Viêm lỗ chân lông: 12 Nguyên nhân và Cách khắc phục

Viêm lỗ chân lông xảy ra chủ yếu do vi khuẩn gây nhiễm trùng vào lỗ chân lông và nang lông, tạo ra các vết sần nhỏ màu đỏ, cảm giác ngứa ngáy hoặc đau rát. Một số giải pháp điều trị mà bạn có thể áp dụng là: vệ sinh da, thoa kem dưỡng ẩm, thoa thuốc kháng sinh, cạo lông đúng cách,…

1/ Viêm lỗ chân lông là gì?

Viêm lỗ chân lông (viêm nang lông) là một tình trạng da xảy ra do nang lông ở bên dưới da bị nhiễm trùng, đôi khi tình trạng viêm nhiễm có thể lây sang vùng da xung quanh, tạo các nốt mẩn đỏ và ngứa.

Các nốt sần do viêm nang lông có thể xuất hiện tại những vị trí điển hình như mặt, cổ, ngực, vai, chân.

Các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài bao gồm thói quen cạo lông, vệ sinh da không sạch, di truyền, căng thẳng,… và một số loại thuốc cũng có thể góp phần vào sự phát triển của viêm nang lông.

Người bị viêm lỗ chân lông có thể thấy những triệu chứng điển hình như:

Nổi mẩn sưng đỏ, đau nhức.

Các nốt sần có thể phát triển thành mụn viêm (mụn trứng cá).

Da có các nốt sần cứng nổi bên dưới tầng thượng bì.

Sẹo rỗ trên da do các nốt viêm nang lông cũ để lại.

Xem Thêm : Triệt lông tay chân có ảnh hưởng gì không, Lưu ý quan trọng

Viêm lỗ chân lông là một tình trạng nhiễm trùng

Viêm lỗ chân lông là một tình trạng nhiễm trùng

2/ Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông

Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông rất nhiều, xuất phát từ thói quen chăm sóc da hằng ngày của bạn hoặc do những tác động bên ngoài môi trường. Cụ thể:

2.1/ Thói quen cạo lông không đúng cách

Thao tác cạo lông sai cách có thể gây nên kích ứng da và các mảng ửng đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Viêm nang lông có thể xảy ra khi bạn dùng dao cạo khô, không sử dụng kem hoặc gel để xoa dịu làn da.

Bên cạnh đó, triệt lông bằng dao cạo đã qua sử dụng nhiều lần, không đảm bảo vệ sinh cũng làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào nang lông, dần dần gây viêm nhiễm.

2.2/ Viêm lỗ chân lông do vệ sinh không sạch

Nếu bạn không vệ sinh da mặt và cơ thể đúng cách sẽ dễ dàng gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tích tụ bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra viêm lỗ chân lông.

Bạn nên tránh sử dụng quá nhiều sản phẩm chăm sóc da cùng một lúc và không xoa bóp, cào, cọ mạnh trên da.

Viêm lỗ chân lông do vệ sinh da không đúng cách

Viêm lỗ chân lông do vệ sinh da không đúng cách

2.3/ Viêm lỗ chân lông folliculitis

Viêm nang lông folliculitis có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất trên mặt, cổ, ngực, lưng, tay và đùi.

Folliculitis có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, côn trùng cắn hoặc nhiễm trùng sau khi tiêm chủng.

Các triệu chứng của viêm lỗ chân lông folliculitis bao gồm sưng, đỏ, đau, ngứa và mủ ở lỗ chân lông. 

2.4/ Chứng dày sừng nang lông 

Chứng dày sừng nang lông làm xuất hiện các vết nổi sần, bởi sự dày và khô của da xung quanh lỗ chân lông. Trên da thường có các nốt đỏ nhỏ hoặc các điểm màu trắng, thường là ở cánh tay, đùi, mông, lưng và ngực.

Nguyên nhân chính của tình trạng dày sừng nang lông vẫn chưa có kết luận rõ ràng, tuy nhiên có liên quan tới một số yếu tố về gen di truyền và một vài bệnh da liễu.

