Tiêm filler là phương pháp làm đẹp quen thuộc hiện nay, được tín đồ làm đẹp ưa chuộng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp sau tiêm filler bị sưng, điều này khiến chị em hoang mang, lo lắng. Cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
Tiêm filler bị sưng là tình trạng phổ biến sau khi tiêm vì khi chất làm đầy đi vào cơ thể cần phải có thời gian để thích nghi. Do đó, thường xuất hiện triệu chứng sưng nhẹ tại vị trí mới tiêm, sau đó vài ngày chúng sẽ dần biết mất.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sau tiêm HA bị sưng kéo dài, kèm theo những triệu chứng như: có mủ, đau nhức. Lúc này, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ, vì đây là dấu hiệu biến chứng sau tiêm filler.
Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
Làn da bị sưng tấy nhẹ sau tiêm filler là phản ứng thường gặp. Thế nhưng, nếu triệu chứng này kéo dài quá 5 ngày thì đây là những dấu hiệu biến chứng sau tiêm filler. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường do chất lượng filler không đảm bảo, quy trình tiêm không đảo bảo vô khuẩn, tiêm sai kỹ thuật, cách chăm sóc da không đúng….
Chất lượng HA là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của làm đẹp bằng tiêm filler. Nếu bạn sử dụng chất làm đầy tốt, chất lượng thì triệu chứng sưng tấy vị trí tiêm chỉ ở mức độ nhẹ và sẽ biến mất sau vài ngày.
Ngược lại, nếu tiêm filler không không nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng…vùng da sẽ bị sưng nề kéo dài kèm theo biểu hiện đau nhức, khó chịu, thậm chí xuất hiện mủ và bầm tím nặng nề.
Nếu quy trình tiêm không đảm bảo vô trùng, dụng cụ tiêm không được khử khuẩn đúng cách có thể khiến vi khuẩn bám lại. Điều này vô tình gây viêm nhiễm cho vết thương sau khi tiêm filler. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, vùng da bị tổn thương sẽ có nguy cơ bị hoại tử.
Mặc dù tiêm filler là phương pháp làm đẹp đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, nhưng đòi hỏi người trực tiếp tiêm phải là bác sĩ, chuyên viên có chuyên môn và kinh nghiệm.
Nếu tiêm sai kỹ thuật, sai vị trí hay tiêm không đủ liều lượng, tiêm mạnh tay có thể khiến vị trí tiêm bị sưng tấy bầm tím kéo dài.
Chế độ chăm sóc da cũng ảnh hưởng đến tình trạng tiêm chất làm đầy bị sưng. Do đó, bác sĩ thường hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc cẩn thận sau khi tiêm filler. Nếu bạn không tuân thủ theo hướng dẫn và không kiêng cữ đúng cách có thể khiến vết tiêm bị sưng tấy, bầm tím, ngứa ngáy.
Thông thường, sau tiêm filler từ 3 – 5 ngày vết thương sẽ giảm thiểu tình trạng sưng tấy, dần phục hồi và đẹp như ý muốn.
Quá trình vết thương giảm sưng như:
– Ngày thứ nhất, sau tiêm HA vết thương bị sưng kèm cảm giác khó chịu.
– Ngày thứ 2 – 3, lúc này vết thương đã bắt đầu bớt sưng và giảm cảm giác khó chịu.
– Ngày thứ 4 – 5 trở đi, tình trạng sưng vùng da tiêm filler đã hết giảm và dần biến mất. Làn da bắt đầu mềm mại, đường nét đẹp tự nhiên đã rõ ràng hơn.
Để vùng da tiêm filler rút ngắn thời gian phục hồi và khắc phục triệu chứng sưng đau, bạn có thể áp dụng một số cách như: chườm đá lạnh, uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, không tác động mạnh….
Sau khi tiêm filler, 24 – 48 giờ đầu tiên bạn có thể dùng túi chườm đá chuyên dụng hoặc bọc vài viên đá vào khăn sạch rồi chườm xung quanh vết thương. Kết hợp massage nhẹ nhàng, thực hiện mỗi lần khoảng 15 phút, mỗi ngày chườm 2 – 3 lần. Lưu ý, tránh tác động mạnh gây ảnh hưởng đến vết thương.
Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lít nước để cung cấp độ ẩm cho da và giảm thiểu triệu chứng sưng tấy, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Ngoài ra bạn có thể uống nước ép trái cây, nước canh để bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ vitamin, khoáng chất cũng góp phần giảm sưng tấy vết thương. Theo đó, bạn nên ăn những món có vị thanh mát, đồ mềm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những thực phẩm dễ gây sẹo lồi, kích ứng vết thương, mưng mủ như: hải sản, đồ nếp, rau muống, thịt bò, đồ cay nóng, rượu bia, chất kích thích….
Filler cần thời gian ổn định khi tiêm vào da, cùng với vết thương còn nhạy cảm. Vì vậy, bạn không nên sờ nắn, tác động mạnh để tránh gây nhiễm trùng, hoại tử vùng da tiêm hay filler bị lệch, tràn sang vị trí khác.
Sau tiêm filler bị sưng có thể uống kháng sinh để giúp giảm sưng tấy, tránh nhiễm trùng và biến chứng sau tiêm. Một số loại thuốc kháng sinh được kê đơn như: Augmentin 625mg; Dexa 16mg,…Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào phải có sự chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào.
INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ TIÊM FILLER UY TÍN SỐ 1
Dưới đây là một số cách chăm sóc để thúc để da nhanh phục hồi, đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ lâu dài.
– Khi mới tiêm filler không được để nước tiếp xúc với vùng da mới tiêm.
– Không va chạm, vận động mạnh để filler được ổn định.
– Kiêng trang điểm khoảng 1,2 ngày để tránh gây nhiễm trùng da.
– Bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
– Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Vừa rồi là những giải đáp về hiện tượng “Tiêm filler bị sưng” cũng như cách làm giảm sưng tấy sau tiêm filler. Mong rằng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích.
TIÊM FILLER BAO LÂU THÌ HẾT SƯNG? 6 CÁCH GIẢM SƯNG TẠI NHÀ
https://tamanhhospital.vn/tiem-filler-bao-lau-thi-het-sung/
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×