động nặng nề đến thẩm mỹ của làn da.

II – Nặn mụn bọc đúng cách như thế nào?

Mặc dù những rủi ro khi tự ý nặn mụn là rất lớn, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu biết cách thực hiện đúng đắn. Các bước cơ bản bao gồm:

Bước 1: Vệ sinh da mặt

Quá trình bóp nặn mụn sẽ dễ gây tổn thương và tạo thành những vết thương hở nên vi khuẩn có thể tấn công và gây viêm. Đó là lý do bạn cần giữ da sạch sẽ để ngăn chặn tối đa khả năng bị nhiễm trùng, sẹo xấu kém duyên.

Trước tiên, bạn cần “gỡ bỏ” lớp makeup, các hạt bụi bẩn và chất nhờn li ti trên da bằng nước tẩy trang. Sau đó dùng sữa rửa mặt phù hợp để gia tăng hiệu quả sạch sâu đến 90%.

vệ sinh da mặt

Tips nhỏ dành cho bạn đó là nên bóp mụn vào đúng chu kỳ tẩy da chết (1-2 lần/tuần), điều này ngăn ngừa những mảng tế bào vụn không bị tràn vào bên trong và hình thành nên nhân mụn mới.

Bước 2: Vệ sinh tay & khử trùng dụng cụ

Bên cạnh việc làm sạch da mặt, bạn cũng cần khử khuẩn trên tay và dụng cụ để các vi trùng, nấm, mầm bệnh… không có cơ hội gây tổn hại.

Một vài lưu ý trong bước này là:

  • Dùng xà phòng chính hãng, rửa tay ít nhất 30s.
  • Vệ sinh dụng cụ với cồn, lau khô bằng bông y tế.
  • Cần thay mới dụng cụ nếu đã qua sử dụng nhiều lần và đã bị rỉ sét.

Bước 3: Xông hơi mặt

Đây được coi là bước tạo tiền đề khá quan trọng để hỗ trợ cho quá trình diệt sạch các nốt sần cứng đầu. Cách thức này giúp giãn nở lỗ chân lông tự nhiên, làm mềm cồi mụn, thúc đẩy lưu thông máu, tăng khả năng miễn dịch.

xông hơi mặt

Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược lành tính, có khả năng thanh lọc như: đinh lăng, bạch đàn, ngải cứu, tía tô… và xông hơi nước nóng vừa phải (40-50 độ C) trong vòng 10-15”.

Bước 4: Nặn mụn bọc

Dùng 1 tay giữ miếng bông sạch, tay còn lại lấy đầu nhọn của kim nặn để nhẹ nhàng xuyên qua phần tâm trắng của nốt mụn. Điều này nhằm mục đích “mở đường” cho gốc mụn dễ dàng bị đẩy lên mà ít gây tổn hại cho da.

Tận dụng đầu tăm bông nhấn xung quanh vị trí mụn bọc. Nếu cảm thấy đau đớn và khó khăn khi nặn thì bạn nên dừng lại ngay để tránh làm chấn thương da.

Khi nốt này đã xẹp xuống, bạn cần bôi thuốc mỡ/trị mụn hoặc bôi rượu để da hồi phục mau chóng.

III – Những lưu ý khi tiến hành nặn mụn bọc

Mụn bọc được các chuyên gia da liễu đánh giá là dạng trứng cá nặng và khó điều trị nhất. Đặc biệt là khi nó chuyển thành dạng mủ viêm.

Tất nhiên, để loại sạch hoàn toàn vi khuẩn và ổ viêm thì việc nặn mụn bọc là bước bắt buộc và quan trọng.

nặn mụn mủ xong phải làm gì

Dưới đây là một số lưu ý cần nắm rõ để nặn mụn mủ đúng cách, tránh lây nhiễm và ảnh hưởng xấu đến da mặt.

  • ✅ Chú ý đến thời điểm nặn mụn bọc

Với mụn bọc, chỉ nên nặn bỏ trong trường hợp mụn nhẹ, không sưng đau và phần đầu nổi nhân màu trắng. Bên cạnh đó cũng nên lưu ý nặn bỏ với những nốt mụn kích cỡ nhỏ và mọc đơn lẻ từng cái một.

Tuyệt đối, không nặn với những ổ nhọt lớn, nằm sâu dưới da, chưa chín, đang trong tình trạng sưng tấy và đau nhức.

Nếu cố tình nặn mụn trong thời điểm này, nốt mụn sẽ ngày càng sưng viêm và phần nhân vẫn nằm yên ở phía dưới, không thể loại bỏ hoàn toàn.

  • ✅ Bắt buộc phải khử trùng và sát khuẩn sạch sẽ

Đây là điều kiện tiên quyết không chỉ áp dụng với nặn mụn bọc, mụn mủ mà với tất cả các dạng mụn khác. Bàn tay, các dụng cụ nặn mụn, bông băng,…

Tất cả cần được khử trùng sạch sẽ để đảm bảo an toàn tuyệt đối và không lây nhiễm vi khuẩn gây mụn.

  • ✅ Không nặn mụn bọc, mụn mủ ở vị trí nguy hiểm

Mụn bọc có thể phát sinh ở nhiều vị trí trên cơ thể, không chỉ ở trên mặt (mũi, má, trán, cằm, mông) mà còn nổi đầy ở lưng, ngực, vòng 3, nách, vùng kín,… Tuy nhiên, không phải mụn ở vị trí nào cũng an toàn và có thể nặn bỏ.

Theo tư vấn từ nhiều chuyên gia da liễu, những vị trí mụn ở má, trán, lưng thường an toàn và có thể nặn bỏ một cách dễ dàng.

có nên nặn mụn mủ không

Tuy nhiên, với các ổ mụn mưng mủ sưng to ở mũi, quanh miệng, cằm thì không nên tự ý nặn bỏ. Nguyên nhân là bởi những ổ nhọt này có thể là một dạng của mụn đinh râu.

Các thao tác nặn, bóp sẽ tác động đến dây thần kinh gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy nên, với các vị trí nguy hiểm, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị và tuyệt đối không tự nặn tại nhà.

tich

IV – Cách chăm sóc sau khi nặn mụn bọc?

Nặn mụn bọc chuẩn Y khoa rất quan trọng nhưng quá trình chăm sóc sau khi nặn bỏ cũng quyết định không nhỏ đến kết quả và thẩm mỹ của làn da.

Để làn da căng mịn và không có dấu vết sẹo xấu sau khi nặn mụn, hãy lưu ý các bước chăm sóc sau đây:

  • Thoa kem phục hồi

Các loại kem dưỡng phục hồi da sẽ đẩy nhanh tiến trình lành thương và hỗ trợ mờ thâm, ngừa sẹo hiệu quả. Tuy nhiên, đừng nên tự ý mua và sử dụng tại nhà. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất.

thoa kem

  • Tuyệt đối không chạm vào khu vực mới nặn mụn

Nếu bạn không muốn vi khuẩn sẽ tiếp tục gây mụn trên da thì tuyệt đối không chạm tay lên vùng mới nặn mụn.

Các tế bào da tại vị trí này đang trong trạng thái thương tổn, chưa phục hồi hoàn toàn nên rất dễ lây nhiễm vi khuẩn khiến da nổi mụn trở lại.

  • Hạn chế trang điểm 

Theo lời khuyên của các chuyên gia da liễu, hãy để làn da có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục từ 3 – 5 ngày sau khi điều trị. Đừng vội trang điểm ngay khi mới nặn mụn bởi điều đó sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho làn da.

nặn mụn mủ

Tất nhiên, bạn có thể bỏ qua kem nền, phấn phủ nhưng kem chống nắng thì không thể thiếu được. Hãy nhớ thoa sản phẩm chống nắng trước khi ra ngoài để làn da được bảo vệ tốt nhất.

  • Chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ dưỡng

Hãy kiêng tuyệt đối các món ăn có thể gây ra sẹo thâm, sẹo lồi trên da như rau muống, thịt bò, gà, tôm, cá, đồ tanh,…

Hạn chế cả những món ăn cay nóng, nhiều dầu, các loại bánh ngọt, rượu bia, chất kích thích,… để không làm cản trở đến quá trình phục hồi của da.

Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa nhiều chất xơ và uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, hãy giữ cho tinh thần thoải mái và tránh việc thức muộn hoặc ngủ quá ít tiếng.

III –  Giải pháp khắc chế mụn bọc nhanh không cần nặn tại Kangnam

Việc tự ý nặn mụn tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc từ trước, trong và cả sau khi thực hiện. Vì thế, nếu là một người khá vụng về thì bạn không nên “đánh cược” làn da của mình trước những nguy hiểm tiềm ẩn.

sau khi nặn mụn mủ nên làm gì

Với những trường hợp xuất hiện mụn bọc ở mức độ nghiêm trọng thì cách điều trị tốt nhất chính là nhờ vào công nghệ hiện đại. Khi đó, mọi vấn đề tổn thương trên da sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn và triệt để.

Hiện nay, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã đưa vào sử dụng công nghệ Nano Skin – “khắc tinh” của mọi loại mụn khó ưa từ đơn giản đến phức tạp.

Nhờ có sự kết hợp đa chiều “4 in 1”, đây là công nghệ được nhiều chuyên gia cấp cao đánh giá là tân tiến, hiện đại và ưu việt bậc nhất của thời đại.

  • Ánh sáng Led: triệt phá các mảng vi khuẩn tích tụ sâu dưới da.
  • Ánh sáng Nano: kiểm soát chất bã nhờn, nhân đôi công hiệu làm sạch.
  • Tinh chất I Peel: cung cấp dưỡng chất “hồi xuân” cho da sáng khỏe như mới.
  • Oxy Jet: tăng sinh collagen, elastin và đào thải các loại độc tố.

✅✅✅ TÌM HIỂU THÊM: Spa, Thẩm mỹ trị mụn Uy Tín, Hiệu Quả hàng đầu Hà Nội, TpHCM

ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ XÓA MỤN TẠI KANGNAM

Nano Skin là phương án cứu chữa kịp thời, giúp mọi khách hàng tự tin lấy lại diện mạo hoàn hảo chỉ sau 1 liệu trình ngắn.

  • Dọn dẹp sạch sẽ tới 95% các nốt sần sùi bám chắc lâu ngày.
  • Áp dụng linh hoạt cho tất cả các vùng da: lưng, ngực, mặt…
  • Cải thiện nhanh chóng chỉ với 4 buổi, diện mạo tươi trẻ chỉ sau 10 ngày.
  • Không gây đau đớn, không để lại sẹo thâm và di chứng.
  • Khả năng tái phát rất thấp, cam kết hiệu quả bền lâu.

nặn mụn bọc kinh dị

mụn mủ trắng có nên nặn không

Hiệu quả thể hiện rõ rệt trước – sau khi kết thúc điều trị

Nặn mụn bọc tại nhà chỉ được khuyến khích trong trường hợp nhẹ và biết cách tiến hành đúng đắn. BV Kangnam luôn sẵn sàng mang đến diện mạo tươi tắn rạng ngời, không còn khuyết điểm chỉ trong “chớp mắt”.

MỌI BĂN KHOĂN VỀ NẶN MỤN BỌC, GIẢI ĐÁP NGAY 

Hoặc
call 
Có 2 bình luận bài Nặn mụn bọc có nên không? 10 Lưu ý bắt buộc “Phải Biết”
  1. Hoàng Thị Hoa viết:

    Cho em hỏi với ạ..em có một cái mụn bọc khá to ở phía sau tai, có sưng tấy lên thì em phải làm thế nào ạ

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Kết quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người (*)