Tại sao hình thành mụn bọc mủ? Các bước nặn mụn bọc mủ an toàn

Mụn bọc mủ khá nguy hiểm, dễ chuyển biến thành ổ viêm nhiễm, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng khi không biết cách điều trị đúng. Nhiều trường hợp có thể bị nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong. Để hiểu hơn về mụn bọc có mủ bên trong và cách điều trị đúng, tham khảo bài viết dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam.

I. Cách nhận biết và các giai đoạn phát triển của mụn bọc mủ

1. Cách nhận biết

Mụn bọc mủ là một trình trạng mụn nghiêm trọng khi các lỗ chân lông bị viêm nhiễm nặng, các ổ vi khuẩn gây mủ sâu dưới da, gây tổn thương tận sâu bên trong da. Biểu hiện của mụn bọc kèm theo dịch mủ là gây sưng đỏ, cứng ở xung quanh nốt mụn. Mụn không có đầu, dịch mủ bên trong có màu trắng hoặc màu vàng.

Mụn mủ này rất dễ bị tổn thương, khi va chạm mạnh có thể khiến mụn vỡ ra, gây tổn thương nghiêm trọng các khu vực lân cận. Đặc biệt là khi chạm vào vùng da bị mụn bọc với nhiều dịch mủ bên trong, thường sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu.

mụn bọc kèm theo dịch mủ là gây sưng đỏ, cứng ở xung quanh nốt mụn

mụn bọc kèm theo dịch mủ là gây sưng đỏ, cứng ở xung quanh nốt mụn

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Mụn bọc ở lưng: Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục

2. Các giai đoạn phát triển

Các giai đoạn phát triển của mụn bọc như sau:

– Giai đoạn 1: Mụn bọc mới hình thành, bị vi khuẩn tấn công tạo thành ổ mủ bên trong. Nốt mụn lúc này vẫn nhỏ, khi sờ lên da thấy hơi cộm.

– Giai đoạn 2: Mụn bắt đầu phát triển to dần lên, da vùng mụn căng dần do vi khuẩn tăng lên bên trong nốt mụn. Lúc này, chạm tay hoặc tác động mạnh lên vùng mụn có thể khiến chúng vỡ ra bất kỳ lúc nào.

– Giai đoạn 3: Mụn chín và tự vỡ ra, có thể kèm theo dịch máu, mủ. Sau khi phục hồi, khả năng cao sẽ để lại sẹo xấu dưới da.

II. Tạo sao hình thành mụn bọc chứa đầy mủ bên trong?

Mụn bọc hình thành chứa đầy dịch mủ bên trong nốt mụn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Chức năng bài tiết của cơ thể bị rối loạn, chế độ sinh hoạt và ăn uống chưa lành mạnh, làn da dầu được chăm sóc chưa đúng cách, yếu tố di truyền tác động.

1. Chức năng bài tiết của cơ thể bị rối loạn

Chức năng bài tiết của cơ thể bị rối loạn do hoạt động kém hiệu quả của gan, thận, dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc. Điều này khiến cho chất độc đọng lại bên trong cơ thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên chức năng của tuyến bã nhờn, khiến cho các nang lông luôn trong tình trạng bóng dầu.

Dầu nhờn tiết ra quá nhiều nhưng không thoát ra hết, gây bít tắc chân lông, tạo điều kiện thuận lợi khiến mụn hình thành.

Chức năng bài tiết của cơ thể bị rối loạn làm hình thành mụn bọc

Chức năng bài tiết của cơ thể bị rối loạn làm hình thành mụn bọc

Xem thêm: Cách trị mụn bọc sưng to đơn giản, dễ thực hiện

2. Chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, không lành mạnh khiến cho cơ thể dễ rơi vào tình trạng stress. Việc này dẫn đến các chức năng gan, thận cũng bị rối loạn do giờ sinh học của cơ thể bị thay đổi, khiến cho các cơ quan trong cơ thể cũng không kịp thay đổi theo.

Bởi vậy, việc sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng thực phẩm không phù hợp có thể là nguyên nhân chính gây ra mụn bọc.

Ngoài ra, nếu để tình trạng này kéo dài quá lâu, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da mà còn gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tiết, đặc biệt là lá gan có thể bị nhiễm độc, dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

3. Làn da dầu nhờn không được chăm sóc đúng cách

Làn da dầu nhờn bình thường đã dễ nổi mụn do lượng dầu nhờn tiết ra nhiều hơn bình thường. Khi da không được chăm sóc đúng cách, kiểm soát hoạt động điều tiết dầu nhờn trên da có thể dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.

Làn da dầu nhờn không được chăm sóc đúng cách cũng là nguyên nhân chính gây mụn

Làn da dầu nhờn không được chăm sóc đúng cách cũng là nguyên nhân chính gây mụn bọc mủ

4. Di truyền từ thế hệ trước

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân phổ biến gây mụn bọc kèm dịch mủ bên trong. Bởi yếu tố di truyền có thể tác động đến tính chất làn da, hoạt động điều tiết bã nhờn trên da. Điều này đồng nghĩa với việc, có thể nhiều người sẽ có làn da nhiều dầu nhờn, tăng tiết dầu do bố mẹ, người thân trong gia đình đã từng bị mụn bọc mủ.

III. Các bước nặn mụn bọc mủ an toàn

Để loại bỏ mụn mủ đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm, bạn có thể tham khảo các bước nặn mụn an toàn như sau:

– Bước 1: Xác định nốt mụn có thể tự nặn được, đó là các nốt mụn đã, khô, đã xuất hiện đầu mụn và lộ rõ nhân mụn, khi sờ vào không còn có cảm giác cứng, bị đau nhức.

– Bước 2: Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ loại bỏ bã nhờn, vi khuẩn trên da. Sau đó, sử dụng dung dịch sát khuẩn làm sạch da một lần nữa.

– Bước 3: Làm giãn nở lỗ chân lông trước khi nặn mụn bọc bằng cách xông da mặt với các loại thảo dược từ thiên nhiên như lá tía tô, chanh, sả, gừng,….hoặc với tinh dầu xông hơi.

– Bước 4: Chuẩn bị dụng cụ nặn mụn để loại bỏ nốt mụn bọc, rửa tay sạch sẽ.

– Bước 5: Sử dụng dụng cụ nặn mụn ấn nhẹ lên vùng mụn để đẩy nhân mụn ra ngoài, không nên sử dụng lực quá mạnh để hạn chế làm tổn thương da, kích hoạt tình trạng viêm trở lại.

– Bước 6: Vệ sinh da sau nặn mụn bằng nước muối sinh lý, sau đó làm sạch lại da và thoa thuốc mỡ kháng sinh để ngăn nhiễm trùng sau khi loại bỏ nốt mụn.

– Bước 7: Chăm sóc vùng da bị mụn cẩn thận, thoa thuốc chống sẹo sau khi nặn mụn. Trong 24 giờ đầu không sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da để tránh kích ứng, gây viêm nhiễm. Tốt nhất, nên chờ cho vết thương lành sau đó mới chăm sóc da như bình thường.

IV. Điều trị mụn bọc có mủ bên trong như thế nào?

Điều trị mụn bọc chứa mủ bên trong có thể được thực hiện bằng cách sử dụng kháng sinh theo đường uống hoặc bôi thoa các sản phẩm có chứa thành phần trị mụn.

1. Sử dụng kháng sinh theo đường uống

Mụn bọc hình thành do sự tấn công của vi khuẩn. Do đó, có thể hoàn toàn xử lý mụn bọc bằng cách sử dụng kháng sinh đường uống. 

Thuốc kháng sinh đường uống có tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, từ đó làm xẹp nốt mụn nhanh chóng. Thế nhưng, việc sử dụng kháng sinh cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đồng thời mang lại hiệu quả điều trị mụn tốt. 

Có thể sử dụng kháng sinh theo đường uống để loại bỏ mụn bọc

Có thể sử dụng kháng sinh theo đường uống để loại bỏ mụn bọc mủ

2. Sử dụng các sản phẩm có thành phần trị mụn

Các sản phẩm điều trị mụn có thành phần Retinoid, Benzoyl peroxide, Acid Salicylic mang lại hiệu quả trị mụn tốt.

– Nhóm Retinoid: Bao gồm các loại thuốc dạng kem, gel có thể bôi thoa trực tiếp lên da. Chúng làm giảm tiết dầu thừa trên da, loại bỏ bã nhờn, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và loại bỏ mụn nhanh chóng. Một số sản phẩm có chứa Retinoid được sử dụng để trị mụn như: Retin A Cream 0.05%, Vitara Acnetin A Tretinoin Cream 0.05% 7g, Tretinoin Retacnyl 0.05%,….

– Benzoyl peroxide: là một thành phần thường được thêm vào các sản phẩm trị mụn với mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Nếu tình trạng mụn đang trở nặn, bác sĩ có thể sử dụng thêm Clindamycin, Erythromycin, Doxycycline,… Khi dùng Benzoyl peroxide để trị mụn, cần lưu ý chăm sóc, cấp ẩm cho da, uống nhiều nước để không bị khô, bong tróc da.

– Acid Salicylic: Acid Salicylic cũng là thành phần thường thấy trong các sản phẩm trị mụn mủ. Thành phần này có tác dụng loại bỏ tế bào da chết, ngăn ngừa viêm nhiễm, làm giảm đau, hạn chế ngứa ngáy, đau nhức do mụn gây ra. Một số sản phẩm trị mụn có chứa thành phần Acid Salicylic có thể kể đến như: Murad Rapid Relief Acne Spot Treatment , Super Miracle Spot All Kill Cream, Gel SVR Sebiaclear Cicapeel,…

Gel SVR Sebiaclear Cicapeel có chứa thành phần Acid Salicylic

Gel SVR Sebiaclear Cicapeel có chứa thành phần Acid Salicylic

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ TRỊ MỤN UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Mụn Bọc ở Mũi: Nguyên nhân & cách trị hiệu quả dành cho bạn

IV. Lưu ý để chăm sóc làn da bị mụn bọc mủ

Để chăm sóc làn da bị mụn bọc kèm dịch mủ, bạn nên chú ý một số điều sau:

– Luôn giữ cho làn da luôn sạch sẽ bằng cách rửa mặt 2 lần mỗi ngày, sau khi vận động đổ nhiều mồ hôi bằng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có nhiều bọt và chất tẩy mạnh. Việc rửa mặt bằng máy hoặc miếng bọt có thể gây kích ứng da sau khi trị mụn nên thay vào đó, thời điểm này, bạn chỉ nên sửa mặt bằng tay nhẹ nhàng.

– Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp để chăm sóc làn da mới điều trị mụn bọc. Sau điều trị, da chưa phục hồi lớp bảo vệ, làn da vẫn còn rất yếu. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những sản phẩm gắn nhãn lành tính, an toàn với làn da nhạy cảm. Đồng thời, nên tránh dùng sản phẩm dễ gây kích ứng da, các hoạt chất tẩy da chết hóa học,….

– Sử dụng kem bôi trị sẹo kiên trì trong một thời gian dài sau trị mụn. Kem bôi trị sẹo có tác dụng làm mờ thâm, tránh để lại sẹo lồi, lõm trên da sau khi vùng da mụn đã phục hồi hoàn toàn. Nếu chưa biết sử dụng sản phẩm trị sẹo nào, có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu điều trị mụn cho bạn.

– Không chạm tay lên mặt, không để da mặt tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, nhiều vi khuẩn. Với các đồ dùng hàng ngày như chăn, ga, gối, điện thoại, nên được vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ, xâm nhập vào da gây mụn.

– Thường xuyên gội đầu, tránh để tóc tiếp xúc nhiều với da mặt. Nếu có mái tóc dầu, cần gội thường xuyên hơn để tránh tóc bết dính lên mặt gây mụn.

– Chống nắng tốt cho da: Dù làn da mới trị mụn xong hay cả khi làn da đã phục hồi hoàn toàn, việc chống nắng cho da vẫn vô cùng quan trọng. Chống nắng giúp bảo vệ da trước tác động của tia cực tím, ngăn không cho chúng ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.

– Thực hiện thói quen sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, tập thể dục thể thao để có cơ thể, làn da khỏe mạnh.

Mụn bọc mủ có thể hoàn toàn kiểm soát được khi phát hiện và có biện pháp để loại bỏ chúng đúng cách. Vì vậy, nếu bạn đang bị mụn bọc kèm mủ nhưng chưa biết cách xử lý như thế nào, tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề cách trị mụn bọc
    Cách trị mụn bọc sưng đỏ phổ biến hiện nay, không để lại sẹo

    Cách trị mụn bọc sưng đỏ phổ biến hiện nay, không để lại sẹo

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc sưng đỏ vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, vừa gây đau nhức khó chịu. Vậy đâu là cách trị mụn bọc sưng đỏ hiệu quả, nốt mụn nhanh xẹp nhất. I – Có nên nặn mụn bọc sưng đỏ hay không?II – Cách trị mụn bọc sưng đỏ phổ biến hiện nay,

    Bật mí cách điều trị mụn bọc gây đau nhức hiệu quả

    Bật mí cách điều trị mụn bọc gây đau nhức hiệu quả

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc gây đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày. Mụn bọc chứa mủ ở bên trong, khi phục hồi dễ để lại sẹo xấu nếu không được điều trị đúng cách. Vậy mụn bọc đau nhức do đâu, có nguy hiểm không và điều trị thế

    Cách điều trị mụn bọc mãi không xẹp và những lưu ý cần nhớ

    Cách điều trị mụn bọc mãi không xẹp và những lưu ý cần nhớ

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc mãi không xẹp sưng đỏ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Dù điều trị khỏi, mụn bọc cũng dễ để lại sẹo thâm làm mất đi thẩm mỹ khuôn mặt. Do đó, điều trị mụn bọc không xẹp đúng cách là vấn đề được nhiều người quan tâm. I- Tại sao

    Bật mí cách điều trị mụn bọc ở môi ai cũng cần biết

    Bật mí cách điều trị mụn bọc ở môi ai cũng cần biết

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Những nốt mụn bọc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể và môi cũng không ngoại lệ. Mụn bọc ở môi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp. Chúng có thể lây lan nếu không có

    Mụn bọc trên da đầu: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

    Mụn bọc trên da đầu: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc trên da đầu là vấn đề không chỉ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý tự tin. Mụn bọc thường xuất hiện bất ngờ trên da đầu, gây ra nhiều phiền toái. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá về nguyên nhân, triệu chứng và

    Nguyên nhân Mụn bọc ở tai ? Cách điều trị và cách ngăn ngừa

    Nguyên nhân Mụn bọc ở tai ? Cách điều trị và cách ngăn ngừa

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bọc ở tai có kích thước lớn, gây cảm giác vô cùng đau nhức và khó chịu. Có nhiều lý do khiến mụn bọc mọc trên tai và có nhiều phương pháp để điều trị. Trong bài viết dưới đây, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ tổng hợp chi tiết để giúp bạn hiểu

    icon