Lột tả nguyên nhân và cách trị mụn bọc dưới cằm hiệu quả, không lo tái phát

Mụn bọc dưới cằm dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người bị cảm thấy tự ti, không thoải mái. Đặc biệt những nốt mụn sưng to chứa mủ nếu không cẩn thận sẽ kéo dài dai dẳng, khi lành sẽ làm hình thành sẹo. Do đó, khi điều trị loại mụn này cần phải kiên trì, đúng cách để mụn không lan rộng.

I- Nguyên nhân gây ra mụn bọc dưới cằm

Mọc bọc dưới cằm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính bao gồm biểu hiện sưng đỏ, chạm vào thấy đau nhức. Nguyên nhân chủ yếu do, rối loạn nội tiết tố, tăng tiết dầu, dùng mỹ phẩm kém chất lượng, chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, di truyền, thói quen tự nặn mụn. Cụ thể:

1/ Rối loạn nội tiết tố

Khi vào tuổi dậy thì, hormone sinh dục tiết ra kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Sự tích tụ của bã nhờn và vi khuẩn trên da gây ra tình trạng mụn mủ và sưng to.

2/ Tăng tiết dầu

Tăng sản xuất dầu trên da mặt dẫn đến sự tắc nghẽn lỗ chân lông bởi bã nhờn. Điều đó khiến cho tế bào da chết và vi khuẩn bị tắc bên trong. Chính những điều đó có thể tạo điều kiện cho mụn bọc xuất hiện ở vùng cằm và thậm chí tạo ra nhiều loại mụn khác trên da.

3/ Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc có thể góp phần vào việc da mặt bị mụn, đặc biệt là mụn bọc ở cằm. Các chế phẩm gốc dầu mỡ, chất se da không phù hợp với da có thể gây kích ứng, gây lão hóa nhanh.

Đặc biệt ở vùng cằm sẽ có lỗ chân lông lớn hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập tạo mủ lớn.

4/ Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh

Việc tiêu thụ thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thức ăn giàu đường, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, và cồn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tăng sản xuất bã nhờn và gây ra mụn bọc dưới da.

Chế độ ăn uống nhiều chất béo, dầu mỡ không tốt khiến mụn bọc hình thành

Chế độ ăn uống nhiều chất béo, dầu mỡ không tốt khiến mụn bọc hình thành

5/ Di truyền

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mụn bọc xuất hiện. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, người thân trong gia đình có vấn đề về da như: viêm tiết bã, mụn trứng cá,da dầu… Khi đó, nguy cơ 80% bạn cũng mắc phải mụn bọc so với những người không có người thân bị vấn đề da này.

6/ Vệ sinh da không đúng cách

Nhiều người thường bỏ qua việc chăm sóc da mặt, không tẩy trang hoặc sử dụng sữa rửa mặt không phù hợp với da mụn nhạy cảm. Hành động này có thể làm cho dầu và bụi bẩn tích tụ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.

7/ Thói quen tự nặn mụn

Hành động này vô tình mang hàng ngàn vi khuẩn từ tay xâm nhập vào da mặt. Chính điều đó khiến mụn hình thành và phát triển.

8/ Thức khuya

Thói quen thức khuya và thiếu ngủ khiến cho đồng hồ sinh học bị xáo trộn. Điều này dẫn đến sức đề kháng yếu, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da. Từ đó tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, góp phần gây ra mụn bọc.

Nội tiết tố thay đổi do thức quá khuya làm cơ thể bị ảnh hưởng và mụn hình thành

Nội tiết tố thay đổi do thức quá khuya làm cơ thể bị ảnh hưởng và mụn hình thành

II- Mụn bọc dưới cằm phát triển như thế nào?

Mụn bọc mọc dưới cằm xuất hiện khi vi khuẩn P.acnes tấn công da làm viêm nhiễm. Vi khuẩn này thường không gây hại cho da, nhưng trong điều kiện da dầu và tắc nghẽn lỗ chân lông, chúng có thể phát triển mạnh và dẫn đến mụn bọc nổi dưới da.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị mụn bọc bao gồm:

– Người ở độ tuổi dậy thì từ 14-20 tuổi.

– Phụ nữ trước, trong và sau thời kỳ kinh nguyệt.

– Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

– Người thường xuyên chịu căng thẳng tinh thần và áp lực.

– Người làm việc trong môi trường ô nhiễm và không chăm sóc da đúng cách.

III- Mụn bọc mọc dưới cằm có nên tự nặn không?

