Để khắc phục da bị sưng cục do tiêm filler cằm, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để tiêm tan filler, massage cằm, ăn uống điều độ hoặc chăm sóc đúng cách. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường do chất liệu tiêm không đạt chuẩn, kỹ thuật tiêm sai cách hoặc khách hàng chăm sóc không đúng cách. Trong trường hợp vón cục nghiêm trọng, cằm có thể bị mất cân đối và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng.
Tiêm filler cằm bị vón cục (1) là hiện tượng mô da bị sưng, có thể nổi thành các nốt sần cứng với nhiều kích thước khác nhau sau khi tiêm.
Đa phần tình trạng vón cục là bởi các mô mềm co rút, gây chèn ép và tắc nghẽn mạch máu dưới da, từ đó hình thành các cục máu bầm. Vì thế, tiêm filler cằm bị vón cục thường kèm theo đổi màu da, sưng và đau nhức.
Đây là một trong những biến chứng không ai mong muốn sau khi tiêm filler cằm. Nếu không được xử lý kịp thời, khách hàng có thể bị tổn hại đến sức khỏe và sắc đẹp.
Tùy vào từng trường hợp mà mức độ bị vón cục sau khi tiêm filler là khác nhau. Căn cứ vào mỗi cá nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Để nhận biết và ngăn chặn kịp thời tình trạng vón cục sau tiêm filler cằm, các dấu hiệu cần nắm rõ là:
Tiêm filler cằm nổi cục sưng đau có thể là do vấn đề về thuốc tiêm, kỹ thuật tiêm sai cách hoặc khách hàng chăm sóc không đúng chỉ dẫn.
Nếu tiêm filler cằm bằng chất liệu không phù hợp hoặc không đạt chuẩn, các hoạt chất trong đó khó có thể tương thích với môi trường bên trong cơ thể. Kết quả tạo nên các mảng sưng nề do phản ứng dị ứng.
Nhất là những loại filler lâu tan, trong đó chứa nhiều thành phần hóa học độc hại, tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng rất cao.
Filler không được bác sĩ tiêm đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm, sưng, vón cục. Một số sai phạm phổ biến bao gồm:
Vì vậy, để tránh tình trạng vón cục khi tiêm filler cằm, bạn nên chọn bác sĩ có kinh nghiệm và có chứng chỉ chuyên ngành, trình độ giỏi.
Việc không chăm sóc đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm và sưng, từ đó dẫn đến vón cục. Thậm chí, một vài trường hợp còn phải chịu những rủi ro như hoại tử, mất cảm giác vùng cằm.
Thông thường, khách hàng chủ quan và gặp phải những lỗi như:
Tiêm filler cằm bị vón cục mức độ nhẹ có thể xử lý nhanh, nhưng nếu tình trạng chuyển biến nghiêm trọng thì có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm như: cằm lệch, nhiễm trùng, phản ứng dị ứng.
Khi filler bị vón cục có thể khiến các vùng da lồi lõm không đều, đường viền cằm lệch lạc. Vì thế, gương mặt của bạn sẽ trông kém hấp dẫn hơn, lộ rõ dấu vết thẩm mỹ hỏng.
Dáng cằm không cân đối còn gây phá tướng, làm giảm sự tự tin và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Tiêm filler cằm bị vón cục có thể gây nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời. Nếu khu vực tiêm bị tổn thương hoặc không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập vào bên trong.
Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào sau khi tiêm filler cằm, như đỏ, sưng, nóng rát, đau hoặc có mủ, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Trường hợp quá chủ quan không xử lý sớm, nhiễm trùng có thể lan sang các mô xung quanh và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Tiêm filler kém chất lượng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng, bao gồm: sưng phù, tấy đỏ, ngứa, khó thở, đau ngực, mất cảm giác,…
Tuy nhiên, phản ứng dị ứng do filler rất hiếm gặp và chỉ xảy ra đối với một số người có khả năng dị ứng cao hoặc đã từng trải qua phản ứng dị ứng với filler trước đó.
