Tiêm filler cằm có hại không? Nguy cơ tiềm ẩn và cách phòng tránh

Trước những liệu pháp làm gọn mặt “cấp tốc”, chị em đều nảy sinh băn khoăn: Tiêm filler cằm có hại không? Để xóa bỏ tâm lý lo sợ này, cách duy nhất chính là hiểu rõ về những yếu tố quyết định đến độ an toàn & chú ý tự bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro đáng tiếc.

I – Tiêm Filler cằm có hại không?

Tiêm filler cằm là cách thức sử dụng chất làm đầy để chỉnh sửa đường viền hàm sao cho cân đối, đảm bảo khuôn mặt chuẩn đẹp hơn.

Hoạt chất làm đầy có thể bao gồm nhiều thành phần khác nhau, chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên hoặc hóa học tổng hợp. Trong đó, axit hyaluronic (HA) được coi là “tinh hoa” cốt lõi và có mức độ phổ biến rộng rãi nhất.

Chất này được tìm thấy trong da của con người, giữ vai trò quan trọng trong việc khóa ẩm. Vì vậy, FDA Hoa Kỳ đã kiểm chứng và công nhận Hyaluronic Acid (HA) an toàn và hiệu quả (2003), ứng dụng vào việc xóa nếp nhăn, tạo dáng môi/má/cằm…

Đặc biệt, tính riêng trong năm 2018 đã có hơn 1,5 triệu thủ thuật liên quan đến tiêm HA trẻ hóa và làm đẹp tại New York.

Qua đó cho thấy rằng, sử dụng filler để chỉnh cằm hoàn toàn mang tới tác dụng tích cực nếu quá trình thực hiện đảm bảo đúng chuẩn về mọi mặt.

Tiêm filler cằm có hại không

Tiêm filler cằm có hại không

II – Độ an toàn khi tiêm Filler cằm phụ thuộc vào yếu tố nào?

Tiến sĩ Edwards (FDA) cho rằng: “Sự an toàn và hiệu quả của việc độn cằm bằng filler chỉ có thể phát huy trong những điều kiện nhất định”. Các yếu tố có liên quan đó là:

1. Chất lượng filler tiêm cằm

Một vài chị em phụ nữ vì lo sợ tốn kém nên đã chuyển sang dùng các loại sản phẩm rẻ tiền, được rao bán bởi cả những người không có kiến thức Y khoa.

Thực tế, filler được cung cấp từ “chợ đen” thường chứa tạp chất, không được vô trùng. Khi đi vào cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng làm tổn thương tế bào da.

Bên cạnh đó, các địa chỉ thẩm mỹ hoạt động bất hợp pháp cũng sử dụng loại chất liệu này để tiết kiệm chi phí nhưng lại gây ra không ít hệ lụy tiêu cực.

Đây chính là một trong những câu trả lời xác đáng cho trường hợp sau khi tiêm filler bị sưng đau kéo dài, nhiễm trùng, bầm tím…

Chất lượng filler tiêm cằm

Chất lượng filler tiêm cằm

2. Kỹ thuật tiêm của bác sĩ

Tuy rằng nổi danh là phương pháp ít xâm lấn nhưng tiêm độn cằm vẫn yêu cầu kỹ thuật thực hiện chính xác mới có thể đem đến kết quả hoàn hảo. Một số nguyên tắc quan trọng mà các bác sĩ cần tuân theo là:

  • Sử dụng đúng loại thuốc tiêm cho vùng cằm.
  • Độ nông, sâu của kim tiêm từ khoảng 3-5mm tùy thuộc vào từng vị trí.

Chính vì thế, nếu quá trình tiêm filler “qua tay” một người vụng về và thiếu kinh nghiệm thì khả năng bạn phải chịu biến chứng nguy hiểm là rất cao.

Cũng bởi tư tưởng chủ quan của nhiều cô nàng trong việc lựa chọn cơ sở làm đẹp nên đã gián tiếp khiến bản thân rơi vào tình cảnh “éo le”.

