10 Cách trị nám cho mẹ bầu an toàn

Khi mang bầu, phụ nữ thường bị xuất hiện những mảng da tối màu hay còn gọi là nám da do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể gây nên. Vấn đề này khiến các mẹ bầu gặp cản trở khi giao tiếp, tự ti về nhan sắc và ngoại hình của mình. Vậy trị nám cho mẹ bầu được không và làm thế nào để trị nám mà vẫn đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi? Tham khảo bài viết dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam để được hướng dẫn chi tiết.

I. Nguyên nhân mẹ bầu bị nám da

Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, rối loạn các cơ quan như: hệ tiêu hóa, tĩnh mạch, thần kinh, nội tiết tố,..và để lại những hậu quả kéo dài. Trong đó, vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp lên dàn da, khiến cho da của bà bầu bị lỗ chân lông to, da dầu nhờn, xỉn màu và đặc biệt là nám lan rộng ở 2 bên gò má.

Căn nguyên gây nên vấn đề nám da trong thời kì mang thai là do sự biến đổi đột ngột của các yếu tố nội tiết tố nữ trong cơ thể – estrogen và progesterone. 

Nguyên nhân mẹ bầu bị nám da

Nguyên nhân mẹ bầu bị nám da

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

Xem thêm: 10 Cách trị nám mới xuất hiện và những lưu ý đặc biệt

Khi nội tiết tố thay đổi, lưu lượng máu tăng cao kích thích hình thành phân tử tyrosine và melanocytes dẫn đến tăng sinh hắc sắc tố melanin và biểu hiện thành các đốm nám, mảng nám trên bề mặt da. 

Những trường hợp mẹ bầu bị nám da thường là những người gốc châu Á hoặc châu Phi. Trong thời kỳ này, nếu mẹ bầu không bảo vệ và chăm sóc da cẩn thận, che chắn khi ra ngoài có thể sẽ khiến tình trạng nám thai kỳ trở nên tồi tệ hơn. 

Tuy nhiên, nám da thường chỉ xuất hiện tạm thời trong thời kỳ mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh con. Nám da chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình mang thai và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, chị em không cần phải quá lo lắng. 

Một số trường hợp hiếm hoi, nám hình thành trong thời kỳ mang thai còn do tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài và hình thành. Khi đó, nám không tự hết được mà phải can thiệp điều trị. 

II. Các phương pháp trị nám từ thiên nhiên cho mẹ bầu không ảnh hưởng đến thai nhi

Các nguyên liệu từ thiên nhiên lành tính, an toàn với sức khỏe được các mẹ bầu ưu tiên lựa chọn để điều trị nám. Dưới đây là cách tạo hỗn hợp trị nám cho mẹ bầu từ thiên nhiên:

1. Sử dụng nha đam

Nha đam là nguyên liệu được dùng phổ biến trong các hỗn hợp trị nám và chăm sóc da. Các thành phần  acid amin, vitamin A, C, E, khoáng chất,…có trang nha đam giúp cấp ẩm, làm ổn định sắc tố da, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào hắc sắc tố.

Các bước ứng dụng nha đam trong trị nám cho bà bầu như sau:

– Bước 1: Rửa sạch nha đam, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài và làm sạch mủ nha đam

– Bước 2: Xay nhuyễn nha đam và đều trộn với sữa tươi không đường

– Bước 3: Thoa hỗn hợp vừa trộn đều lên da, thực hiện massage 5 phút, để da thư giãn trong 15 phút

– Bước 4: Rửa lại mặt với nước sạch, cấp ẩm cho da. 

Trị nám cho mẹ bầu bằng cách sử dụng nha đam

Trị nám cho mẹ bầu bằng cách sử dụng nha đam

2. Sử dụng bột nghệ và chanh

Tinh bột nghệ kết hợp với nước cốt chanh tạo ra hỗn hợp x2 công dụng điều trị nám cho bà bầu, vừa giúp tẩy tế bào chết, trẻ hóa da và làm đều màu da, ngăn ngừa nám hình thành. Hỗn hợp này hoàn toàn lành tính và an toàn với bà bầu, giúp loại bỏ nám hiệu quả. 

