Tiêm filler cằm là phương pháp làm đẹp giúp cân chỉnh gương mặt hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình tiêm filler có thể làm cằm bị đỏ. Vậy tiêm filler cằm bị đỏ phải làm sao? Tránh nguy cơ bị đỏ cằm sau tiêm filler bằng cách nào?
Những vết đỏ trên cằm sau khi tiêm filler khiến nhiều người lo lắng, sợ gặp biến chứng sau tiêm. Tiêm filler cằm bị đỏ là biểu hiện bình thường do tác động của mũi kim tiêm bên bề mặt da và phản ứng của cơ thể khi đưa chất làm đầy xuống dưới da. Các chị em có thể yên tâm sau 12 – 24 giờ sau tiêm filler cằm sẽ giảm đỏ, trở lại trạng thái bình thường, làn da căng bóng, mịn màng hơn nhờ tinh chất HA có trong filler lên da.
Thế nhưng nếu cằm bị đỏ kéo dài trong suốt nhiều ngày kèm theo đó là biểu hiện đau nhức, đó có thể là ca tiêm filler cằm bị hỏng. Lúc này, chị em cần đến cơ sở an toàn gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm hiểu kỹ nguyên nhân và có cách khắc phục kịp thời.
Cằm bị đỏ sau khi tiêm filler
Tiêm filler cằm bị đỏ cần phải có phương án để khắc phục. Dưới đây là cách xử lý khi cằm bị đỏ sau tiêm filler:
Khi cằm bị đỏ trong từ 1 – 2 ngày đầu, đó là biểu hiện bình thường không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn chỉ cần chú ý thực hiện chế độ chăm sóc vùng cằm thật tốt, cụ thể như sau:
– Không chạm tay và nắn chỉnh cằm khi đang bị ửng đỏ trong những ngày đầu vì sẽ làm tăng nguy cơ làm nhiễm trùng, vón cục filler. Nếu muốn vệ sinh vùng da ở cằm, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý thấm vào bông tẩy trang, lau nhẹ lên da.
– Giữ vệ sinh cho vùng cằm dù phương pháp tiêm filler chỉ để lại tổn thương nhỏ trên da. Đồng thời đừng quên uống các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng tốc độ phục hồi sau tiêm filler cằm.
– Trong thời gian này, bạn nên tránh ăn các món cứng, dai vì hàm, cằm phải cử động nhiều lần sẽ khiến tình trạng filler sau tiêm khiến cằm sưng đỏ kéo dài hơn.
– Chú ý đến tư thế nằm, ngồi, không úp mặt xuống giường, chống cằm khi ngồi vì dễ làm biến dạng cằm.
Thông thường, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tự chữa lành để làm lành vết thương, cơ chế này phát huy mạnh mẽ trong 30 tiếng đồng hồ đầu tiên. Sau thời thời gian này, nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng, vùng da đó sẽ không còn biểu hiện sưng đỏ, đau nhức nữa.
Tương tự, sau tiêm filler 36 tiếng, tức là sau khoảng 3 ngày, nếu như cằm vẫn đỏ, bầm tím, xuất hiện những cơn đau nhức thì 80% là do vết thương đã bị nhiễm trùng. Tình trạng thâm bầm vẫn không thuyên giảm, điều bạn cần làm lúc này là đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra.
Thời gian này, tuyệt đối không được đưa tay lên sờ, nắn ở vùng da bị tổn thương, không tự ý mua thuốc, thoa lên da mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bạn vẫn nên kiên trì uống nhiều nước, ngừng ăn các món có chứa nhiều natri như đồ muối, thức ăn đóng hộp, đồ nếp, đồ ăn nhiều đạm,…
Cằm bị đỏ kéo dài trên 3 ngày
Để tránh nguy cơ bị đỏ cằm sau tiêm filler, bạn cần lưu ý không sử dụng thuốc, các thực phẩm gây loãng máu, chườm đá khi có dấu hiệu cằm bị bầm tím, hạn chế vận động mạnh, tránh sử dụng thuốc lá, chất kích thích.
Đây là lưu ý quan trọng cần nhớ trước khi can thiệp thẩm mỹ để tránh tiêm filler bị thâm, bầm tím. Giai đoạn trước khi can thiệp thẩm mỹ, bạn cần kiêng các loại thuốc, thực phẩm dễ gây loãng máu trong ít nhất 3 ngày. Trong giai đoạn này, chỉ cần uống thuốc theo đơn kê, tuyệt đối không tự ý uống, thoa bất kỳ sản phẩm nào khác lên da.
Không dùng thuốc gây loãng máu
Sau khi tiêm filler, các vết thương có thể gặp tình trạng sưng đau, bầm tím. Để cải thiện vấn đề trên, bạn có thể chườm lạnh 10-15 phút mỗi ngày. Nên bọc đá trong khăn mềm và chườm lên da để tránh vết thương tiếp xúc với nước gây nhiễm trùng.
Bận không nên vận động mạnh, cường độ cao sau tiêm filler ở cằm. Các bài tập squat, chạy bộ, bơi lội,.. nên kiêng trong thời gian này. Theo lời khuyên từ các chuyên gia thẩm mỹ, khách hàng chỉ nên thực hiện bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…để tránh tổn thương lên cằm khiến cằm bị sưng đỏ, bầm tím.
Không nên vận động mạnh sau khi tiêm filler cằm
Tránh sử dụng thuốc lá, các loại thức uống như trà, cà phê,…nước uống chứa nhiều hoạt chất dễ gây bầm tím, thâm sạm ở vùng tiêm. Tốt nhất, bạn nên kiêng hút thuốc, sử dụng chất kích thích trong khoảng 1 tuần sau tiêm filler.
Trong bài viết trên, Kangnam đã giải đáp nguyên nhân và hướng dẫn cách xử lý khi bị đỏ cằm sau tiêm filler. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng sưng đỏ sau tiêm filler cằm, đừng quá lo lắng mà hãy liên hệ ngay với Kangnam qua hotline 1900 6466 để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Nhập thông tin của bạn
×