Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Cách giảm ngứa cấp tốc

Làn da bị mẩn đỏ li ti, khô ráp, sần ngứa, đôi khi có cảm giác đau rát là biểu hiện rõ nét nhất khi da mặt bị nổi sần và ngứa. Ngoài ra, da mặt bị ngứa và sần sùi còn đến từ các nguyên nhân như dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc, dị ứng mỹ phẩm, thiếu nước, lão hóa, …

Da mặt bị mẩn ngứa, sần sùi gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến ngoại hình. Vậy khi da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Để giải quyết tình trạng này, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và giải pháp tốt nhất khắc phục da mặt bị ngứa. Cùng Thẩm mỹ viện Kangnam tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề da mặt bị ngứa và sần sùi.

I – Các biểu hiện rõ nét khi da mặt bị nổi sần và ngứa

Làn da bị mẩn đỏ li ti, khô ráp, sần ngứa (1), đôi khi có cảm giác đau rát là biểu hiện rõ nét nhất khi da mặt bị nổi sần và ngứa. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như:

Da khô và thô ráp, bong tróc ở các vị trí như cằm, má, cánh mũi, trán, tạo thành các mảng da xù lên.

– Da bị kích ứng, sưng tấy và khiến vùng da trở nên đỏ, sần ngứa

– Da mất đi độ đàn hồi và không còn cảm giác mịn màng khi sờ vào

– Cảm giác ngứa ngáy trên da mặt khiến người bị cảm thấy muốn gãi liên tục

– Da nổi mụn nước li ti, đỏ và hơi rát

– Da sần sùi và mẩn đỏ khiến gương mặt kém sắc và làm cho người mắc phải thiếu tự tin

Da khô và thô ráp, bong tróc

Da khô và thô ráp, bong tróc

II – Tại sao da mặt bị ngứa sần sùi thường xuyên?

Nguyên nhân chủ yếu khiến da mặt ngứa sần sùi liên tục là do làn da không được làm sạch đúng cách, tẩy trang và rửa mặt không kỹ khiến các chất độc tích tụ lên da, len lỏi vào các lỗ chân lông khiến vi khuẩn tấn công, làm cho da trở nên thô ráp, sần sùi và ngứa ngáy.(1)

Ngoài ra, da mặt bị ngứa và sần sùi còn do một số nguyên nhân sau:

Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt trong mùa khô hanh hoặc lạnh có thể khiến da mặt bị khô ráp và dễ bong tróc, mẩn ngứa, kém mịn màng.

Bị ứng tiếp xúc: Tiếp xúc với các chất hóa học như các hóa chất làm sạch trong sữa rửa mặt, nước tẩy trang, serum dưỡng da hoặc các chất gây kích ứng khác cũng khiến da bị kích ứng và ngứa sần.

Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc chứa nhiều cồn, hương liệu, chất bảo quản, có thể làm cho da bị kích ứng và mẩn ngứa.

Dị ứng thực phẩm: Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa bò, đậu phộng, cá, … có thể khiến cơ thể bị dị ứng và kèm theo các triệu chứng như ngứa sần trên da mặt sau khi tiêu thụ.

Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh nhóm penicillin, thuốc kháng histamin, thuốc chứa corticosteroid hoặc thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây dị ứng và gây ra các vấn đề về da như mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Nội tiết tố thay đổi: Sự thay đổi hormone trong cơ thể ở giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh hoặc các rối loạn tiết tố khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe làn da và gây cảm giác ngứa sần.

Do thiếu nước: Thiếu nước trong cơ thể khiến làn da mất độ ẩm và gây khô, bong tróc, ngứa râm ran trên da mặt.

Do yếu tố cơ địa: Một số người có cơ địa da nhạy cảm, da mỏng và dễ bị kích ứng cũng thường xuyên gặp tình trạng mẩn ngứa, sần sùi.

Một số người có cơ địa da nhạy cảm, da mỏng và dễ bị kích ứng

Một số người có cơ địa da nhạy cảm, da mỏng và dễ bị kích ứng

Do vệ sinh da không đúng cách: Sử dụng sản phẩm làm sạch da quá mức như dầu tẩy trang, nước tẩy trang, sữa rửa mặt không phù hợp với loại da có thể làm tổn thương da và gây cảm giác ngứa sần.

Do lão hóa da: Lão hóa da làm giảm đi sự sản sinh dầu tự nhiên của da, khiến làn da trở nên khô hơn và dễ bị mẩn ngứa, ửng đỏ.

Da bị ngứa do thay đổi thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều đồ cay nóng, chiên rán, hoặc ăn thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến làn da kém đàn hồi, ngứa sần.

Da bị ngứa do căng thẳng: Stress và áp lực trong công việc, cuộc sống sẽ tác động đến hệ thống miễn dịch của da, khiến làn da suy yếu và sần sùi hơn.

Da nổi mẩn do tuổi tác: Tuổi càng cao, tuyến dầu trên da hoạt động càng ít hiệu quả, khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên và trở nên sần sùi. Quá trình tái tạo da ở người lớn tuổi sẽ chậm lại, khiến việc phục hồi da sau tổn thương trở nên chậm hơn và tăng nguy cơ kích ứng.

Da nổi mẩn do bệnh lý: Một số bệnh lý như vẩy nến, ghẻ, Hives, Eczema, … có thể xuất hiện các triệu chứng ngứa sần trên da, gây khó chịu đối với người mắc phải.

Da bị ngứa do dị ứng chất kích thích: Tiếp xúc với các chất gây kích thích như thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm môi trường, … có thể gây ra các vấn đề như ngứa sần trên da mặt.

III – Da mặt nổi mẩn ngứa cảnh báo bệnh gì?

Da mẩn ngứa thường là biểu hiện ban đầu của các bệnh lý như mề đay, viêm bã nhờn, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, vẩy nến, chàm da, khiến da mẩn ngứa, tróc vảy và nổi mụn li ti. Việc xác định chính xác bệnh lý rất cần thiết để có hướng điều trị hiệu quả.

Dưới đây là những bệnh lý có thể khiến da nổi mẩn ngứa:(3)

1. Bệnh mề đay

Triệu chứng của bệnh mề đay là da xuất hiện các đốm đỏ li ti, nổi lên như nốt phồng, kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Các nốt mẩn có thể di chuyển và lan rộng trên bề mặt da.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh mề đay thường do phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như thuốc, phấn hoa, thực phẩm, hóa chất.

Bệnh mề đay

Bệnh mề đay

2. Viêm bã nhờn

Viêm bã nhờn khiến da xuất hiện các vảy da màu trắng, mỏng và dễ bong tróc. Các vùng da bị viêm bã nhờn thường có màu đỏ, ngứa ngáy và có vảy dày. Da bị viêm bã nhờn chủ yếu do dầu thừa và tăng tiết bã nhờn, sự phát triển của nấm Malassezia trên da, yếu tố di truyền.

3. Viêm da dị ứng

Da mặt sưng đỏ, ngứa và có các vết phồng hoặc tróc vảy là triệu chứng thường xuất hiện sau khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Viêm da dị ứng xảy ra khi da tiếp xúc với mỹ phẩm, thuốc, kim loại hoặc hóa chất mạnh, chứa thành phần gây kích ứng và tác động vào da.

4. Viêm da tiếp xúc

Da mặt sưng đỏ, khô ráp và bong tróc có thể gây ra cảm giác đau rát khi tiếp xúc với chất kích thích. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da mặt tiếp xúc quá lâu với các chất hóa học như xà phòng, hóa chất làm sạch da, hóa chất trong các loại mỹ phẩm.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc

5. Bệnh vẩy nến

Vẩy nến là một bệnh lý di truyền, do hệ thống miễn dịch tấn công vào tế bào da, làm tăng quá trình sản sinh tế bào da gấp nhiều lần so với bình thường. Vẩy nến khiến da có các vảy bạc dày, khô, đi kèm với cảm giác mẩn ngứa và đau rát, thường xuất hiện ở khu vực khuỷu tay, trên trán, đầu gối, đường chân tóc.

6. Bệnh chàm da

Chàm da là bệnh lý da mạn tính, thường do yếu tố di truyền hoặc các tác nhân gây kích thích như hóa chất, thời tiết, dị ứng gây ra. Triệu chứng của bệnh chàm da là làn da bị sưng đỏ, khô, ngứa và các vùng chàm da có vảy, nổi mẩn đỏ.

IV – Cách giảm ngứa sần sùi da mặt

Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Da mặt bị ngứa sần cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng, uống nhiều nước, tăng dưỡng ẩm, bảo vệ làn da tối ưu, sử dụng các sản phẩm điều trị kích ứng và thăm khám với bác sĩ để giúp làn da hồi phục nhanh chóng, trở nên mịn màng, săn chắc.

Dưới đây là 6 biện pháp hữu ích cho da khi đang bị mẩn ngứa, sần sùi:(4)

1. Tránh xa các tác nhân gây dị ứng mặt

Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: Parabens, phthalates, và formaldehyde có trong mỹ phẩm; Hóa chất làm sạch mạnh; Kem steroid trong một số loại thuốc bôi ngoài da; Penicillin, sulfonamides trong thuốc kháng sinh hoặc hương liệu có trong mỹ phẩm.

Thay vào đó nên lựa chọn các sản phẩm nước tẩy trang, sữa rửa mặt và serum dưỡng da có thành phần lành tính, dịu nhẹ để không làm kích ứng da.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng mặt

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng mặt

2. Làm dịu tình trạng ngứa trên da

Để làm dịu da bị mẩn ngứa và sần sùi nhanh chóng, có thể sử dụng các loại kem dưỡng chứa thành phần lành tính như cam thảo, lô hội, chiết xuất từ rau má để giảm ngứa và giảm khô ráp.

Dùng gel nha đam tươi thoa lên vùng da bị ngứa, gel nha đam có tính làm dịu và làm mát da, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm ngứa da bán sẵn ở hiệu thuốc như calamine lotion, hydrocortisone cream, hoặc diphenhydramine cream.

3. Uống nhiều nước, tăng cường dưỡng ẩm

Uống đủ nước hàng ngày để duy trì độ ẩm cho da từ sâu bên trong. Thoa kem dưỡng ẩm chuyên biệt đối với làn da khô, dễ kích ứng để giữ cho da luôn mềm mại và không bị bong tróc.

Nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm có chứa ceramides và các lipid tự nhiên để tăng cường thêm độ ẩm và bảo vệ hàng rào bảo vệ cho da.

Uống nhiều nước, tăng cường dưỡng ẩm

Uống nhiều nước, tăng cường dưỡng ẩm

4. Chăm sóc bảo vệ cho làn da

Sử dụng nước ấm để tắm, không tắm bằng nước quá nóng và nhớ thấm khô da sau khi tắm. Khi ra ngoài, chú ý đeo khẩu trang vải mềm và sạch sẽ, đeo mũ rộng vành để có thể che phủ toàn bộ gương mặt để bảo vệ làn da khỏi bụi bẩn và tác nhân gây kích ứng từ môi trường.

Dùng kem chống nắng cho da, đặc biệt trong những ngày nắng nóng, tránh cho da không bị cháy nắng và khô ráp.

5. Sử dụng các sản phẩm điều trị kích ứng da

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần dịu nhẹ như dầu oải hương, dầu hạnh nhân hoặc ceramides để cân bằng độ ẩm cho làn da và giảm tình trạng kích ứng.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng sản phẩm điều trị kích ứng lên làn da.

6. Thăm khám bác sĩ

Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà không hiệu quả, hãy thăm khám với bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị chuyên sâu hơn. Bác sĩ có thể đưa ra các loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị phù hợp để làm dịu và điều trị các triệu chứng da mẩn ngứa, sần sùi.

Thăm khám bác sĩ

Thăm khám bác sĩ

V – Những lưu ý quan trọng khi điều trị da mặt ngứa sần sùi

Trong quá trình điều trị da mặt ngứa sần sùi, có một số lưu ý quan trọng sau đây cần ghi nhớ để đạt được kết quả tốt nhất:

– Thăm khám bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân gây ngứa sần sùi trên da mặt để được chỉ định liệu trình điều trị phù hợp.

