Sẹo lõm có thể điều trị được nếu bạn áp dụng đúng phương pháp cho đúng tình trạng sẹo. Tùy vào từng mức độ lõm da khác nhau, bạn có thể chữa trị bằng 1 trong 3 cách: đắp dược liệu thiên nhiên, ứng dụng công nghệ cao, thoa kem đặc trị. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thẹo lõm là vì trị mụn sai cách, bị thủy đậu, trầy xước… Hãy chủ động phòng ngừa bằng cách chăm sóc da cẩn thận, đặc biệt là khi có vết thương hở.
Dr. Annie Lê (BV Kangnam) cho biết: Sẹo lõm hoàn toàn có thể điều trị được, nhưng tỷ lệ hồi phục của da chỉ đạt khoảng 90% bởi đây là tình trạng mất mô vĩnh viễn.
Nguyên nhân khiến cho vết sẹo lõm trở nên “cứng đầu” và khó điều trị là do:
Việc ‘Sẹo lõm có điều trị được không?’ còn phụ thuộc vào phương pháp thực hiện. Nếu bạn không điều trị đúng cách thì vết sẹo rất khó loại bỏ, thậm chí còn làm tổn thương da nặng thêm.
Trước khi chữa sẹo, bạn có thể đến gặp trực tiếp bác sĩ Da liễu để thăm khám và kiểm tra, đồng thời lắng nghe tư vấn về hình thức chữa trị phù hợp.
Sẹo lõm điều trị được với hiệu quả đạt khoảng 90%
Trên thực tế, có nhiều phương pháp chữa trị sẹo lõm khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, tùy vào mức độ biểu hiện. Bạn hãy lưu ngay các bí quyết khắc phục an toàn như: trị sẹo lõm bằng phương pháp thiên nhiên, trị sẹo lõm bằng công nghệ cao và điều trị sẹo lõm bằng kem trị sẹo.
Tình trạng sẹo lõm kích thước nhỏ, nông, mới xuất hiện có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách đắp các dưỡng chất thiên nhiên.
Bạn nên áp dụng các biện pháp trị sẹo tự nhiên đều đặn 2-3 lần/ tuần và duy trì trong 3-4 tuần.
Đắp dưỡng chất chăm sóc da và trị sẹo lõm
Với các trường hợp sẹo lõm nặng, lâu năm và phạm vi rộng, giải pháp tối ưu dành cho bạn chính là điều trị bằng công nghệ cao.
Tại BV Kangnam hiện đang áp dụng công nghệ cấy da siêu vi điểm, giúp lấp đầy nhanh chóng từng mảng da hõm, tỷ lệ khắc phục lên tới trên 95%.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị giúp tạo tổn thương giả nhằm kích hoạt cơ chế sản sinh collagen tự nhiên của cơ thể, làm liền vết thương một cách nhanh chóng.
Làn da còn được cấy tinh chất đặc biệt để lấp đầy các mảng tế bào biểu bì bị thiếu hụt, thay thế hoàn toàn những vùng mô nhỏ li ti bị hư tổn.
Liệu trình cấy da siêu vi điểm diễn ra trong khoảng 1 tháng với 4-6 buổi, khách hàng sẽ sớm thấy hiệu quả cải thiện bất ngờ, không tốn nhiều thời gian và công sức.
Ưu điểm vượt trội của phương pháp là không gây xâm lấn sâu, khả năng hồi phục siêu tốc và ngăn ngừa tối đa tình trạng tái phát sẹo lõm.
Kết quả khách hàng chữa sẹo lõm tại Kangnam sau 6 buổi
Một giải pháp làm mờ sẹo đơn giản hơn mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà là thoa kem đặc trị. Kem sẽ giúp kích thích tái tạo các tầng tế bào mới và hỗ trợ làm phẳng bề mặt da.
Một số gợi ý về kem chữa sẹo lõm hiệu quả:
Khi dùng các loại kem đặc trị, bạn cần kiên trì thoa lên da mỗi ngày và thực hiện trong ít nhất 1 tháng để mang lại sự cải thiện rõ rệt.
Thoa kem chữa sẹo lõm ngay tại nhà
Bên cạnh việc nắm rõ các cách thức điều trị sẹo, bạn cũng nên biết nguyên nhân gây ra để chủ động phòng ngừa hiệu quả. Có 3 “nguồn cơn” chính dẫn tới vết thẹo lõm trên da là: điều trị mụn không đúng cách, do bị thủy đậu hoặc bỏng rạ và do các tai nạn nhỏ.
Các loại mụn dạng nặng như mụn nang, mụn bọc, mụn mủ… thường gây hư hại nghiêm trọng cho làn da. Nếu bạn không skincare đúng cách hay thường xuyên bóp nặn mụn thì lớp biểu mô rất dễ bị hỏng.
Tình trạng mụn viêm kéo dài lâu ngày kèm theo thói quen chăm sóc da không chuẩn sẽ làm ảnh hưởng tới sự tái tạo collagen, bề mặt da khó khăn trong việc tự lấp đầy tổn thương.
Đây là lý do mà sẹo lõm hình thành nhiều trên mặt và trở thành “tàn dư” của mụn nhọt, dễ gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Thủy đậu và bỏng rạ đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, làm xuất hiện các nốt ban có bọc nước, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Virus có thể phá hủy thành tế bào và làm đứt gãy mô liên kết, nên nếu bạn không vệ sinh làn da kỹ lưỡng hay bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì khả năng bị sẹo là rất cao.
Đặc biệt là khi vô tình cào vào vết bọc nước, mức độ viêm da sẽ càng nghiêm trọng hơn, vết thương khó lành lại như thường.
Sẹo lõm trên da còn do một số chấn thương như tai nạn, trầy xước, viêm nang lông, áp xe… Khi các vết da hở xuất hiện ở vùng mô mỏng yếu như mặt, cổ, tay… mức độ sẹo càng có xu hướng nghiêm trọng hơn.
Sẹo lõm do một vài tổn thương trên da làm mất mô
Để ngăn chặn tình trạng sẹo lõm lưu lại trên da khi có vết thương, bạn hãy lưu lại ngay những bí quyết chăm sóc sau đây:
Học cách chăm sóc vết thương cẩn thận để ngừa sẹo
Sẹo lõm có điều trị được không? Qua bài viết trên, bạn đã có thể chủ động lựa chọn cách làm đẹp phù hợp và an toàn. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về từng địa chỉ thẩm mỹ nếu có dự định điều trị sẹo chuyên sâu để tránh gặp phải biến chứng xấu.
Nhập thông tin của bạn
×