Trước khi quyết định tiêm filler độn cằm, bạn vẫn nên tham khảo rõ ý kiến của bác sĩ để phòng ngừa tối đa những rủi ro không mong muốn.
Khi nhận thấy các dấu hiệu bị vón cục sau khi tiêm filler độn cằm, bạn cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ, áp dụng liệu pháp massage làm tiêu sưng, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp hoặc tiêm tan filler.
Khi tiêm filler cằm bị vón cục hoặc gặp bất kỳ vấn đề nào khác, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình để được tư vấn và điều trị đúng cách. Bạn tuyệt đối không được tự ý áp dụng các biện pháp chữa trị dân gian không có căn cứ.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương án khắc phục bằng cách dùng thuốc, vật lý trị liệu, tiêm kháng sinh,… để xử lý sớm các biến chứng.
Massage là một phương pháp điều trị tiêm filler cằm bị vón cục, giúp phân tán filler và cải thiện tình trạng sưng nề. Tuy nhiên, việc massage phải được thực hiện đúng kỹ thuật và được hướng dẫn các chuyên gia y tế có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Các bước thực hiện massage bao gồm:
Bạn có thể massage trong 10-15 phút mỗi ngày để cảm thấy dễ chịu hơn, cảm giác sưng đau do tiêm filler sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể giúp hỗ trợ việc điều trị tiêm filler cằm bị vón cục.
Dưới đây là một số lời khuyên:
Tiêm tan filler thường được áp dụng để phân tán filler bằng cách tiêm một lượng nhỏ enzyme hyaluronidase vào vùng cần điều trị. Enzyme này sẽ phân hủy filler và kích thích cơ thể đào thải các chất ra ngoài nhanh chóng.
Trước khi quyết định tiêm tan filler, bạn vẫn nên tham vấn ý kiến của chuyên gia để tránh phải chịu các tác dụng phụ.
Nếu bạn không muốn gặp phải tình trạng tiêm filler cằm bị vón cục, giải pháp tốt nhất chính là dùng filler đảm bảo an toàn, lựa chọn nơi thẩm mỹ uy tín và chủ động chăm sóc cằm cẩn thận sau tiêm.
Khi tiêm filler, chất lượng của filler sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình tiêm. Sử dụng filler kém chất lượng có thể dẫn đến các vấn đề như viêm nhiễm, kích ứng, vón cục, hoặc bị hấp thụ nhanh chóng.
Bởi vậy, nếu bạn muốn sở hữu dáng cằm đầy đặn, tạo vẻ đẹp hài hòa với ngũ quan thì việc tìm hiểu và lựa chọn filler là rất cần thiết.
Ở những địa chỉ thẩm mỹ uy tín thường có bác sĩ giàu kinh nghiệm, am hiểu kỹ thuật tiêm filler. Bạn nên đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ và lắng nghe tư vấn để đưa ra quyết định đúng đắn.
Bác sĩ chuẩn phải là người đã từng thực hiện thành công nhiều ca tiêm filler cằm, biết cách tư vấn khách hàng, giải đáp chi tiết mọi thắc mắc liên quan.
Liều lượng tiêm cằm trung bình vào khoảng 1-3ml filler. Bạn cần làm rõ với bác sĩ trước khi thực hiện tiêm để tránh tình trạng tiêm quá liều, ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ cuối cùng.
Sau khi tiêm filler cằm, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp cho kết quả tiêm tốt hơn và giảm thiểu các vấn đề phát sinh. Một số lời khuyên dành cho bạn:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Tiêm filler cằm bị vón cục sẽ không còn là điều đáng lo ngại nếu bạn đã nắm vững các thông tin trên. Hy vọng các tín đồ thẩm mỹ sẽ sở hữu dáng cằm thanh thoát tự nhiên, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng xấu.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×