Mụn bọc ở cằm không nên tự ý nặn, dù loại mụn này mọc ở cằm hoặc bất kỳ vị trí vào khác trên khuôn mặt cũng không nên tự xử lý. Việc tự ý nặn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, những tổn thương khi lành sẽ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Với những tình trạng mụn bọc nhẹ nên điều trị và chăm sóc tại nhà như các loại mụn thông thường khác. Hãy đợi đến khi mụn gom cồi và khô lại thì mụn sẽ tự đẩy lên rồi rụng.

Không nên tự ý nặn mụn bởi vi khuẩn từ bàn tay sẽ làm tình trạng nặng thêm

Không nên tự ý nặn mụn bởi vi khuẩn từ bàn tay sẽ làm tình trạng nặng thêm

IV- Làm thế nào để điều trị mụn bọc ở dưới cằm?

Tùy vào từng loại da, cơ địa sẽ có cách điều trị mụn bọc khác nhau. Tuy nhiên, trị mụn mọc tại cằm nhanh nhất nên: vệ sinh vùng cằm bị mụn bọc kỹ, dùng kem bôi đặc trị, dùng túi chườm lạnh, sử dụng miếng dán mụn, uống kháng sinh, uống Isotretinoid, peel da, Laser.

1/ Vệ sinh kỹ vùng da bị mụn bọc

Chăm sóc da hàng ngày là quan trọng, không chỉ khi bạn bị mụn. Đây là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa mụn bọc.

Hằng ngày, da của chúng ta tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn. Vì vậy việc làm sạch da giúp loại bỏ khói, bụi và dầu thừa – nguyên nhân chính gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Ngoài rửa mặt, bạn cũng nên sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt để đảm bảo da được làm sạch sâu hơn từ bên trong.

2/ Trị mụn bọc bằng kem bôi đặc trị

Sử dụng kem đặc trị mụn bọc ở cằm là một phương pháp phổ biến được chuyên gia khuyên dùng cho trường hợp mụn bọc trung bình và nặng. Các loại kem chứa các thành phần như:

-Benzoyl Peroxide: Loại hợp chất này có tác dụng diệt khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của mụn. Nó có khả năng ngăn chặn vi khuẩn và giảm nguy cơ phát triển kháng thể.

Benzoyl Peroxide thường kết hợp với các loại thuốc kháng sinh hoặc Retinoid. Để có hiệu quả tốt nhất nên dùng nồng độ từ 2,5 – 10%.

– AHA/BHA/PHA: Các thành phần này thường có trong sản phẩm chăm sóc da giúp loại bỏ tế bào da chết. Nhân mụn bọc từ bên trong đẩy ra ngoài, làm sạch lỗ chân lông giúp da thông thoáng hơn.

– Retinoid: Đây là hoạt chất tiền vitamin A thường kết hợp với kháng sinh uống để hỗ trợ điều trị mụn. Tuy nhiên, cần tránh ánh nắng mặt trời khi sử dụng bởi nó có thể làm da trở nên nhạy cảm hơn. Retinoid có thể gây cảm giác châm chích và làm da khô, bong tróc, cũng có thể làm sáng da.

Retinol là một trong những hoạt chất được ưa chuộng dùng điều trị mụn bọc mọc ở dưới cằm

Retinol là một trong những hoạt chất được ưa chuộng dùng điều trị mụn bọc mọc ở dưới cằm

3/ Dùng túi đá chườm lạnh

Một cách nhanh chóng giúp giảm sưng và viêm đỏ cho mụn bọc là chườm vùng da đó bằng đá lạnh. Bạn có thể làm như sau:

– Lấy một viên đá lạnh từ tủ lạnh.

– Để đảm bảo an toàn cho da, bạn nên bọc viên đá lạnh bằng một lớp vải mỏng trước khi áp dụng lên da.

– Nhẹ nhàng chườm đá lạnh lên vùng da bị mụn trong khoảng 5 – 10 phút. Điều này giúp làm giảm viêm, sưng đỏ hiệu quả.

4/ Trị mụn bằng miếng dán mụn

Miếng dán mụn tương tự như miếng dán thuốc y tế có tác dụng bảo vệ da khỏi việc vi khuẩn xâm nhập. Thông thường, miếng dán mụn chứa thành phần gọi là Hydrocolloid, được thiết kế để xử lý các loại mụn như mụn bọc, mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Chúng đẩy nhanh tốc độ gom cồi của nhân mụn giúp giảm nguy cơ hình thành sẹo trên da và cải thiện tình trạng da.

5/ Uống kháng sinh trị mụn bọc ở dưới cằm

Những người mắc phải tình trạng mụn bọc ở cằm nghiêm trọng thường được bác sĩ đề xuất sử dụng thuốc kháng sinh uống. Có hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mụn bọc là Doxycycline và Minocycline.

Thuốc kháng sinh uống đúng liều lượng giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trên da và cải thiện sau một vài tuần.

6/ Uống Isotretinoid trị mụn bọc

Isotretinoin dạng uống là một loại thuốc được dùng để điều trị mụn bọc ở cằm. Thuốc này hoạt động bằng cách giảm kích thước của tuyến bã nhờn, hạn chế sự tiết dầu, ngăn vi khuẩn xâm nhập, giảm viêm nhiễm.

Khi sử dụng Isotretinoin điều trị mụn bọc ở cằm nên bắt đầu với một liều thấp. Liều dùng được điều chỉnh bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Cần lưu ý rằng đây là loại thuốc mạnh và có thể gây tác dụng phụ. Do đó việc sử dụng phải được theo dõi chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với tình trạng mụn viêm nặng, kéo dài nên can thiệp bằng cách dùng thuốc

Đối với tình trạng mụn viêm nặng, kéo dài nên can thiệp bằng cách dùng thuốc

7/ Điều trị mụn bọc bằng liệu pháp laser

Laser là một phương pháp hiện đại để điều trị mụn bọc phổ biến trong chăm sóc da. Công nghệ này sử dụng tia laser với bước sóng cụ thể để tác động trực tiếp lên da nhằm giảm mụn, giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn ở cằm.

Khi tia laser chiếu vào da, nó được hấp thụ bởi các cấu trúc da và tác động lên các tế bào mục tiêu. Quá trình này giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn, làm giảm viêm nhiễm và cải thiện tình trạng da mụn.

8/ Peel da điều trị mụn bọc

Phương pháp lột da hóa học hiệu quả, đơn giản và tối ưu để giải quyết vấn đề mụn bọc ở cằm. Quy trình này bao gồm ba mức độ khác nhau: bề mặt, nông và sâu.

Quá trình này sử dụng các hóa chất có nồng độ cao tác động sâu vào da. Nhờ đó loại bỏ tế bào da chết và tế bào da lão hóa, đồng thời hỗ trợ trong việc điều trị mụn bọc từ bên trong da.

Các hóa chất peel da chứa hoạt chất axit salicylic, axit glycolic, axit trichloroacetic… Chúng kích thích quá trình lột tế bào da tự nhiên, loại bỏ mụn giúp da tái tạo và trở nên mềm mịn thúc đẩy quá trình phục hồi da.

9/ Tìm gặp bác sĩ thực hiện tiểu phẫu tháo mủ

Những nốt mụn bọc ở cằm viêm nhiễm nặng, sưng to, gây đau thì bác sĩ thường thực hiện tiểu phẫu để tháo mủ. Quá trình này giúp loại bỏ dịch mủ màu trắng hoặc vàng. Khi mủ được tháo ra, tình trạng viêm nhiễm sẽ dần giảm đi. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc da sau tiểu phẫu cần cực kỳ nhẹ nhàng và kỹ lưỡng.

Trường hợp mụn mưng mủ với kích thước lớn nên tìm đến bác sĩ để can thiệp

Trường hợp mụn mưng mủ với kích thước lớn nên tìm đến bác sĩ để can thiệp

V- Cách ngăn ngừa mụn bọc dưới cằm hiệu quả?

Để ngăn ngừa mụn bọc ở cằm, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

– Hạn chế tiêu thụ sữa và thực phẩm có nhiều đường.

– Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, và thuốc lá.

– Giảm lượng thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, và đóng hộp trong chế độ ăn uống.

– Bổ sung dinh dưỡng bằng thức ăn giàu chất kẽm (như đậu và thịt bò), vitamin A (của khoai lang và cà rốt), chất xơ (từ rau củ quả), và thực phẩm giúp thải độc gan (như rau họ cải, hoa quả và rau xanh).

– Tránh chạm tay vào khuôn mặt quá nhiều.

– Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.

– Giữ khăn trải giường, gối đầu luôn sạch và thường xuyên giặt giũ chúng.

– Tránh sử dụng sản phẩm chăm sóc da và trang điểm chứa dầu, có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Mụn bọc dưới cằm xuất hiện phổ biến ở nhiều độ tuổi đặc biệt là nữ giới khi thay đổi hormone. Khi bị tình trạng này sẽ gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bị mất tự tin. Khi ấy cần tìm phương pháp điều trị đúng cách để cải thiện tình trạng mụn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

5 / 5. (Bình trọn) 44

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề cách trị mụn bọc
    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá