Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng và cách chăm sóc răng miệng

Trẻ mọc răng sớm nhất trong giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi nhưng hầu hết trẻ đều bắt đầu mọc răng khi 6 tháng tuổi. Và những chiếc răng đều mọc theo thứ tự, đầu tiên là răng cửa trung tâm rồi mới đến răng cửa bên, răng nanh, răng hàm. Tuy nhiên giai đoạn mọc răng sẽ vô cùng đau đớn và khó chịu nên bé dễ quấy khóc, chán ăn, thích cắn, sốt nhẹ… Vậy nên bố mẹ nên tìm hiểu cách chăm sóc để bé vượt qua dễ dàng.

I. Trẻ mọc răng sớm nhất ở tháng thứ mấy?

Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa. Bé mọc răng sớm vào khoảng 3 – 4 tháng tuổi nhưng mỗi trẻ có một thời gian mọc răng khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của em bé. 

Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu mọc răng từ khi bước sang tháng thứ 6 và quá trình mọc răng tiếp tục đến khi 2 tuổi. Khi được 12 tháng thì em bé sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi 24 tháng, bé sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa ở cả hàm trên và hàm dưới. 

Trẻ mọc răng sớm nhất là tháng mấy là điều mà các mẹ bỉm sữa quan tâm

Trẻ mọc răng sớm nhất là tháng mấy là điều mà các mẹ bỉm sữa quan tâm

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

II. Những triệu chứng cho biết em bé mọc răng 

Mỗi một em bé đều trải qua quá trình mọc răng khác nhau. Đa số các bé đều phải chịu đựng những cơn đau khi mọc răng nhưng một số ít hầu như không có triệu chứng. Triệu chứng cho biết bé mọc răng gồm: chảy nước dãi, phát ban, ho, ngứa nướu, khó chịu, từ chối ăn,quấy khóc, thức đêm, kéo tai. 

1. Chảy nước dãi 

Quá trình mọc răng kích thích tiết nhiều nước dãi. Hầu hết trẻ sơ sinh trong giai đoạn 10 tuần đến 4 tháng đều chảy dãi. Tình trạng sẽ kéo dài đến khi em bé mọc đủ răng. 

Nếu phụ huynh thấy áo của bé bị ướt sũng thì hãy buộc yếm để bé thoải mái và sạch sẽ hơn. Bên cạnh đó hãy lau nhẹ vùng cằm cho bé để ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ da. 

2. Xuất hiện phát ban

Tình trạng nhỏ dãi liên tục có thể gây mẩn đỏ và phát ban quanh miệng, cằm. Thậm chí cả ở cổ và ngực của trẻ cũng xuất hiện. Để giảm kích ứng có thể thoa Vaseline hoặc kem dưỡng ẩm bảo vệ làn da non nớt.

Việc chảy dãi quá nhiều sẽ xuất hiện phát ban quanh miệng

Việc chảy dãi quá nhiều sẽ xuất hiện phát ban quanh miệng

3. Ho 

Trẻ bị ho nhưng không đi kèm các dấu hiệu cảm lạnh, cúm, dị ứng thì chắc chắn bé sắp mọc răng. Nếu có triệu chứng này thì bố mẹ không quá lo lắng. 

4. Cắn nhai bất cứ thứ gì 

Áp lực răng chọc dưới lợi khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa lợi. Khi đó, trẻ sẽ ngậm và nhay bất cứ thứ gì trong khoảng cách gần. Hãy dùng khăn lạnh lau miệng hoặc chọc vui để bé quên đi cảm giác khó chịu. 

5. Quấy khóc 

Khi mọc răng, trẻ phải chịu nhiều đau đớn do nướu bị viêm nên sẽ quấy khóc hoặc rên rỉ. Những chiếc răng mọc đầu tiên thường đau nhất nên giai đoạn đầu sẽ khóc và rên rỉ nhiều hơn. Đến những chiếc răng cuối cùng sẽ cảm giác đau đớn sẽ bớt đi. 

Khi trẻ mọc răng sẽ rất khó chịu nên quấy khóc nhiều

Khi trẻ mọc răng sẽ rất khó chịu nên quấy khóc nhiều

/

6. Khó chịu 

Miệng của trẻ sẽ đau khi răng bắt đầu nhú trên bề mặt. Một số em bé có thể cáu kỉnh vài giờ nhưng có nhiều bé tiếp diễn tình trạng đó nhiều ngày hoặc nhiều tuần. 

