Ghép xương hàm nhằm bù đắp phần mô xương thiếu hụt, tạo nền tảng vững chắc cho trụ Implant. Bạn có thể thực hiện cấy ghép sau 4-5 tháng bị mất răng với 4 phương pháp như: cấy xương tự nhân hay nhân tạo, ghép xương đồng chủng/ dị chủng. Hãy chú ý ăn uống kiêng khem, chăm sóc cẩn thận sau phẫu và tái khám đúng hẹn để đạt kết quả thẩm mỹ tốt.
Kỹ thuật cấy xương hàm với mục đích chính đó là giữ vững trụ Implant, khắc phục tình trạng mô xương tiêu biến.
Ở những người bị mất răng, xương ổ răng xảy ra hiện tượng tự tiêu hủy theo thời gian, mức độ nặng có thể khiến má hóp, gương mặt mất cân đối.
Vì thế, việc thực hiện ghép xương răng hàm sẽ mang đến những lợi ích như:
Giảm thiểu sự biến đổi cấu trúc khung hàm, giữ cho những răng lân cận không bị xô lệch và ảnh hưởng tới khớp cắn.
Giúp cho quá trình cấy trụ Implant và phục hình răng đạt hiệu quả tốt, đem lại tính thẩm mỹ cao.
Bù đắp phần xương đã mất vĩnh viễn, góp phần hạn chế lão hóa sớm trên gương mặt do thiếu hụt răng.
Khắc phục di chứng do tổn thương mô xương sau khi viêm nướu, viêm tủy… giúp bạn duy trì chức năng tiêu hóa của khoang miệng.
Trước khi tiến hành ghép xương, bạn vẫn cần lắng nghe góp ý của bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ Hàm Mặt để đưa ra quyết định phù hợp.
Ghép xương hàm mang lại nhiều lợi ích
HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Cấy ghép xương răng là giải pháp được chỉ định dành cho người bị mất răng, xương hàm không đủ điều kiện để giữ trụ Implant. Cụ thể các trường hợp cần thực hiện:
Ghép xương răng cho các đối tượng bị hao hụt mô xương
Theo các bác sĩ nha khoa và chuyên khoa về hàm mặt, thời gian phù hợp để cấy ghép xương hàm là sau 4-5 tháng mất răng, khi lượng tế bào xương bị tiêu hao đáng kể.
Dấu hiệu nhận biết rõ đó là xương hàm có lỗ hõm, tụt nướu, mặt lệch, má hóp và răng xô…
Sau khoảng 5-6 tháng khi cấu trúc xương hàm đã ổn định trở lại, bác sĩ sẽ cấy trụ Implant và phục hình răng sứ nhằm duy trì chức năng sinh lý cơ bản của răng, cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ.
Tùy vào cơ địa và mức độ hao xương hàm của khách hàng, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra phương án cũng như thời điểm điều trị thích hợp.
Hiện nay có 4 phương pháp ghép xương hàm được ngành Y khoa ứng dụng và phù hợp dành cho từng nhóm đối tượng khác nhau.
Chất liệu được dùng trong ghép hàm tự thân là mô xương của chính khách hàng, giúp lấp đầy khoảng trống đã bị tiêu hao mà không gây ra hiện tượng tự đào thải.
Phương pháp thích hợp với người có đủ số lượng mô ghép ở vùng góc hàm, cằm hoặc xương mào chậu… để đảm bảo quá trình lấy và ghép mô xương an toàn.
Chính vì là chất liệu tự thân nên quá trình cấy ghép đem lại độ an toàn cao, ít xảy ra biến chứng và dễ dàng tương thích với cơ thể.
Ghép xương đồng chủng sử dụng chất liệu tương đồng với cấu trúc mô xương của khách hàng để bù đắp vào phần hàm bị thiếu.
Phương pháp tuy có thể chữa cho nhiều vùng mô xương bị tiêu biến nhưng lại khó đảm bảo tính tương tích giống như khi cấy ghép chất liệu tự thân.
Trái ngược với cấy ghép đồng chúng, phương pháp ghép xương dị chủng sử dụng vật liệu từ cá thể khác loài (khỉ, vượn…), đã được thông qua xử lý và thêm vào một vài đặc tính sinh học để tăng sự đồng nhất.
Hình thức ghép dị chủng ít được áp dụng trên thực tế bởi sự tương hợp với mô xương trong cơ thể là kém, khả năng bị đào thải cao.
Đặc biệt với những người có cơ địa nhạy rất dễ xảy ra nhiều phản ứng miễn dịch nghiêm trọng.
Chất liệu xương nhân tạo được đặc chế từ hydroxyapatite hoặc beta-tricalcium phosphate đã qua kiểm nghiệm và chứng nhận về độ an toàn.
Xương nhân tạo còn có khả năng tự tiêu một phần, tạo điều kiện kích thích tế bào xương tự thân phát triển trở lại, giúp tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng của bạn.
Có khá nhiều chất liệu dùng để ghép xương
Quá trình cấy ghép xương hàm tuy không quá phức tạp nhưng vẫn đòi hỏi khách hàng phải chú ý đến một vài điều quan trọng nhằm phòng ngừa biến chứng.
Bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước – trong – sau phẫu thuật ghép xương, cụ thể như sau:
Thăm khám và chuẩn bị kỹ trước phẫu thuật cấy ghép
INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ THẨM MỸ HÀM MẶT UY TÍN SỐ 1
Trong giai đoạn chăm sóc hậu phẫu tại nhà, bạn cần biết cách ăn uống kiêng khem và sinh hoạt hợp lý nhằm giúp cho cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Chế độ ăn uống:
Cách sinh hoạt:
Chăm sóc răng miệng giúp hồi phục nhanh sau phẫu
Những thông tin về ghép xương hàm kèm theo các lưu ý quan trọng trong bài viết sẽ giúp bạn tự tin hơn khi làm đẹp. Hãy chọn cho mình một địa chỉ thẩm mỹ an toàn để sở hữu ngoại hình hoàn hảo, không còn khuyết điểm kém duyên.