Kỹ thuật tiêm của bác sĩ

Kỹ thuật tiêm của bác sĩ

3. Cách chăm sóc sau khi tiêm cằm

Đa phần sau khi tiêm, vùng cằm thường có một vài phản ứng nhẹ và cần thời gian để filler có tác dụng. Do đó, bạn bắt buộc phải xây dựng kế hoạch sinh hoạt cẩn thận.

Ngược lại, nếu không được chăm sóc chu đáo, vùng cằm có thể phải chịu nhiều tổn thương nặng nề, lâu lành lại và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Vậy nên, các chuyên gia thường đánh giá bản thân người được tiêm cũng có quyết định không nhỏ tới sự an toàn và kết quả thực hiện.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi tiêm cằm

Hướng dẫn chăm sóc sau khi tiêm cằm

III – Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm filler cằm

Những tác dụng phụ sau khi tiêm độn cằm có thể tiến triển thành biến chứng nặng bất cứ lúc nào. Do đó, bạn cần chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề này để biết cách xử lý kịp thời.

1. Đau nhức, sưng tấy

Dấu hiệu da bị phù, đau tấy có thể biểu hiện ngay tại thời điểm tiêm, hoặc trong vòng 24h và thường sẽ tự khỏi sau khoảng 2-3 ngày. 

Một vài người có làn da yếu sẽ xuất hiện thêm cả phát ban, mẩn đỏ. Khi chườm lạnh, bổ sung vitamin C và K… sẽ làm dịu đi đáng kể tình trạng này.

Bên cạnh đó, bạn cần phân biệt rõ với nhiễm trùng thông qua các triệu chứng đi kèm: sốt, sưng kéo dài quá 7 ngày, đau đớn dai dẳng…

Nên chườm lạnh liên tục trong 24 - 48h đầu sau để giảm sưng.

Nên chườm lạnh liên tục trong 24 – 48h đầu sau để giảm sưng.

2. Xuất hiện vết bầm tím

Vết bầm tím thực chất là các khối tụ máu nhỏ, xảy ra khi kim tiêm làm đứt gãy mao mạch và gây “rò rỉ” tế bào hồng cầu.

Thông thường, cơ thể sẽ tự làm sạch các khối bầm tím này trong vòng 5-7 ngày. Vì vậy, bạn hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm làm loãng máu như: dầu cá, vitamin E, tỏi….

Tương tự như dấu hiệu sưng phù, nếu bạn không chú ý chăm sóc thì vết bầm cũng là một trong những tín hiệu nguy hiểm và đáng lo ngại.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm loãng máu như: dầu cá, vitamin E,

Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm loãng máu như: dầu cá, vitamin E

3. Nổi vết sần xanh

Tuy rằng tình trạng nổi sần xanh khá hiếm gặp nhưng đây lại là một trong những “đèn báo” rõ nhất về sự bất thường sau khi tiêm filler.

Theo khoa học, triệu chứng này có tên là Tyndall, xảy ra khi Hyaluronic Acid (HA) cấy vào lớp hạ bì một cách thiếu chính xác. Từ đó, xuất hiện sự thay đổi màu da thành xanh xám, tổn thương mô mềm, vón cục chất làm đầy. Ngoài ra, một số tác dụng phụ hiếm gặp khác mà bạn cũng nên biết đó là:

  • U hạt, da sần sùi.
  • Viêm xơ cứng, hoại tử da.
  • Mù lòa (do tiêm nhầm vào động mạch, dẫn hóa chất tới mắt).
  • Tắc nghẽn mạch máu, một số mô mềm mất chức năng.
Cằm bị tổn thương

Cằm bị tổn thương

tich

IV – Những lưu ý để tiêm filler cằm an toàn nhất

Để tránh xa những tác dụng phụ nguy hiểm và tối đa hóa mức độ an toàn khi thực hiện tiêm cằm, bạn cần ghi nhớ đến một vài tips nhỏ dưới đây.