7. Chán ăn 

Trẻ khó chịu khi mọc răng khao khát được vỗ về bằng cách đưa thứ gì đó mềm dẻo vào miệng để nhay như bình sữa nhưng bé không muốn ăn. Dù là món ăn ngon đến mấy thì trẻ nhỏ cũng sẽ từ chối. 

8. Thức đêm 

Cảm giác khó chịu có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ khi đêm đến và quấy khóc. 

9. Kéo tai – cọ má 

Trẻ trong giai đoạn mọc răng sẽ giật mạnh tai hoặc cọ má do cảm thấy đau phần nướu răng hàm hoặc những nơi khác. Điều đó là do nướu, tai, má có chung dây thần kinh. 

Bố mẹ cần chú ý bởi kéo tai là dấu hiệu bé mệt mỏi nhưng cũng là triệu chứng bị nhiễm trùng tai. 

Nướu, tai và má chung một dây thần kinh nên trẻ nhỏ rất khó chịu

Nướu, tai và má chung một dây thần kinh nên trẻ nhỏ rất khó chịu

III. Các giai đoạn mọc răng ở trẻ diễn ra theo thứ tự nào? 

Khó để biết khi nào trẻ mọc răng nhưng thứ tự mọc răng sữa lại theo đúng chu kỳ. Quá trình mọc răng của bé sẽ bắt đầu từ: răng cửa trung tâm, răng cửa bên, răng hàm đầu tiên, răng nanh và cuối cùng là răng hàm thứ hai. 

1. Răng cửa trung tâm 

Khi trẻ được 6 tháng tuổi sẽ mọc răng cửa trung tâm ở hàm dưới. Vì đây là những chiếc răng đầu tiên nên bé thấy đau nhất. Đến tháng thứ 8, hai răng cửa trung tâm hàm trên sẽ bắt đầu nhú. 

2. Răng cửa bên 

Bé được khoảng 7 – 10 tháng tuổi thì 2 chiếc răng cửa bên hàm trên sẽ bắt đầu mọc. Những răng cửa bên hàm dưới sẽ mọc muộn hơn và bắt đầu trồi lên khi được 16 tháng. 

3. Những chiếc răng hàm đầu tiên 

Sau khi mọc đủ 4 răng cửa là giai đoạn răng hàm bắt đầu nhú. Từ 13 – 19 tháng sẽ mọc 2 chiếc răng hàm trên và sẽ tạo ra khoảng trống nhỏ với răng cửa. Ở hàm dưới, chiếc răng hàm đầu tiên sẽ mọc muộn hơn khi trẻ được khoảng 14 – 18 tháng. 

Trẻ mọc răng sớm nhất là tháng mấy, răng nào đầu tiên

Trẻ mọc răng sớm nhất là tháng mấy, răng nào đầu tiên

TRẺ MỌC RĂNG SỮA PHẢI LÀM SAO ???

tư vấn cùng bác sĩ

4. Răng nanh 

Bắt đầu sang tháng thứ 16, những chiếc răng nanh hàm trên sẽ trồi lên lấp đầy khoảng trống giữa răng hàm và răng cửa. Sau khi răng nanh hàm trên mọc đầy đủ thì răng hàm dưới mọc ra. Tuy nhiên có một số trường hợp trẻ đến 22 tháng tuổi mới đủ 4 răng nanh. 

5. Răng hàm phía sau 

Răng hàm ở phía sau ở hàm dưới xuất hiện cuối cùng trong chu kỳ mọc răng của bé trong giai đoạn 20 -23 tháng tuổi. Còn những chiếc răng hàm ở bên trên mọc khi bắt đầu sang tháng thứ 25. 

Như vậy hàm răng của trẻ nhỏ sẽ mọc hoàn chỉnh khi bé được 2.5 tuổi. 

IV. Yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian mọc răng sớm của trẻ? 

Trẻ mọc răng sớm hay muộn liên quan đến một số yếu tố dưới đây: 

Trẻ có thể bị ảnh hưởng do yếu tố di truyền từ gia đình. Nếu bố, mẹ hoặc người thân của trẻ mọc răng sớm thì khả năng cao trẻ cũng được thừa hưởng gen. Do đó răng sẽ bắt đầu mọc sớm hơn những trẻ khác. 

Dinh dưỡng là yếu tố tiếp theo quyết định thời gian mọc răng ở các bé. Nếu trong chế độ ăn uống được cung cấp đầy đủ các chất thì răng sẽ mọc sớm hơn. 

Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc nhiều vào việc trẻ có đủ vitamin D không. Nếu trẻ không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì thời gian mọc răng bị trì hoãn. 

Bé nam thường mọc răng trước các bé gái. Thường thì bé nam sẽ mọc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi còn bé gái mọc răng đầu khi 8 tháng. 

Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt, giàu tinh bột và bố mẹ không chăm sóc răng miệng thường xuyên cũng khiến bé trì hoãn mọc răng. 

Trẻ mọc răng sớm hay muộn ảnh hưởng do di truyền

Trẻ mọc răng sớm hay muộn ảnh hưởng do di truyền

V. Cách chăm sóc em bé ở giai đoạn mọc răng 

Mọc răng là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ nhưng vô cùng khó chịu. Khi ấy bố mẹ hãy vỗ về, chăm sóc để bé vượt qua dễ dàng. Trong những tháng năm đầu đời của bé, phụ huynh cần nắm rõ quá trình chăm sóc sau: 

Thường xuyên lau nước dãi để em bé không thấy khó chịu. Nhờ đó ngăn ngừa tình trạng phát ban quanh miệng, cổ và ngực. 

Vệ sinh sạch nướu của trẻ sau khi cho em bé bú hoặc uống sữa. Các mẹ hãy dùng gạc hoặc khăn mềm thấm nước cuốn quanh ngón tay rồi rơ lưỡi nhẹ nhàng. Như thế sẽ giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu trên nướu của bé. 

Hãy sắm một chiếc vòng mọc răng bằng cao su mềm hoặc nhựa cho bé cắn. 

Nếu bé sốt cao 38 độ và kéo dài từ 2 – 3 ngày thì cần phải cho uống thuốc hạ sốt. 

Lau miệng bằng khăn lạnh thì nướu sẽ không cảm thấy đau đớn

Lau miệng bằng khăn lạnh thì nướu sẽ không cảm thấy đau đớn

VI. Những câu hỏi thường gặp khi trẻ mọc răng 

Trong giai đoạn 2 năm đầu đời của trẻ sẽ có nhiều thay đổi nên bố mẹ vô cùng lo lắng. Ngoài thắc mắc trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng thì còn nhiều rất nhiều thắc mắc như: 

1. Trẻ mọc răng bị đi tướt có sao không? 

Trẻ bị đi tướt khi mọc răng là hiện tượng thường gặp và không hề gây nguy hiểm. Nhưng bố mẹ không xử lý đúng cách khi trẻ sốt và đi tướt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics, khoảng 70% trẻ nhỏ gặp tình trạng đi tướt trong 1-2 ngày trước hoặc sau khi mọc răng. Tuy nhiên tùy vào sức đề kháng ở mỗi bé mà thời gian có thể kéo dài hoặc ngắn hơn. 

2. Trẻ mọc răng sớm có ảnh hưởng gì không? 

Trẻ mọc răng sớm hoàn toàn bình thường do bẩm sinh không hề ảnh hưởng đến sức khỏe. Có trường hợp trẻ vừa sinh ra đã có 1-2 chiếc răng sẵn nhưng cũng có em bé hơn 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng. Vì vậy, bố mẹ không nên quá lo lắng, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng để sau khi mọc răng chắc khỏe. 

Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng không phải vấn đề quá lo lắng

Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng không phải vấn đề quá lo lắng

3. Em bé sưng nướu bao lâu thì mọc răng? 

Thông thường tình trạng sưng nướu, chảy dãi sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày trước khi mọc răng. Nhưng cũng có trường hợp mọc nhiều răng cùng một lúc nên thời gian sưng lợi kéo dài đến vài tháng.

4. Mẹ cần liên hệ với bác sĩ về việc mọc răng của trẻ khi nào? 

Khi bé mọc răng đi kèm các biểu hiện kể trên là hoàn toàn bình thường nhưng mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khi có triệu chứng sau: 

Tụ máu ở nướu lâu dù đã dùng các biện pháp giảm sưng nhưng không thuyên giảm. 

Sốt cao và tiêu chảy liên tục. 

Bé liên tục kéo tai và cọ má liên tục trong nhiều ngày.  

Nội dung bài viết đã giải đáp thắc mắc trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng cho mọi người. Trong giai đoạn phát triển ở trẻ, mọc răng là cột mốc quan trọng của bé và cả mẹ. Do đó bố mẹ hãy bình tĩnh, tùy thuộc vào tình trạng của trẻ mà có cách chăm sóc hợp lý. 

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Thái Nguyên: 194 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề trẻ mọc răng
Call
Zalo