Mụn cóc là bệnh da liễu phổ biến gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vậy mụn cóc thường mọc ở đâu? Cách nhận biết và điều trị thế nào?
Mụn cóc thường mọc ở các vị trí như: bàn tay, ngón tay, móng tay, mắt, mũi, bộ phận sinh dục, bàn chân….
– Mụn cóc mọc ở bàn tay, ngón tay, quanh móng tay thường là các chấm đen nhỏ, sần sùi. Chúng hình thành do vùng da bị trầy xước, cắn móng tay….
– Mụn cóc dạng sợi mảnh mọc xung quanh mũi, mắt, miệng với tốc độ phát triển nhanh chóng. Với những bệnh nhân mắc virus HIV hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu và không có khả năng chống lại virus gây mụn cóc.
– Mụn cóc phẳng mọc ở mặt của trẻ em, bàn chân của nữ giới và vùng râu của phái nam.
– Mụn cóc ở bàn chân: Mụn cóc mọc ở gót chân hoặc lòng bàn chân gây khó khăn khi di chuyển.
– Mụn cóc sinh dục: Mụn cóc thường mọc ở đâu? quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Triệu chứng này của bệnh sùi mào gà một căn bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục, mẹ sang con hoặc do tiếp xúc với người mắc bệnh.
– Mụn cóc miệng: Mụn cóc xuất hiện dưới dạng tổn thương đơn lẻ hoặc mọc theo từng cụm ở môi, lưỡi, miệng và nướu. Tình trạng này gây khó khăn khi ăn uống, nhai, nuốt. Mụn hình thành do virus HPV gây ra khi quan hệ tình dục bằng đường miệng.
Mụn cóc thường mọc ở bàn tay, chân, miệng, mắt….
Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
Nguyên nhân hình thành mụn cóc có thể do:
– Virus HPV xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở. Sau đó virus phát triển và kích thích các thế bào trên bề mặt da tạo ra mụn cóc.
– Mụn cóc lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác với tốc độ nhanh chóng. Ngoài ra, có thể lây từ người này sang người khác. Việc gãi hoặc nặn mụn cũng có thể khiến mụn cóc lan rộng.
– Bên cạnh đó, nếu da ngâm nước nhiều hoặc vết thương bị trầy xước dễ gây nhiễm trùng và phát triển thành mụn cóc. Thực tế, virus HPV sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ mất vài tháng để phát triển.
– Suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện khiến cơ thể không đủ sức chống lại virus.
Theo thống kê, virus HPV có hơn 100 type khác nhau với những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp như: bề mặt da sần sùi, nốt mụn có màu sắc khác lạ, gây đau hoặc không đau, ngứa ngáy….
– Trên bề mặt da xuất hiện mụn sần sùi, thô ráp hơn so với các vùng da khác và kèm theo các nốt mụn nhỏ, nhiều thịt.
– Mụn có nhiều màu sắc khác nhau như: màu da, trắng, hồng, nâu sẫm.
– Có thể xuất hiện những chấm đen do cục máu đông để lại trên bề mặt da hoặc bị chảy máu.
– Mụn cóc có thể đau khi chạm vào.
– Ngứa ngáy hoặc kích ứng tại vùng da hay bộ phận sinh dục.
Mụn có sần sùi, thô ráp trên bề mặt da
Mụn cóc không gây nguy hiểm do đây là loại mụn lành tính, một số mụn có có thể tự biến mất. Tuy nhiên, mụn cóc gây khó chịu và có tốc độ lây lan nhanh. Đồng thời, có thể chảy máu khi mụn cóc va đập mạnh. Đặc biệt, mụn cóc sinh dục là loại mụn nguy hiểm vì chúng có nguy cơ cao gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Vì vậy, khi xuất hiện mụn cóc bạn nên sớm điều trị để ngăn ngừa mụn lây lan cho người khác.
Mụn cóc rất dễ lây lan khi bạn tiếp xúc trực tiếp khi chạm vào vùng da của người bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng chung khăn tắm, dùng dao cạo râu cũng có nguy cao mắc virus gây mụn cóc.
Để điều trị mụn cóc, ngăn chặn sự phát triển của virus bạn có thể tham khảo các cách điều trị mụn cóc từ dân gian, dùng thuốc bôi hay áp dụng công nghệ cao tại cơ sở y tế.
5 mẹo điều trị mụn cóc tại nhà từ tỏi, chuối, lá tía tô, giấm táo, ngâm nước nóng….là những cách trị mụn có hiệu quả, được nhiều người áp dụng.