– Không dùng tay gãi da mặt khi đang bị mẩn ngứa, sần sùi.

– Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc kem điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ da liễu.

– Chọn các sản phẩm làm sạch và dưỡng da không chứa hương liệu, cồn, hay các chất gây dị ứng khác.

– Thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày để giữ cho da luôn mềm mại và không bị khô ráp.

– Dùng động tác nhẹ khi làm sạch sẽ để tránh làm tổn thương da khi đang bị ngứa sần sùi.

– Tránh các thói quen ăn uống không lành mạnh và giảm thiểu stress để hỗ trợ quá trình phục hồi của da.

Việc đối phó với làn da khi đang bị ngứa và sần sùi đòi hỏi sự cẩn thận và lựa chọn sản phẩm phù hợp, để ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và giúp da khô ráp, dễ kích ứng trở nên ổn định hơn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề cách chăm sóc da mặt
    Tại sao lột da xong bị đỏ rát? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Tại sao lột da xong bị đỏ rát? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Cập nhật: 13/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Lột da là phương pháp được nhiều chị em áp dụng với mong muốn sở hữu làn da mịn màng, hồng hào. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải triệu chứng lột da xong bị đỏ rát. Vậy nguyên nhân xảy ra tình trạng này do đâu? Có cách nào để khắc phục hay không?

    Vitamin nào giúp trắng da: Tổng hợp 10 loại vitamin cải thiện làn da tươi sáng, mịn màng!

    Vitamin nào giúp trắng da: Tổng hợp 10 loại vitamin cải thiện làn da tươi sáng, mịn màng!

    Cập nhật: 16/02/2024 - Tác giả: Lily Kim Giang

    Vitamin là nguyên tố vi lượng cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh và giúp làm trắng da từ sâu bên trong. Vậy vitamin nào giúp trắng da? Bài viết dưới đây Kangnam sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết nhé. I – Vai trò cải thiện làn da trắng sáng của vitaminII

    Tại sao da mặt khó trắng? Nên làm gì để cải thiện làn da

    Tại sao da mặt khó trắng? Nên làm gì để cải thiện làn da

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Bạn đã áp dụng nhiều phương pháp chăm sóc và cải thiện làn da nhưng da mặt vẫn không trắng? Vậy tại sao da mặt khó trắng? Nguyên nhân do đâu? Cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam tìm hiểu trong bài viết dưới đây. I – Tại sao da mặt khó trắng? Nguyên nhân

    Nhũ hóa dầu tẩy trang là gì? Cách nhũ hóa đúng cách

    Nhũ hóa dầu tẩy trang là gì? Cách nhũ hóa đúng cách

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Tẩy trang là bước không thể thiếu trong quá trình skincare. Theo đó, bạn có thể dùng nước hoặc dầu tẩy trang. Trường hợp sử dụng dầu tẩy trang bạn cần thực hiện bước nhũ hóa. Cách nhũ hóa dầu tẩy trang như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. I

    Rau má có tác dụng gì cho da mặt? 8 công dụng tuyệt vời

    Rau má có tác dụng gì cho da mặt? 8 công dụng tuyệt vời

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Rau má có nhiều lợi ích với sức khỏe, trong đó có tốt cho da mặt. Nếu bạn chưa biết rau má có tác dụng gì cho da mặt, hãy đọc ngay bài viết dưới đây và tham khảo những cách chăm sóc da mặt bằng rau má nhé. I – Rau má có tác

    Cách chăm sóc da mặt bị mụn, Các nguyên tắc cần nhớ

    Cách chăm sóc da mặt bị mụn, Các nguyên tắc cần nhớ

    Cập nhật: 24/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Làn da mụn nhạy cảm, nhiều tổn thương cần được chăm sóc đúng cách, vệ sinh hàng ngày để da phục hồi tốt, ngăn ngừa thâm sẹo. Dưới đây là chi tiết về cách chăm sóc da mặt bị mụn giúp bạn sớm lấy lại làn da mịn màng, căng bóng. I. Cách chăm sóc

    icon