Các bước sử dụng tinh bột nghệ và chanh trong điều trị nám da như sau:

– Bước 1: Trộn đều hỗn hợp tinh bột nghệ và nước cốt chanh

– Bước 2: Rửa sạch mặt bằng nước ấm để làm giãn nở lỗ chân lông

– Bước 3: Thoa hỗn hợp lên da và để trong 15-20 phút rồi rửa lại với nước sạch. 

sử dụng chanh và mật ong trị nám cho mẹ bầu

Sử dụng chanh và mật ong trị nám cho mẹ bầu

Xem thêm: 10 Công thức làm mặt nạ chanh ĐÁNH BẬT nám

3. Sử dụng lá tía tô

Hàm lượng vitamin A, B, C và các khoáng chất canxi, photpho, magie,… trong lá tía tô có tác dụng bảo vệ da, ngăn ngừa tác động của môi trường bên ngoài lên làn da, ngăn chặn nám hình thành và làm đều màu da. 

Sử dụng lá tía tô trong điều trị nám, bạn có thể áp dụng theo cách như sau: 

– Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, xay nhuyễn 

– Bước 2: Vắt lấy nước cốt từ lá tía tô

– Bước 3: Sử dụng mặt nạ giấy thấm nước cốt lá tía tô vừa vắt được và đắp lên mặt

– Bước 4: Để mặt nạ trên da khoảng 15 phút rồi bỏ ra, rửa sạch lại mặt. 

Trị nám cho bà bầu bằng lá tía tô

Trị nám cho bà bầu bằng lá tía tô

4. Sử dụng rau diếp cá

Sử dụng rau diếp cá rất hiệu quả trong trị nám cho mẹ bầu. Trong rau diếp cá có chứa lycopen làm ngăn chặn melanin tăng sinh, làm mờ nám, giảm thâm hiệu quả. Đồng thời, rau diếp cá cũng hỗ trợ cân bằng độ pH cho da, giúp da căng bóng, ngăn ngừa quá trình lão hóa. 

Cách tạo hỗn hợp trị nám cho mẹ bầu bằng rau diếp cá như sau: 

– Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá, xay nhuyễn lấy nước

– Bước 2: Dùng mặt nạ giấy thấm nước cốt từ rau diếp cá xay, sau đó đắp lên mặt. 

– Bước 3: Massage nhẹ nhàng và để da thư giãn trong 15 phút

– Bước 4: Rửa lại mặt với nước sạch. 

Sử dụng rau diếp cá trị nám

Sử dụng rau diếp cá trị nám

5. Sử dụng sữa chua không đường

Sữa chua không đường được dùng nhiều trong các liệu pháp chăm sóc da, hỗ trợ cân bằng sắc tố da, từ đó đẩy lùi nám da. 

Trong sữa chua không đường có chứa acid lactic, vitamin A, C, vitamin nhóm B mang đến tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, ngăn ngừa các tế bào hắc sắc tố hình thành và làm giảm nám, tàn nhang trên da. Mặt nạ sữa chua có thể sử dụng 1 tuần 2-3 lần để tăng hiệu quả điều trị nám. 

Sử dụng sữa chua không đường để điều trị nám cho bà bầu như sau:

– Bước 1: Thoa đều sữa chua không đường lên da và massage nhẹ nhàng

– Bước 2: Để hỗn hợp trên da khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch mặt với nước mát để se khít lỗ chân lông.

MẶt nạ sữa chua không đường trị nám

Mặt nạ sữa chua không đường trị nám

Xem thêm: 10 Công thức làm mặt nạ yến mạch loại bỏ thâm nám

6. Sử dụng cam thảo

Bột cam thảo thường được kết hợp cùng sữa tươi để trị nám cho mẹ bầu. Trong bột cam thảo có chứa Glabridin với khả năng làm sáng da, đều màu da. Bên cạnh đó, enzyme tyrosinase ngăn cản sự sản sinh sắc tố melanin mới

Cách tạo mặt nạ trị nám bằng các nguyên liệu cam thảo và sữa tươi không đường như sau:

– Bước 1: Trộn đều bột cam cam thảo và sữa tươi theo tỉ lệ 1:1

– Bước 2: Rửa sạch mặt, sau đó đắp hỗn hợp lên vùng da bị nám

– Bước 3: Giữ hỗn hợp bột cam thảo trên da 15 phút

– Bước 4: Làm sạch da mặt với nước ấm, massage nhẹ nhàng thêm 2 phút. 

Bột cam thảo trị nám bà bầu

Bột cam thảo trị nám bà bầu

7. Sử dụng chanh

Cải thiện làn da bị nám bằng nước chanh tươi được thực hiện khá đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả điều trị cao. Nước chanh tác động lên da giúp tẩy bỏ lớp tế bào sừng, đốm nám trên bề mặt da, loại bỏ sắc tố nám. 

Cách trị nám cho mẹ bầu bằng chanh được thực hiện như sau:

– Bước 1: Rửa sạch mặt với nước ấm để làm giãn nở lỗ chân lông

– Bước 2: Thoa nước cốt chanh lên vùng da bị nám, massage nhẹ nhàng

– Bước 3: Để nguyên trong 20 phút và rửa sạch lại mặt. 

Khi sử dụng nước cốt chanh để trị nám, chỉ nên áp dụng 2 lần/1 tuần, không lạm dụng vì có thể làm mòn lớp bảo vệ trên bề mặt da. 

Trị nám cho mẹ bầu bằng chanh

Trị nám cho mẹ bầu bằng chanh

8. Sử dụng dưa chuột

Dưa chuột có chứa nhiều thành phần hỗ trợ chống oxy hóa, phục hồi da và kích thích sản sinh collagen như vitamin A, B, C, E. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn giúp bảo vệ da, làm giảm tăng sinh hắc sắc tố melanin, hỗ trợ làm đều màu da. 

Cách sử dụng dưa chuột trong điều trị nám cho mẹ bầu như sau:

– Bước 1: Rửa sạch dưa chuột và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút

– Bước 2: Gọt bỏ vỏ dưa chuột, thái thành từng lát mỏng và đắp lên mặt trong 20 phút

– Bước 3: Rửa sạch lại mặt bằng nước mát. 

Bạn nên đắp mặt nạ dưa chuột trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, sau đó thực hiện các bước dưỡng da như bình thường để tăng hiệu quả điều trị nám. 

Trị nám da bằng dưa chuột

Trị nám da bằng dưa chuột

9. Sử dụng đậu nành

Sử dụng đậu nành có chứa 25% protein – cung cấp một lượng dưỡng chất cần thiết cho da, giúp làn da luôn khỏe mạnh, từ đó đẩy lùi nguy cơ gây nám. 

Có nhiều cách để ứng dụng sữa đậu nành trong điều trị nám cho mẹ bầu như sau:

Cách 1: 

– Bước 1: Rửa sạch đậu nành, xay nhuyễn và lọc lấy phần bã đậu nành

– Bước 2: Đắp bã đậu nành lên da, dàn đều xung quanh vùng da bị nám

– Bước 3: Giữ trên da khoảng 20 phút, sau đó rửa mặt thật sạch và dưỡng da. 

Cách 2: 

– Bước 1: Trộn đều 3 thìa bột đậu nành với 1 thìa mật ong ong

– Bước 2: Thoa hỗn hợp bột đậu nành và mật ong lên da trong 15 phút

– Bước 4: Rửa lại mặt với nước sạch

Với mặt nạ làm từ đậu nành, có thể áp dụng từ 3-4 lần/tuần mà không lo hại cho da. 

Trị nám bằng bột đậu nành

Trị nám bằng bột đậu nành

10. Sử dụng lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà sử dụng để dưỡng trắng da và làm mờ nám trên da hiệu quả. Mặt nạ lòng đỏ trứng gà chỉ cần đắp 1 tuần 1 lần, duy trì liên tục trong 4-8 tuần. Cách tạo mặt nạ từ lòng đỏ trứng gà đơn giản như sau:

– Bước 1: Sử dụng lòng đỏ trứng gà đánh quyện vào 1 thìa mật ong

– Bước 2: Thoa hỗn hợp lên da và massage khoảng 2 phút, giữ hỗn hợp trên da 20 phút

– Bước 3: Rửa sạch mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho bà bầu. 

III. Biện pháp ngăn ngừa nám da khi đang mang thai

1. Bổ sung axit folic

Bổ sung Acid Folic rất quan trọng đối với làn da của mẹ bầu. Acid folic kích thích sản sinh tế bào mới, tái tạo cấu trúc da và giúp da khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa hắc sắc tố melanin tăng sinh gây nám da.

Đối với phụ nữ đang mang thai, Acid Folic ngoài giúp nuôi dưỡng làn da còn có tác dụng làm tăng sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho bà bầu trong quá trình mang thai, giúp thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh hơn, hạn chế rủi ro như: thai nhi khuyết tật bẩm sinh, sinh non,…

Mẹ bầu có thể bổ sung Acid Folic bằng cách ăn nhiều các thực phẩm như: rau diếp cá, măng tây, bông cải xanh, chuối, rau chân vịt,…

2. Sử dụng kem chống nắng

Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, trong mọi thời điểm là cách tốt nhất để bảo vệ da trước những tác nhân gây ảnh hưởng đến làn da và gây nên tình trạng nám cho bà bầu. Các loại kem chống nắng sử dụng cho mẹ bầu cần có độ chống nắng ít nhất SPF30+, sử dụng hàng ngày, thoa lại sau 2 giờ. Ngay cả khi không ra ngoài, bạn cũng cần thoa kem chống nắng để bảo vệ da. Tia ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử hay ánh nắng mặt trời hắt vào trong nhà cũng có thể gây hại cho da. 

Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da

Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da, ngăn ngừa nám

3. Sử dụng kem trị nám

Các sản phẩm kem trị nám có thể chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, để điều trị nám cho mẹ bầy hiệu quả, bạn nên tìm đến những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và lành tính.

Để chắc chắn hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm, kem trị nám nào. Điều này giúp đảm bảo sản phẩm trị nám bạn sẽ sử dụng không gây ra tác động đến sự phát triển của thai nhi.

4. Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Tia UV là nguyên nhân chính gây hình thành sắc tố melanin và gây nám da. Do vậy, phụ nữ đang mang thai cần tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào da, nhất là tại thời điểm nắng gay gắt trong ngày. Theo đó, mẹ bầu nên che chắn cẩn thận, sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.

5. Cân bằng chế độ ăn

Chế độ ăn hợp lý rất quan trọng đối với mẹ bầu, vừa giúp mẹ bầu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, vừa hỗ trợ chăm sóc da, ngăn ngừa nám da tái phát. Khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ bên trong sẽ làm cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho da, giúp chống lại nguy cơ hình thành nám. 

Để cân bằng chế độ ăn hợp lý, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

– Cung cấp đủ năng lượng 

– Cân đối các nhóm thực phẩm đầy đủ protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất.

– Đa dạng các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn

Cân bằng chế độ ăn phù hợp để tốt cho sự phát triển của bé và hạn chế nám da

Cân bằng chế độ ăn phù hợp để tốt cho sự phát triển của bé và hạn chế nám da

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ NÁM UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

6. Duy trì độ ẩm cho da

Cấp ẩm cho da giúp lớp màng bảo vệ da khỏe mạnh, chống lại tác động từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa nám hình thành.

Mẹ bầu có thể cấp ẩm cho da bằng cách sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho bà bầu.

7. Tránh căng thẳng và kiểm soát hormone

Căng thẳng trong thời kỳ mang thai là nguyên nhân khiến nội tiết tố thay đổi và gây nám da. Thay vào đó, mẹ bầu nên tạo cho mình không gian sống thú vị, thoải mái trong tư tưởng để ngăn ngừa nám hình thành, đồng thời tạo điều kiện tốt để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

IV. Trị nám cho mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam thông tin, trị nám cho mẹ bầu rất khó bởi không thể áp dụng các phương pháp trị liệu thông thường được. Mẹ bầu chỉ nên áp dụng các phương pháp dân gian để làm giảm nám trên bề mặt da. 

Trong quá trình điều trị nám, có một số điều cần lưu ý như sau:

– Giữ tâm trạng thoải mái, tự tạo niềm vui cho không gian sống của mình

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tốt cho da và cho sự phát triển của thai nhi

– Tăng cường các thực phẩm tốt cho da

– Không tự ý sử dụng mỹ phẩm trị nám mà không hỏi ý kiến bác sĩ da liễu

V. Một số câu hỏi thường gặp

Ngoài những vấn đề đã được thông tin ở trên, có một số câu hỏi thường gặp khác về nám da được các mẹ bầu quan tâm.

1. Nám da ở mẹ bầu có tự hết không?

Nám da ở mẹ bầu có thể tự hết sau khi sinh. Đây là hiện tượng sinh lí bình thường của bà bầu và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này cũng có thể trở nặng khi bà bầu không bảo vệ da, không thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi ra ngoài.

Nám da ở bà bầu thường là nám mảng, lan nhanh và khiến làn da trở nên sẫm màu, gây mất thẩm mỹ nên nhiều người cảm thấy tự ti về ngoại hình, tìm cách để điều trị.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp bà bầu, nám da không phải do vấn đề nội tiết tố thay đổi mà do tác động từ bên ngoài. Lúc này, nám không thể tự hết được mà phải trải qua quá trình can thiệp điều trị.

2. Mẹ bầu có trị nám da bằng phương pháp laser được không?

Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu, công bố nào về vấn đề laser có thể gây hại cho sức khỏe của bà bầu và ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, trong giai đoạn nhạy cảm này, để chắc chắn sức khỏe hoàn toàn bình thường cho đến khi sinh em bé, bạn nên đợi em bé chào đời rồi hãy có quyết định điều trị. 

Nám da thường xuất hiện ở cuối thai kỳ và chỉ còn vài tháng nữa là em bé chào đời. Vậy nên, bạn không cần quá vội vàng. Hãy cứ chăm sóc sức khỏe thật tốt, giữ một tinh thần lạc quan để hạn chế nám da tiếp tục hình thành và phát triển. 

Trên đây là thông tin về cách trị nám cho mẹ bầu. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp chị em lựa chọn được phương pháp cải thiện nám da trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, vui lòng liên hệ qua hotline 1900 6466 để được giải đáp. 

Nguồn tham khảo

The Bump: “The Mask of Pregnancy: Everything You Need to Know About Melasma”

Very Well Health: “Melasma During Pregnancy: Causes and Treatment”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề câu hỏi trị nám
    Tàn nhang khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

    Tàn nhang khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tàn nhang khi mang thai xuất hiện là do hàm lượng hormone estrogen và progesterone tăng đột biến khiến tế bào melanin gia tăng, gây ra tình trạng sạm, nám, tàn nhang trên da. Tàn nhang xuất hiện thành những nốt nhỏ li ti, thường thấy ở 2 bên gò má gây mất

    Điều trị nám bằng cà chua tại nhà đơn giản

    Điều trị nám bằng cà chua tại nhà đơn giản

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Trị nám bằng cà chua là mẹo được nhiều chị em truyền tai nhau bởi cách làm đơn giản lại ít gây kích ứng. Đặc biệt, cà chua còn dễ dàng kết hợp với nguyên liệu khác như: muối, sữa tươi, yến mạch, chanh, dưa chuột, cám gạo… giúp điều trị nám, dưỡng ẩm và

    Nám tàn nhang có chữa được không? Cách Điều trị nám triệt để

    Nám tàn nhang có chữa được không? Cách Điều trị nám triệt để

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Nám tàn nhang có chữa được không là thắc mắc rất thường gặp, thực chất, nám và tàn nhang có thể điều trị hiệu quả ở mức độ nhẹ đến trung bình. Còn đối với các tường hợp da nám nặng, nám mảng chân sâu lâu năm, việc điều trị còn phụ thuộc nhiều yếu

    Chanh có trị nám được không? cần lưu ý những gì

    Chanh có trị nám được không? cần lưu ý những gì

    Cập nhật: 27/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Chanh có trị nám được không? Câu trả lời phụ thuộc vào tình trạng da của mỗi người và cách sử dụng. Chanh có thể làm sáng da, giảm tình trạng nám, nhưng cần thực hiện kiên trì, đúng cách. Cùng theo dõi bài viết để biết công dụng trị nám của chanh và 9

    Đốt tàn nhang ăn thịt gà được không? 8 Món ăn nên kiêng

    Đốt tàn nhang ăn thịt gà được không? 8 Món ăn nên kiêng

    Cập nhật: 27/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Đốt tàn nhang ăn thịt gà được không? Bác sĩ khuyến cáo khách hàng nên kiêng thịt gà 2-3 tuần bởi đây là món tính nóng, dễ gây dị ứng và nổi mẩn tại vùng da vừa trị tàn nhang. Bạn cũng cần kiêng một số thực phẩm không tốt cho da như: hải sản,

    Tàn nhang bẩm sinh có chữa được không? Bí quyết mới

    Tàn nhang bẩm sinh có chữa được không? Bí quyết mới

    Cập nhật: 27/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tàn nhang bẩm sinh có chữa được không? Các chuyên gia trả lời là ‘Có’. Cách chữa trị tương tự như các dạng tàn nhang do nguyên nhân khác (chiếu laser, dùng thuốc, đắp mặt nạ…), nhưng bạn phải kiên trì và có chế độ chăm sóc cẩn thận để giữ da sáng đều màu.

    icon