1. Lựa chọn bác sĩ, bệnh viện thẩm mỹ uy tín

Nguyên tắc rất quan trọng mà bạn luôn phải nhớ đó là: “Rẻ nhất không phải là tốt nhất”. Vì vậy, các chị em không nên lựa chọn một chuyên gia tiêm filler và một cơ sở làm đẹp chỉ dựa trên giá cả.

Dưới đây là một vài bước rất hữu ích giúp bạn tìm được Bệnh Viện Thẩm Mỹ đáng tin:

  • Đặt lịch tư vấn và đến thăm khám 2-3 địa chỉ.
  • Xem xét môi trường xung quanh, phải đảm bảo sự sạch sẽ và phù hợp.
  • Quan sát thái độ chuyên viên chăm sóc (nhiệt tình, biết lắng nghe, không tập trung “bán hàng”…)
  • Tìm hiểu kỹ về các dịch vụ: tái khám, bảo hành,…
  • Tìm kiếm review và đánh giá của mọi người trên những nền tảng social media đáng tin cậy.

Mặc dù, tiêm filler khá đơn giản, không cầu kỳ, nhưng bạn vẫn nên đặt sự an toàn lên hàng đầu và đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.

2. Tránh ăn đồ cứng, dai sau khi tiêm cằm

Hoạt động cắn và nhai thức ăn đòi hỏi sự kết hợp của gần như toàn bộ nhóm cơ và xương hàm dưới. Vì thế, nếu vùng cằm sau khi tiêm phải “làm việc” quá sức sẽ khiến chất làm đầy bị xê dịch gây ra lệch, vẹo.

Đó là lý do các bác sĩ luôn dặn dò chị em tạm thời tránh xa các món cứng, dai và không nên cắn miếng thức ăn quá to. Điều này tạo điều kiện cho cằm “nghỉ ngơi”, ổn định trong ít nhất 1 tuần.

Bạn có thể thay thế bằng các món mềm như: bánh, cháo, thịt băm, rau xanh thái lát nhỏ… nhằm giúp khuôn cằm sớm lành và lên dáng chuẩn.

Tránh ăn đồ cứng, dai sau khi tiêm cằm

Tránh ăn đồ cứng, dai sau khi tiêm cằm

3. Tránh tác động mạnh vào khu vực cằm

Bên cạnh việc lưu ý trong ăn uống, bạn cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày, đảm bảo không có bất kỳ tác động mạnh nào làm tổn hại đến cằm. Để làm tốt điều này, hãy “lưu bút” cẩm nang chăm sóc sau:

  • Không chạm, sờ, nắn vào vị trí vừa mới tiêm.
  • Ngừng các bài tập thể chất, đặc biệt là cúi gập người, chạy bộ, bơi lội.
  • Khi ngủ cần kê cao đầu, đệm gối cố định xung quanh mặt.
  • Hạn chế các cuộc vui chơi: quán bar, tụ tập… để tránh vô tình bị va đập vào cằm.
Sau tiêm filler cằm tránh vận động mạnh

Sau tiêm filler cằm tránh vận động mạnh

4. Tái khám theo chỉ định của bác sĩ

Đối với tất cả những liệu pháp điều trị từ dễ dàng đến phức tạp đều cần có sự kiểm tra, khám xét sau một thời gian thực hiện.

Do đó, bạn cần ghi nhớ và đến gặp bác sĩ đúng lịch hẹn để được giải quyết kịp thời nếu có sự bất thường. Đồng thời lắng nghe tư vấn về việc duy trì kết quả trong tương lai.

Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Tiêm filler cằm có hại không còn phụ thuộc khá nhiều vào chính bản thân bạn. Kangnam tin rằng bạn sẽ tự biết cách lựa chọn phương hướng làm đẹp thông minh, sớm “rước” về cho mình một diện mạo như ý.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Tiêm Filler Cằm
    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá