Nhấn mí bị nổi cục: Bí quyết khắc phục nhanh dành cho mọi người

Nhấn mí bị nổi cục là do lựa chọn cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, chưa đủ điều kiện phẫu thuật theo yêu cầu của Bộ Y Tế, bác sĩ có tay nghề kém, quy trình không đảm bảo vô trùng hoặc khách hàng không chăm sóc đúng cách. Điều đó làm cho vết thương bị viêm, xuất hiện u sưng, đau nhức, nếp mí không đều… Trong trường hợp nổi cục sau nhấn mí, bạn hãy đến ngay với Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam để gặp bác sĩ chuyên khoa và khắc phục nhanh chóng.

I- Dấu hiệu nhận biết nhấn mí bị nổi cục

Sau khi nhấn mí (bấm mí) bị nổi cục trên mắt là một biến chứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Các dấu hiệu nhận biết cụ thể bao gồm:

1 hoặc 2 bên mí bị sưng thành cục, giống mụn viêm.

Ửng đỏ xung quanh vị trí sưng, gây đau nhức mắt.

Khó mở mắt như bình thường.

Cảm giác nóng rát và tấy quanh mắt.

Cục sưng to lên khá nhanh, thường xuất hiện sau bấm mí 2-3 ngày.

Một số triệu chứng khác: sốt, hoa mắt, chảy nước mắt nhiều…

nhấn mí bị nổi cục

Mắt bị nổi cục sau khi bấm 2 mí

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

II- Nhấn mí bị nổi cục là do đâu?

Theo bác sĩ Tạ Thanh Hải (Chuyên khoa Thẩm mỹ mắt, Bệnh viện Kangnam), trường hợp bị nổi cục ở mắt sau khi bấm mí là do 1 trong 3 nguyên nhân chính:

1- Nhấn mí bị nổi cục do tay nghề bác sĩ kém

Nhấn mí là một thủ thuật đơn giản nhưng vẫn cần bác sĩ giàu kinh nghiệm để thực hiện chuẩn xác, đảm bảo nếp mí cân xứng giữa 2 bên và không gây tổn thương cho mắt.

Đa phần những tín đồ làm đẹp ham giá rẻ ở những cơ sở kém chất lượng đều phải chịu các biến chứng viêm, sưng, nổi u cục… do tay nghề người thực hiện còn nhiều sai sót.

Hay nói cách khác, việc chủ quan khi tìm kiếm bác sĩ bấm mí sẽ khiến cho nhiều khách hàng gặp rủi ro, khó sở hữu được kết quả thẩm mỹ như mong muốn.

Đặc biệt, nếu bác sĩ bấm mí không áp dụng các kỹ thuật đúng cách còn có thể tác động xấu tới giác mạc, gây tụ máu, mất thị lực, đứt cơ nâng mi…

2- Dụng cụ và phòng thực hiện chưa được vô trùng

Bất kỳ ca tiểu phẫu hay đại phẫu nào cũng đều phải được đảm bảo tiêu chuẩn vô trùng nhằm hạn chế tối đa sự lây lan vi khuẩn khi can thiệp bóc tách các mô. Vì vậy, nhấn mí cũng cần thực hiện trong điều kiện sạch sẽ.

Nếu các dụng cụ y tế (bông, băng, dao kéo, chỉ khâu…) hay môi trường thẩm mỹ không được khử trùng đúng cách, khách hàng sẽ dễ bị viêm sau khi nhấn mí. Từ đó dẫn tới sưng đau, nổi u nhọt, cục cứng… trên mí mắt.

Đây cũng là tình trạng dễ gặp ở các địa chỉ làm đẹp kém uy tín, hoạt động bất hợp pháp và không đáp ứng được các yếu tố an toàn.

Xem chi tiết: Nháy mắt phải là tốt hay xấu? 1 số điều cần biết ?

3- Nhấn mí bị nổi cục do khách hàng chăm sóc sai cách

Một nguyên nhân chủ quan khiến mí mắt tổn thương chính là cách chăm sóc của khách hàng không đúng chuẩn, vô tình gây nhiễm khuẩn và ảnh hưởng xấu tới kết quả thẩm mỹ.

Những lỗi sai thường gặp trong chăm sóc mí mắt tại nhà là:

Không vệ sinh thường xuyên, tái sử dụng bông băng nhiều lần.

Để xà phòng, chất tẩy rửa, phấn trang điểm… dính vào vết bấm mí.

Dụi mắt, sờ tay lên mắt hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm mà không đeo kính… khiến bụi bẩn xâm nhập vào vết thương.

Ăn thực phẩm gây sưng nề: thịt gà, đồ nếp, món cay nóng, bia rượu…

Tác động quá mạnh vào mắt khiến chỉ khâu bị đứt, vết rạch bị rách, chảy máu…

Xem ngay: [Thắc mắc]: Nháy mắt trái giật mắt trái là điềm tốt hay xấu?

Mí bị nổi cục do nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan

Mí bị nổi cục có thể do nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan

III- Cách chăm sóc sau khi sửa mí mắt nổi cục

Để đảm bảo mí mắt hồi phục ổn định sau khi tái chỉnh sửa, bạn cần ghi nhớ toàn bộ cẩm nang chăm sóc đúng cách. Cụ thể:

Cách vệ sinh:

Nhúng bông mềm vào nước muối loãng và lau nhẹ xung quanh mắt, thực hiện 2-3 lần/ ngày kết hợp chườm đá.

Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ và không để bọt dính vào mắt, chỉ tẩy trang các vùng da quanh mặt.

Không tẩy da chết trong vòng 5 ngày đầu tiên sau sửa mí để hạn chế tổn thương.

Chế độ dinh dưỡng:

Ăn món mềm, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng; hạn chế tối đa các món dai cứng.

Bổ sung vitamin và khoáng chất, chất đạm trong các thực phẩm: trái cây, rau xanh, sữa chua, thịt nạc heo…

Kiêng ăn các món dễ gây dị ứng, sưng nề, mưng mủ trên mí: món nóng, đồ tanh, thịt đỏ, bia rượu, chất kích thích…

Uống đủ nước kết hợp nước ép/ sinh tố giúp thúc đẩy sự lành thương và hỗ trợ giảm viêm.

Sinh hoạt, vận động:

Không làm việc quá sức hay tiếp xúc với đồ điện tử trong vòng 3 ngày đầu tiên.

Kiêng makeup và hạn chế ra ngoài khi không cần thiết trong 5 ngày, cần đeo kính râm khi hoạt động ngoài trời để giảm tác động của tia UV.

Không tiếp xúc với nước nóng hay xông hơi trong ít nhất 1 tuần để vết thương lành nhanh.

Ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ để nếp mí sớm vào form dáng chuẩn.

Tránh các hoạt động thể thao mạnh cho tới khi mí mắt hoàn toàn lành lại.

Tái khám theo đúng lịch hẹn, tuân thủ các chỉ dẫn đặc biệt của bác sĩ nếu có.

Cẩn thận khi chăm sóc mí mắt

Cẩn thận khi chăm sóc mí mắt nhằm đảm bảo kết quả như ý

IV- Khách hàng sửa mí hỏng tại Kangnam

Mỗi năm, bệnh viện Kangnam tiếp nhận khá nhiều ca chỉnh mí hỏng sau khi khách hàng thực hiện ở các spa hay thẩm mỹ viện không có tên tuổi.

Những trường hợp mí hỏng thường là: mí trợn, mí nổi cục, mí lệch, nhiều nếp mí… gây ảnh hưởng khá lớn tới diện mạo của khách hàng.

Dưới đây là một số hình ảnh thay đổi trước – sau khi tái chỉnh mí tại Kangnam:

Chỉnh mí hỏng tại Kangnam

“Cải tạo” lại nếp mí chỉ sau 1 lần thực hiện tại Kangnam

Sửa mí hỏng sau khi đã điều trị cục sưng

Sửa mí hỏng sau khi đã điều trị cục sưng

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một vài reviews về trải nghiệm của khách hàng khi đến sửa mí mắt tại bệnh viện:

Chị Hoàng Ngọc Hân (24 tuổi, Hà Nội)

“Ban đầu mình khá chủ quan nên đi nhấn mí ở spa ngay cạnh nhà. Trời ơi, làm xong thấy mắt đau và nổi cục nhọt đỏ ở 1 bên mí làm mình hoang mang thật sự!

Sau đó, mình phải đến ngay Kangnam để kiểm tra, bác sĩ bảo là bị viêm do chỉ khâu quá cứng và không đảm bảo chất lượng, nhấn mí sâu gây đau đớn. Mình phải mất 2 tháng để điều trị, không dám lơ là khi lựa chọn nơi làm đẹp nữa!”

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ NHẤN MÍ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Xem ngay: Xem tính cách của người mắt hạ tam bạch

Chị Trần Phương Anh (28 tuổi, TP. Hồ Chí Minh)

“Mình nhấn mí ở 1 thẩm mỹ viện quận 7 xong bị sưng ở mắt, 2 bên còn không cân xứng nên phải đến Kangnam để chữa lại. May nhờ có bác sĩ ở đây mà mình đã cải thiện được đôi mắt đẹp hơn, không còn biến chứng nữa.

Lần thứ 2 làm thì mình chọn cắt mí 6D, phải công nhận là trải nghiệm vô cùng nhẹ nhàng, không đau chút nào, mất khoảng 10 ngày để bình phục và mình rất ưng ý!”

Bấm mí tạo hình mắt 2 mí tự nhiên tại Kangnam

Bấm mí tạo hình mắt 2 mí tự nhiên tại Kangnam

Nếp mí siêu mảnh và cân xứng

Nếp mí siêu mảnh và cân xứng sau khi chỉnh sửa

Nhấn mí bị nổi cục và cách giải quyết đã được Kangnam chia sẻ chi tiết. Bạn hãy luôn cẩn thận trong việc chọn địa chỉ làm đẹp, đồng thời chú ý chăm sóc tại nhà đúng đắn để sở hữu mắt 2 mí tự nhiên, ngăn ngừa tối đa các rủi ro nguy hiểm.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề biến chứng nhấn mí
    Nhấn mí bị hỏng – Giải pháp khắc phục mí lệch, mưng mủ, sưng

    Nhấn mí bị hỏng – Giải pháp khắc phục mí lệch, mưng mủ, sưng

    Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Nhấn mí bị hỏng có thể do nhiều nguyên nhân, điển hình bao gồm: tay nghề bác sĩ, công nghệ thực hiện và cách chăm sóc của khách hàng. Nhấn mí bị biến chứng hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bạn đến gặp bác sĩ sớm và tuân thủ đúng chỉ dẫn chăm

    Cắt mí mắt bị thâm, Bí kíp giúp giảm thâm nhanh chóng

    Cắt mí mắt bị thâm, Bí kíp giúp giảm thâm nhanh chóng

    Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Cắt mí mắt bị thâm là một vấn đề phổ biến khi thực hiện tiểu phẫu thẩm mỹ này. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sưng thâm sau cắt mí mắt, bao gồm phản ứng của cơ thể và do cơ địa. Vùng da quanh mắt là một vùng da nhạy cảm và

    Cắt mí 2, 3 tháng vẫn sưng: Tổng hợp các nguyên nhân

    Cắt mí 2, 3 tháng vẫn sưng: Tổng hợp các nguyên nhân

    Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Cắt mí 2 tháng vẫn sưng và cảm thấy đau thì đây là dấu hiệu của những biến chứng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến thị lực, hoại tử mí mắt, hoặc nguy cơ mắc các bệnh về nhãn khoa. Nguyên nhân gây đau sau khi cắt mí mắt có thể do cơ địa,

    Nhấn Mí Bị Lộ Chỉ: Cách khắc phục nhanh chóng

    Nhấn Mí Bị Lộ Chỉ: Cách khắc phục nhanh chóng

    Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Nhấn mí bị lộ chỉ được xem là biểu hiện thường thấy của mắt hậu thẩm mỹ song lại ẩn chứa nhiều “biến số” cho diện mạo và thị lực khách hàng. Bấm mí bị lòi chỉ cần xử lý như thế nào để trở lại bình thường? Cùng tìm cách khắc phục điều này

    Nhận biết và khắc phục các biểu hiện khi cắt mí mắt bị hỏng

    Nhận biết và khắc phục các biểu hiện khi cắt mí mắt bị hỏng

    Cập nhật: 29/03/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Biến chứng sau cắt mí gây ra có thể kể đến như: mắt trợn, mí to, mắt đờ đẫn và sụp mí. Những vấn đề đó, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính thẩm mỹ của khách hàng. Tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam, đội ngũ

    icon