2.5/ Người có làn da quá khô ráp

Viêm lỗ chân lông có thể là kết quả của việc da quá khô, đặc biệt là sau khi bị tổn thương (sau khi cạo/wax lông, trầy xước, dị ứng,…)

Khi da khô sẽ dễ dàng bị viêm nhiễm. Các tác nhân như vi khuẩn, virus hoặc các chất kích thích khác có thể xâm nhập và “làm tổ” bên trong lỗ chân lông.

Xem Thêm : 7 cách trị viêm lỗ chân lông ở tay Nhanh – Đơn giản – Hiệu quả

Da khô làm tăng nguy cơ viêm lỗ chân lông

Da khô làm tăng nguy cơ viêm chân lông

2.6/ Do tắc nghẽn lỗ chân lông

Các tế bào chết, dầu nhờn và bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông sẽ tạo nên một mầm vi sinh vật. Các mầm vi sinh này có thể gây nhiễm trùng lỗ chân lông và dẫn đến viêm nang lông.

2.7/ Viêm lỗ chân lông do dầu thừa

Tuyến dầu trong da sản xuất quá nhiều dầu có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Bởi khi đó, dầu sẽ bị mắc kẹt trong lỗ chân lông, làm tăng khả năng bị nhiễm khuẩn và viêm nang lông. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng da nhờn như mặt, lưng và vai. 

2.8/ Viêm lỗ chân lông do tác động từ môi trường

Viêm lỗ chân lông cũng có thể do tác động từ môi trường, bao gồm ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm không khí, hóa chất và các chất độc hại khác. Chúng có thể làm khô và kích ứng da, thúc đẩy sản xuất dầu nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến viêm nang lông.

Các tác nhân từ môi trường làm tổn thương nang lông

Các tác nhân từ môi trường làm tổn thương nang lông

2.9/ Viêm lỗ chân lông do di truyền

Có một số yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm lỗ chân lông. Một số loại gen khiến da bạn bị khô, nhạy cảm hoặc tiết dầu quá nhiều. Đây là điều kiện khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào dưới da và gây nhiễm trùng.

2.10/ Viêm lỗ chân lông do bệnh lý

Viêm lỗ chân lông có thể là một triệu chứng của một số bệnh lý da như viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, bệnh nấm da, viêm da dị ứng, tăng sinh tuyến bã nhờn, và một số bệnh lý nội tiết khác.

Nếu bạn bị viêm lỗ chân lông kéo dài và không thể khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc da thông thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán bệnh sớm.

2.11/ Bị viêm nang lông do stress

Stress có thể kích thích tăng sinh hormone androgen, từ đó làm tăng sản xuất bã nhờn trên da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P. acnes phát triển và gây viêm nang lông. 

Ngoài ra, stress cũng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.

2.12/ Lỗ chân lông bị viêm do một số sản phẩm chăm sóc da

Một số sản phẩm chăm sóc da có thể gây viêm lỗ chân lông, do không phù hợp với loại da của bạn hoặc sử dụng sai cách. 

Các sản phẩm có thể gây kích ứng, tắc nghẽn lỗ chân lông, tăng sản xuất dầu hoặc làm khô da.

Những sai phạm thường gặp khiến cho chân lông bị viêm nhiễm:

Lỗ chân lông bị viêm do dùng sản phẩm skincare sai cách

Lỗ chân lông bị viêm do dùng sản phẩm skincare sai cách

3/ Cách chữa viêm lỗ chân lông tại nhà

Viêm chân lông mức độ nhẹ có thể khắc phục ngay tại nhà với những phương pháp đơn giản: triệt lông đúng cách, vệ sinh da sạch sẽ, dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết, thoa kháng sinh, uống thuốc,… 

3.1/ Cạo/wax lông đúng cách

Không phải ai cũng nắm rõ cách tự triệt lông đúng đắn, dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn:

Xem Thêm : 3 Cách tẩy lông chân bằng kem đánh răng hiệu quả nhanh

Chú ý cạo lông đúng cách tại nhà để ngừa viêm nang lông

Chú ý cạo lông đúng cách tại nhà để ngừa viêm nang lông

3.2/ Vệ sinh làn da sạch sẽ

Vệ sinh làn da đúng cách là rất quan trọng để giữ cho da luôn khỏe mạnh và tránh được nhiều vấn đề về da như mụn, viêm chân lông, khô da hay nếp nhăn. 

Một số lời khuyên về cách vệ sinh làn da đúng đắn dành cho bạn:

3.3/ Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên

Da bị viêm lỗ chân lông thường bị khô và kích ứng, do đó việc thoa kem dưỡng ẩm sẽ giúp giữ ẩm cho da và xoa dịu cảm giác châm chích.

Bạn nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm không chứa dầu và không gây tắc nghẽn lỗ chân lông; ưu tiên thành phần lành tính như nha đam, Vitamin E, Hyaluronic Acid.

Ngoài việc dùng kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày vào sáng – tối, bạn nên ăn đầy đủ dinh dưỡng và uống đủ 1,5 lít nước để hỗ trợ quá trình điều trị viêm lỗ chân lông.

Luôn dưỡng ẩm để da khỏe mạnh và ngừa viêm nhiễm

Luôn dưỡng ẩm để da khỏe mạnh và ngừa viêm nhiễm

3.4/ Tẩy tế bào chết 1 tuần/lần

Tẩy tế bào da chết là một bước quan trọng trong việc chăm sóc da, giúp giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, tăng cường tái tạo tế bào mới và cải thiện độ tươi sáng cho làn da.

Có rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào da chết trên thị trường, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chọn sản phẩm thích hợp cho đặc điểm làn da.

Bạn chỉ nên tẩy tế bào chết 1 lần mỗi tuần để tránh làm tổn thương lớp biểu bì, có thể kết hợp dùng đá cuội và các loại gel tẩy da chết tự nhiên để mang lại hiệu quả làm sạch da tối ưu.

3.5/ Thoa kháng sinh tại chỗ

Trong một số trường hợp, viêm nang lông cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh thoa tại chỗ, thời gian điều trị kéo dài từ 7-10 ngày.

Một vài gợi ý loại thuốc bôi dành cho bạn:

Thoa kháng sinh điều trị viêm nang lông tại chỗ

Thoa kháng sinh điều trị viêm nang lông tại chỗ

3.6/ Uống thuốc theo kê đơn

Viêm nang lông có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc uống kháng sinh, điển hình là Erythromycin, với công dụng ngăn cản sự lây lan của các vi khuẩn gây viêm nhiễm trên da.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng một vài loại thuốc như:

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc để điều trị viêm lỗ chân lông phải được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc dược sĩ nhằm tránh các tác dụng phụ.

3.7/ Đắp nha đam trị viêm nang lông

Nha đam là một loại thực vật có tính chất làm dịu và lành tính, có thể được sử dụng để trị viêm nang lông. Gel nha đam chứa nhiều hợp chất chống viêm và kháng khuẩn, có thể giúp giảm tình trạng viêm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Các bước dùng nha đam trị viêm nang lông:

Bạn có thể thực hiện quy trình này 2-3 lần mỗi tuần để giúp làm dịu da và giảm tình trạng viêm nang lông, đồng thời dưỡng da trắng sáng mịn màng.

Nha đam trị viêm nhiễm lỗ chân lông dạng nhẹ

Nha đam trị viêm nhiễm lỗ chân lông dạng nhẹ

3.8/ Sử dụng tinh chất trà xanh

Tinh chất trà xanh có chứa nhiều hợp chất có lợi cho làn da như chất chống oxy hóa, chất chống viêm và chất kháng khuẩn. Vì vậy, sử dụng tinh chất trà xanh để điều trị viêm lỗ chân lông là rất hữu ích, hơn nữa còn giúp da trẻ hóa.

Cách sử dụng tinh chất trà xanh để điều trị viêm lỗ chân lông:

Dùng trà xanh dưỡng da và trị viêm nang lông

Dùng trà xanh dưỡng da và trị viêm nang lông

3.9/ Dùng kem chống viêm chân lông

Mỗi loại da sẽ có những đặc điểm khác nhau, nên bạn cần lựa chọn kem chống viêm chân lông thật kỹ lưỡng để để đạt hiệu quả tốt. Những loại kem mà bạn có thể sử dụng là: Nacurgo Gel, Zaraporo Rohto, Kela Lotion, Neomycin,…

Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để dùng kem bôi cho phù hợp.

Bạn cũng có thể kết hợp việc sử dụng kem chống viêm chân lông với các phương pháp khác như tẩy tế bào chết, rửa mặt, bôi kem dưỡng thường xuyên để giúp làm sạch lỗ chân lông.

3.10/ Sử dụng bùn khoáng trị viêm chân lông

Bùn khoáng có chứa các khoáng chất và chất dinh dưỡng có thể làm dịu và tái tạo da, cũng như giúp cải thiện tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn. 

Bạn cần chọn bùn khoáng có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Da có vết thương hở không được sử dụng bùn khoáng, vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Các bước thực hiện:

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện liệu trình sử dụng bùn khoáng thường xuyên trong khoảng một vài tuần.

Mặt nạ bùn khoáng trị mụn và ngừa viêm chân lông

Mặt nạ bùn khoáng trị mụn và ngừa viêm chân lông

4/ Điều trị viêm lỗ chân lông tại cơ sở y tế

Hiện nay, điều trị viêm lỗ chân lông có thể được thực hiện bằng một trong hai phương pháp: đốt điện hoặc bắn laser.

4.1/ Đốt điện trị viêm nang lông

Đốt điện là một phương pháp điều trị viêm nang lông bằng cách sử dụng dòng điện cao tần và nhiệt để tiêu diệt các ổ vi khuẩn. 

Đốt điện điều trị viêm nang lông thường được sử dụng trong các trường hợp viêm nang lông nặng hoặc tái phát nhiều lần, khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. 

Đốt điện có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau, sưng tấy và sẹo, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng phương pháp, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

4.2/ Bắn laser trị viêm nang lông

Bắn laser hỗ trợ điều trị viêm nang lông bằng cách sử dụng ánh sáng laser để tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm. Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý da liễu, bao gồm viêm lỗ chân lông và mụn trứng cá.

Trong quá trình điều trị bằng laser, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng một thiết bị phát sáng laser để tác động trực tiếp lên khu vực bị viêm. Ánh sáng laser xuyên qua lớp da và ức chế sự lây lan của hại khuẩn.

Phương pháp bắn laser không gây đau hoặc tổn thương đến vùng da xung quanh, nhưng cần phải được thực hiện bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm sưng, ửng đỏ, bong tróc nhẹ hoặc rối loạn sắc tố. Vì vậy, bạn cần chăm sóc da cẩn thận sau điều trị laser để đảm bảo kết quả như ý.

Bắn laser chăm sóc da hiệu quả sau 1 liệu trình

Bắn laser chăm sóc da hiệu quả sau 1 liệu trình

5/ Một số thắc mắc liên quan đến viêm lỗ chân lông

Viêm nang lông là tình trạng khá phổ biến, nên có rất nhiều băn khoăn cần được giải đáp kỹ lưỡng. Dưới đây là một vài thông tin hữu ích cho bạn:

5.1/ Viêm lỗ chân lông có nguy hiểm không?

Viêm lỗ chân lông không phải là một tình trạng da gây nguy hiểm, nhưng tình trạng có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin của bạn.

Trong một số trường hợp, viêm nang lông có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Mức độ viêm nặng có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da, các nốt viêm còn dễ mắc và khó điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, một số trường hợp viêm nang lông liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như bệnh tự miễn hoặc bệnh lý về nội tiết. Nếu bạn thấy các dấu hiệu lạ thường, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

5.2/ Viêm lỗ chân lông có lây không?

Viêm nang lông ít lây. Chỉ có một số trường hợp bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng hoặc virus Herpes thì có thể lây nhiễm nhanh, thông qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, khăn tắm, khăn mặt,…

Nếu bạn không chăm sóc làn da cẩn thận, viêm nang lông có thể lây lan từ vùng bị nhiễm trùng đến các vùng da khác. Đây là lý do bạn không được chạm vào hoặc nặn các nốt viêm, để không làm tổn thương da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

5.3/ Viêm lỗ chân lông có bị tái phát không?

Viêm lỗ chân lông có thể tái phát nếu không được điều trị đúng cách hoặc không chăm sóc da cẩn thận sau khi đã điều trị. Viêm lỗ chân lông là một tình trạng kéo dài dai dẳng, các triệu chứng có thể trở lại sau khi được điều trị. 

Một số yếu tố khác cũng có thể làm tái phát viêm nang lông, bao gồm: stress, di truyền, sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, tiếp xúc với bụi bẩn/hóa chất,…

Để ngăn ngừa tái phát viêm lỗ chân lông, bạn nên thực hiện chăm sóc da đúng cách. Nếu các triệu chứng tái phát hoặc nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và khắc phục.

Viêm lỗ chân lông có thể bị tái phát

Viêm lỗ chân lông có thể bị tái phát

5.4/ Làm thế nào để phòng tránh viêm lỗ chân lông?

Những cách phòng tránh viêm nang lông mà bạn nên lưu ý là:

5.5/ Viêm lỗ chân lông có liên quan đến tình trạng stress không?

Viêm lỗ chân lông có liên quan tới stress. Bởi stress có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone của cơ thể, gây ra tăng sản xuất hormone androgen – một trong những nguyên nhân gây ra viêm lỗ chân lông.

Vì vậy, việc giảm stress và giữ cho tâm trạng thư giãn là rất quan trọng trong việc phòng ngừa viêm lỗ chân lông. Bạn có thể thực hiện các hoạt động thư giãn như yoga, hít thở sâu, tập thể dục thường xuyên hoặc thực hiện các hoạt động giải trí để giảm stress.

Stress có thể gây nên nhiều vấn đề về da

Stress có thể gây nên nhiều vấn đề về da

5.6/ Viêm lỗ chân lông có thể tự khỏi không?

Về cơ bản, viêm nang lông mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau tuần ngày hoặc 1-2 tháng mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu viêm lỗ chân lông không được khắc phục đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề da khác, chẳng hạn như sẹo, thâm nám, mụn viêm sưng tấy và tình trạng viêm lâu dài.

Bởi vậy, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ Da liễu sớm để tìm kiếm phương pháp khắc phục thích hợp.

Những thông tin tổng quan về viêm lỗ chân lông trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết phòng ngừa và điều trị đúng cách. Hãy luôn chú ý giữ gìn làn da khỏe đẹp để tránh phải chịu những tổn thương nghiêm trọng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề viêm lỗ chân lông
    7 Cách trị viêm lỗ chân lông ở tay NHANH CHÓNG

    7 Cách trị viêm lỗ chân lông ở tay NHANH CHÓNG

    Viêm lỗ chân lông ở tay là tình trạng bệnh lý phổ biến, vào mùa đông khi sử dụng nhiều quần áo len bó sát để giữ ấm vô tình bạn đã làm bít tắc nang lông tạo thành những đốm mụn viêm mủ, sưng đỏ trên da tay. Áp dụng một số phương pháp

    Chấm dứt tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân an toàn, hiệu quả

    Chấm dứt tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân an toàn, hiệu quả

    Viêm lỗ chân lông ở chân là một vấn đề ngoài da khiến da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu, làm mất đi tính thẩm mỹ của làn da. Tình trạng này xuất hiện không phân biệt lứa tuổi, giới tính, trẻ em hay người trưởng thành đều có nguy cơ mắc phải.

    2 cách trị viêm lỗ chân lông bằng muối – Trả lại làn da sáng khỏe

    2 cách trị viêm lỗ chân lông bằng muối – Trả lại làn da sáng khỏe

    Thực hiện phương pháp trị viêm lỗ chân lông bằng muối không chỉ có tác dụng diệt khuẩn mà còn giảm hẳn tình trạng ngứa rát, sưng đỏ chỉ sau 1 thời gian ngắn sử dụng. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để sử dụng muối tắm chữa viêm nang lông

    Triệt lông xong bị viêm lỗ chân lông do đâu? Bí kíp điều trị

    Triệt lông xong bị viêm lỗ chân lông do đâu? Bí kíp điều trị

    Áp dụng các phương pháp triệt lông không đúng cách, thực hiện sai kỹ thuật khiến tình trạng viêm nang lông tái diễn nhiều lần, khiến da sần sùi, đau nhức, bong tróc. Nguyên nhân triệt lông xong bị viêm lỗ chân lông do đâu, làm thế nào để khắc phục? Cùng

    icon