– Tỏi: Tỏi chứa hoạt chất allicin có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên được dùng để điều trị virus HPV. Theo đó, bạn chỉ cần giã vài tép tỏi lấy nước cốt đắp lên vùng da mụn cóc. Lưu trên da từ 2 – 3 giờ rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện cách này mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
– Chuối: Bạn sử dụng chuối xanh, lấy vỏ bên trong chà lên các nốt mụn cóc. Không được rửa nhựa chuối mà giữ nguyên như vậy. Kiên trì thực hiện 2 lần/tuần trong 1 thời gian nốt mụn sẽ bong ra.
– Lá tía tô: Lá tía tô cũng là cách trị mụn có hiệu quả. Theo đó, bạn giã nát lá tía tô và đắp lên vùng da có mụn cóc. Sau đó, dùng vải sạch hoặc băng gạc quấn cố định lại. Nên đắp vào trước khi đi ngủ để tránh vùng da bị dính nước hoặc cử động gây xô lệch. Thực hiện liên tục trong vài tuần đến khi mụn cóc se lại, teo nhỏ và rụng mất.
– Giấm táo: Giấm táo chứa hàm lượng axit malic và lactic giúp làm mềm và bào mòn mụn cóc. Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần để đạt kết quả như ý.
– Ngâm nước nóng: Mụn cóc khi ngâm nước nóng sẽ làm mềm nốt mụn, ngăn ngừa virus và viêm nhiễm. Bạn có thể nhỏ thêm giấm trắng hoặc muối tinh vào nước nóng để tăng hiệu quả điều trị.
Mẹo dân gian trị mụn cóc
Một số loại thuốc bôi chứa các thành phần như: acid salicylic, Cantharidin….
– Acid salicylic: Đây là lựa chọn hàng đầu để điều trị mụn cóc. Trước tiên, bạn nên ngâm mụn cóc trong nước ấm. Sau đó, thoa Acid salicylic vào vết thương, thực hiện đều đặn 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bạn lưu ý không để Acid salicylic lan sang các vùng da xung quanh và nên bảo quản ở nơi thoáng mát. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bôi này cho người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hay mụn cóc nhiễm trùng,…
– Cantharidin: Đây là chất béo không có màu, không có mùi, có nguồn gốc từ con bọ cánh cứng. Cantharidin chứa thành phần giúp vùng da tổn thương xung quanh mụn cóc phồng rộp và bong ra. Thực tế, Cantharidin chỉ hoạt động trên bề mặt da nên không gây sẹo.
Loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ da liễu, do nó có thể gây kích ứng da. Bên cạnh đó, Cantharidin gây ra triệu chứng đau nhức, khó chịu. Khi bạn bị mụn cóc ở lòng bàn chân nếu dùng Cantharidin có thể gây nhiễm trùng, viêm mô tế bào nếu bạn không vệ sinh chân sạch sẽ.
Dùng thuốc bôi để trị mụn cóc
Bên cạnh những cách trên, nếu không đạt hiệu quả bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị bằng các phương pháp như: Tiểu phẫu, áp lạnh, liệu pháp laser….
– Tiểu phẫu: Với những nốt mụn cóc có kích thước dưới 2cm nằm ở vùng da bằng phẳng. Bạn sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ nốt mụn. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu vết thương tránh gây viêm nhiễm.
– Áp lạnh: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào nốt mụn để tiêu diệt các tế bào và phun thêm vài lần để mụn tự bong., không để lại sẹo.
– Đốt mụn cóc bằng laser: Đây là công nghệ hiện đại giúp đẩy lùi mụn nhanh chóng. Việc sử dụng tia laser nhỏ lên nốt mụn.
Chiếu tia laser để điều trị mụn cóc
INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ TRỊ MỤN UY TÍN SỐ 1
Để tránh nguy cơ lây lan mụn cóc bạn hãy thực hiện theo cách sau:
– Hạn chế tiếp xúc với mụn cóc.
– Không nên chọc hoặc nặn mụn có có thể gây lây lan virus.
– Không dùng chung đồ cắt móng tay với những người khác.
– Khi bị mụn cóc không nên cắn móng tay có thể tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào vùng da tổn thương.
– Nên chà xát, vệ sinh vùng da cẩn thận.
Với những giải đáp về thông tin “mụn cóc thường mọc ở đâu”. Mong rằng sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức về mụn cóc và có cách điều trị phù hợp.
Nhập thông tin của bạn
×