Viêm da mụn mủ: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Viêm da mụn mủ là bệnh lý phổ biến thường gặp vào mùa hè. Vậy cụ thể viêm da mụn mủ do nguyên nhân nào, triệu chứng và cách điều trị bệnh thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I – Viêm da mụn mủ là gì?

Viêm da mụn là bệnh ngoài da do nhiều vi khuẩn phát triển trên da, chủ yếu là tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn xung quanh khu vực nhiều lông, vùng da đọng mồ hôi.

Khi cơ thể suy giảm đề kháng, kết hợp vệ sinh không sạch sẽ, cẩn thận. Cùng với việc bạn gãi ngứa gây trầy xước da. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra viêm mụn mủ.

Tình trạng viêm mụn mủ thường gặp vào mùa hè, tại những vùng vệ sinh kém có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Viêm mụn mủ ở da do tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn gây nên

Viêm mụn mủ ở da do tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn gây nên

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Vì sao xuất hiện mụn mủ? Cách trị mụn có mủ nhanh chóng

II – Nguyên nhân hình thành viêm da mụn mủ?

Viêm da mụn mủ do hai tác nhân hình thành bao gồm: tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.

1 – Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn

Tụ cầu khuẩn là một vi khuẩn gram dương, kích thước 1mm, tạo thành từng đám như chùm nho, không di chuyển và không sinh nha bào.

1.1 Viêm nang lông

Viêm nang lông (nông) là tình trạng lỗ chân lông sưng đỏ, đau. Sau vài ngày phát triển thành mụn mủ nhỏ, xung quanh chân lông viêm và sau vài ngày mụn mủ sẽ khô, đồng thời để lại một vẩy có màu nâu sẫm.

Dạng viêm nang lông sâu là tình trạng nang lông bị sưng tấy thành từng cụm, xung quanh chân lông có mủ. Những mụn mụn mọc rải rác hoặc tập trung theo từng đám, gồ ghề và có thể nặn ra mủ.

Viêm nang nông gây mụn mủ

Viêm nang nông gây mụn mủ

Xem thêm: Người bị mụn mủ kiêng ăn gì? Bí quyết sạch mụn nhờ ăn kiêng

1.2 Nhọt

Nhọt là tình trạng viêm nang nông, xuất hiện nhiều nhọt to đau rát, kèm theo sốt. Nhọt mọc xung quanh miệng (đinh râu) có thể gây tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn thậm chí gây tử vong.

2 – Viêm da mủ do liên cầu khuẩn

2.1 – Chốc lây

Bệnh chốc lây phổ biến ở trẻ em, chốc đầu mọc thành từng đám có vẩy vàng, dính bết tóc, dưới lớp vảy có da trợt đỏ kèm theo dịch. Những vị trí thường xuất hiện chốc lây là đầu, mặt, cổ, chân tây. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác.

2.2 – Chốc loét

Chốc loét là tình trạng tổn thương lan sâu vào trung bì. Bệnh thường gặp ở những người bị suy dinh dưỡng, tiểu đường, uống nhiều rượu, người suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh xảy ra ở các vị trí gồm: cẳng chân, cổ chân.

2.3 – Hăm kẽ

Bệnh hăm kẽ ở trẻ em, đặc biệt là những bé mũm mĩm. Các vị trí hăm kẽ thường là: nếp cổ, nách, bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn. Vùng da tổn thương có đám đỏ, trợt, rớm dịch, có viền róc da mỏng, gây đau rát.

2.4 – Chốc mép

Chốc mép là tổn thương do liên cầu khuẩn ra. Với những biểu hiện bị nứt trợt, rớm dịch, đóng vảy vàng, dễ chảy máu.

Chốc mép xảy ra quanh mép không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ

Chốc mép xảy ra quanh mép không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ

III – Triệu chứng viêm da mủ như thế nào?

Triệu chứng nhận biết viêm da mụn mủ gồm:

– Mụn mủ là triệu chứng thường gặp. Với dạng nốt mụn màu trắng hoặc đỏ, có mủ.

– Da sưng, đỏ đôi khi nóng và đau nhức.

– Ngứa ngáy khó chịu là triệu chứng thông thường.

– Da có vảy và bong tróc

– Bạch cầu tăng cao trong máu và có mủ.

IV – Tình trạng viêm da mủ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm mụn mủ ở da không gây nguy hiểm với sức khỏe nhưng nếu không được chăm sóc, vệ sinh da đúng cách có thể gây ra những biến chứng như: nhiễm trùng diện rộng, da hình thành sẹo, viêm da mãn tính….

– Nhiễm trùng: Khi không điều trị vi khuẩn gây ra viêm da mủ có thể lây lan diện rộng sang vùng da khác.

– Sẹo và thay đổi màu da: Bệnh lý này sẽ để lại sẹo và thay đổi màu sắc da, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

– Viêm da mãn tính: Nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể khiến bệnh phát triển thành viêm da mãn tính, tái phát nhiều lần.

– Ảnh hưởng đến tâm lý: Bệnh làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, đặc biệt là những vị trí khó che giấu.

Nếu không chăm sóc da cẩn thận có thể gây ra sẹo, nhiễm trùng

Nếu không chăm sóc da cẩn thận có thể gây ra sẹo, nhiễm trùng

V – Cách điều trị viêm da mủ?

Thông thường, tại cơ sở y tế bác sĩ da liễu sẽ chỉ định điều trị viêm da mủ bằng những phương pháp sau: dung dịch sát khuẩn, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm…

– Dung dịch Methylen 1%: Dung dịch xanh Methylen 1% là một trong những loại thuốc bôi trị viêm mụn mủ cực kỳ hiệu quả. Với độ lành tính nên sản phẩm được áp dụng cho cả trẻ nhỏ. Thuốc có thành phần chính là Methylene blue 1% có công dụng phá vỡ và ức chế sự phát triển của virus. Thoa dung dịch Methylen 1% giúp sát khuẩn, giảm thiểu triệu chứng sưng viêm.

Cách dùng đơn giản như sau: Vệ sinh vùng da tổn thương bằng nước muối sinh lý, thấm khô bằng khăn sạch. Sau đó, bạn dùng bông tăm chấm dung dịch Methylen 1% rồi thoa vào vùng da viêm. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần. Mặc dù lành tính nhưng bạn không nên dùng quá 5 ngày, có thể gây phá hủy hồng cầu.

– Hồ nước: Được dùng trong trường hợp da bị viêm mụn mủ nhẹ giúp giảm các triệu chứng như: kích ứng da, giảm sưng viêm, ngăn ngừa các ổ mủ tại vùng da viêm nhiễm. Theo đó, trước khi thoa hồ nước bạn cần dùng nước muối sinh lý vệ sinh vết thương. Khi ổ mủ đã khô bôi một lớp hồ nước mỏng ngày 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

-Thuốc bôi benzoyl peroxide 5%: Loại thuốc bôi này mang lại hiệu quả trị viêm mụn mủ nhanh chóng. Thuốc phù hợp với những trường hợp viêm nhẹ, chưa bội nhẹ. Bên canh đó, những người bệnh có làn da nhạy cảm có thể dùng benzoyl peroxide 2.5% nhằm giảm thiểu kích ứng da.

-Thuốc bôi Clindamycin: Đây là thuốc kháng sinh dạng kem bôi, phù hợp với những người bị viêm mụn mủ ở da cấp độ nặng. Thuốc chứa thành phần chính là Dalacin giúp diệt khuẩn, giảm triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Mỗi ngày 2 lần ban thoa kem lên vùng da tổn thương và lưu ý không sử dụng cho vết thương hở hay mụn mủ bị vỡ. Ngoài ra, thuốc chống chỉ định cho người cao tuổi, người bị suy gan thận. Bên cạnh đó, Clindamycin còn có dạng uống và dạng tiêm nhưng người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

– Fucidin: Thuốc Fucidin được chỉ định cho trường hợp viêm da mủ mức độ nặng. Thuốc chứa hai thành phần chính gồm Acid fusidic và Hydrocortisone acetatb có công dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Từ đó, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh tác dụng phụ.

Hướng dẫn cách dùng: Trước tiên, bạn vệ sinh vùng da tổn thương bằng nước muối sinh lý. Sau đó, thoa một lượng thuốc vừa đủ lên da, mỗi ngày bôi 1 – 2 lần. Lưu ý, không sử dụng thuốc quá 7 ngày và sản phẩm không dành cho phụ nữ mang thai, cho con bú.

– Thuốc bôi ngoài da Neomycin: Để trị viêm mụn mủ bạn có thể dùng kem bôi Neomycin với tác dụng cản trở vi khuẩn tổng hợp protein và tiêu diệt sự phát triển của chúng. Sản phẩm này phù hợp để trị bệnh lý ngoài da như:
Sử dụng kem bôi Neomycin điều trị bệnh viêm da mủ mang lại hiệu quả khá cao. Thành phần chính của thuốc là viêm da tụ cầu và viêm da mủ. Tuy nhiên, thuốc chứa nhóm kháng sinh aminoglycosid nên bần cần chú ý khi dùng.

Cách sử dụng: Vệ sinh vết thương sạch sẽ, thấm khô rồi lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên bề mặt da. Sử dụng 1 – 3 lần mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không dùng cho vết thương hở hoặc ổ viêm đã vỡ mủ.

– Thuốc kháng sinh Penicillin: Loại thuốc này gồm các thành phần penicillin G, penicillin V, penaten penicillin và penicillin benzathine, được sử dụng cho trường hợp viêm da mủ nặng. Thuốc có khả năng ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn và làm chúng dần suy yếu. Hoạt tính khá mạnh nên có thể gây tác dụng phụ.

Cách thực hiện: Thoa thuốc lên vùng da tổn thương 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, trước khi bôi thuốc bạn hãy vệ sinh vết thương sạch sẽ để tránh bội nhiễm.

– Phẫu thuật: Phương pháp này được chỉ định khi áp dụng những phương pháp trên nhưng không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các mô chết . Phương pháp này thực hiện bằng cách loại bỏ vết thương cũ và ghép da. Bác sĩ phủ một miếng da lên vết thương hở. Thường áp dụng khi vết loét bắt đầu ổn định.

Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật không được khuyến khích. Bởi vì những vết cắt trên da có thể khiến tình trạng viêm mụn mủ nghiêm trọng hơn và gây ra những vết loét mới trên da.

Khi bị mụn mủ ở da cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Khi bị mụn mủ ở da cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ TRỊ MỤN UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Bị mụn mủ ở mông: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

VI – Hướng dẫn cách phòng tránh viêm mụn mủ

Để giúp bạn phòng tránh bệnh viêm mụn mủ ở da và hạn chế vi khuẩn lây lan nặng nề, bạn hãy thực hiện theo cách sau:

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Hàng ngày bạn hãy tắm rửa sạch sẽ và lau khô cơ thể, vùng da bị viêm. Ngoài ra, nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mủ từ vết thương, vì chúng có thể lây lan sang vùng da khác.

– Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh viêm mụn mủ: Để phòng tránh vi khuẩn lây lan bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người bị viêm da. Đồng thời, không nên dùng chung đồ cá nhân như: khăn tắm, quần áo, bấm cắt móng tay….

– Thường xuyên thay vỏ chăn, ga gối và giặt sạch quần áo: Bạn cần thay chăn, ga vệ sinh vật dụng cá nhân sau khi tiếp xúc với vùng da bị mụn mủ bằng nước nóng, xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.

– Cần sớm điều trị bệnh: Nếu bạn hoặc người thân mắc viêm mụn mủ, cần chủ động đến cơ sở da liễu để được thăm khám và sớm điều trị. Đồng thời, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để ngăn chặn lây lan của bệnh.

– Tăng cường hệ miễn dịch: Xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, luyện tập thể thao và hạn chế căng thẳng, stress để giúp cơ thể đủ sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.

– Không được tự ý điều trị tại nhà: Việc điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh phát triển nặng nề và khó điều trị hơn.

– Uống nhiều nước và bổ sung các loại vitamin như A, B1, C…

– Lựa chọn quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát.

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây

Tùy vào tình trạng viêm da mụn mủ ở mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, bạn hãy chủ động thăm khám khi có triệu chứng bất thường.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nguồn tham khảo

Pustular skin conditions

Erosive pustular dermatosis

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề mụn mủ
    Vì sao xuất hiện mụn mủ? Cách trị mụn có mủ nhanh chóng

    Vì sao xuất hiện mụn mủ? Cách trị mụn có mủ nhanh chóng

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mà những nốt mụn có mủ hoặc nhân trắng có mủ, có khả năng lây lan nhanh, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vậy tại sao lại hình thành mụn đầu trắng có mủ và cách trị mụn mủ như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. I – Vì

    Mụn mủ có nên nặn không? Nguy cơ mụn lây lan rất cao

    Mụn mủ có nên nặn không? Nguy cơ mụn lây lan rất cao

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Nhiều người gặp tình trạng mụn sưng to, nhiều nhân không khỏi thắc mắc mụn mủ có nên nặn không. Mụn mủ là loại mụn khá phức tạp trong quá trình xử lý, nếu không nặn đúng cách sẽ khiến mụn dễ lây lan, để lại sẹo thâm và nguy cơ nhiễm trùng da. Do

    Mụn mủ bao lâu thì chín? mẹo giúp mụn nhanh chín

    Mụn mủ bao lâu thì chín? mẹo giúp mụn nhanh chín

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Hầu như mọi người đều bị ám ảnh khi mụn mủ xuất hiện trên da. Khi bị mụn mủ sẽ gây ra những khó chịu cho mọi người nên trên các diễn đàn làm đẹp, chị em đặt ra nhiều câu hỏi về quy trình xử lý mụn đúng cách. Thời gian để mụn chín

    Mụn mủ có mùi hôi: Nguyên nhân và cách xử lý mụn, loại bỏ mùi

    Mụn mủ có mùi hôi: Nguyên nhân và cách xử lý mụn, loại bỏ mùi

    Cập nhật: 02/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ có mùi hôi  không chỉ gây khó chịu mà còn khiến người bị cảm thấy tự khi trên mặt xuất hiện những nốt mụn xấu xí. Nội dung bài viết sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây mùi từ mụn mủ, đồng thời chia sẻ phương pháp hiệu quả loại

    Mụn mủ trắng là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị

    Mụn mủ trắng là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ trắng gây sưng đau, khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, còn tăng nguy cơ để lại sẹo, viêm nhiễm, hoại tử da. Vậy cách chăm sóc và điều trị mụn mủ trắng như thế nào? Bài viết dưới đây Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ chia sẻ cụ thể. I

    Mụn mủ trên đầu: cách nhận biết và phương pháp điều trị

    Mụn mủ trên đầu: cách nhận biết và phương pháp điều trị

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ trên da đầu cũng tương tự như mụn mọc ở lưng hay mặt đều rất khó chịu. Đây là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến nang tóc ở đầu. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ khiến vi khuẩn, nấm xâm nhập gây ra nhiều vấn đề

    Call
    Zalo