Mụn mủ ở cằm: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mụn mủ ở cằm mọc tại vị trí nhạy cảm, dễ tái phát nhiều lần bởi nguyên nhân gây mụn đa phần đến từ nguyên nhân bên trong, liên quan đến vấn đề nội tiết tố. Vậy mụn mủ ở vùng cằm gây ra do đâu và điều trị dứt điểm như thế nào?

I. Tình trạng mụn mủ ở cằm như thế nào?

Tình trạng mụn mủ mọc ở cằm chủ yếu ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Những người bị mụn mủ mọc ở vùng cằm thường xuất hiện sau 23 tuổi. Mụn mủ ở cằm thường ở dạng nang hoặc dạng mụn bọc với u mụn chứa cục mủ lớn bên dưới.

mụn mủ mọc ở cằm chủ yếu ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới

mụn mủ mọc ở cằm chủ yếu ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

II. Nguyên nhân gây mọc mụn mủ ở cằm

Nguyên nhân gây mụn mủ ở vùng cằm có thể do rối loạn nội tiết tố liên quan đến chu kỳ kinh, rối loạn giấc ngủ, nặn mụn bằng tay,…

1. Rối loạn nội tiết tố liên quan đến chu kỳ kinh

Nội tiết tố bị rối loạn liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt làm rối loạn nội tiết tố androgen – hormon kích thích việc tiết bã nhờn trên da. Hoạt động tiết bã nhờn trên da bị rối loạn dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm xuất hiện mụn.

2. Rối loạn giấc ngủ

Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học, dễ gây rối loạn nội tiết, khiến đề kháng yếu đi và da dễ bị tăng tiết dầu nhờn. Ở những vùng có nhiều tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn như vùng chữ T, rất dễ xuất hiện mụn mủ.

3. Nặn mụn bằng tay

Nặn mụn bằng tay là thói quen xấu nhiều người đang mắc phải. Hàng ngày, tay tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn,…nên khi đưa tay lên nặn mụn mà không vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến các vấn đề như: viêm da, nhiễm trùng,…

Nặn mụn bằng tay là nguyên nhân gây mụn mủ

Nặn mụn bằng tay là nguyên nhân gây mụn mủ

4. Dị ứng với mỹ phẩm

Những loại kem dưỡng, mỹ phẩm không hợp với da, kém chất lượng sẽ dẫn đến kích ứng, lão hóa da nhanh, tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập và làm tổ trong lỗ chân lông và gây mụn. Đặc biệt là tại vùng cằm, nơi có tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh hơn các vùng da khác lại càng dễ nổi mụn hơn.

5. Lông mọc ngược

Nguyên nhân khác dẫn đến mụn ở cằm, đó là do lông mọc ngược. Lông mọc ngược sẽ phổ biến hơn ở nam giới do thường xuyên cạo râu. Khi lông mọc ngược vào trong, làn da sẽ mẩn đỏ, viêm nang lông. Lâu dần, lông mọc ngược có thể phát triển thành mụn mủ và gây ngứa ngáy, khó chịu.

III. Mụn sưng do đau nhức ở cằm điều trị như thế nào?

Mụn mủ sưng to đau nhức ở cằm có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc kết hợp chườm đá massage mặt, tránh cọ xát lên da mặt, khám da liễu và điều trị,…

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc tránh thai đều có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát mụn trứng cá. Retinoids, benzoyl peroxide và axit Azelaic đều là những hoạt chất thường thấy trong thuốc điều trị mụn cằm với đặc tính chống vi khuẩn, làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông, kiểm soát dầu thừa, giảm đau viêm, giúp mụn nhanh lành hơn.

2. Chườm đá massage mặt

Mụn mọc ở cằm có thể gây đau. Chườm đá có thể làm giảm đau, sưng tấy. Tuy nhiên, không nên chườm đá trực tiếp lên da. Hãy bọc đá trong tấm vải sạch, sau đó massage nhẹ nhàng lên vùng mụn, không ấn quá mạnh có thể làm vỡ nhân mụn.

3. Tránh cọ xát lên da mặt

Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết mạnh vì chúng có thể làm rách da, gây viêm nhiễm vùng da xung quanh. Đồng thời nên tránh dùng sản phẩm tẩy tế bào chết có xơ hoặc có đường trong thành phần chính.

4. Không nên trang điểm nhiều khi đang bị mụn

Khi đang bị mụn, bạn không nên trang điểm. Việc trang điểm có thể che đi nốt mụn trên da nhưng cũng khiến cho tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Nếu không được tẩy trang đúng cách, sạch sẽ trước khi đi ngủ, làn da sẽ bị bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ bị mụn.

Không nên trang điểm khi da đang bị mụn

Không nên trang điểm khi da đang bị mụn

5. Tránh chạm tay vào mặt

Tay bẩn và việc chạm vào mặt thường xuyên sẽ dẫn đến tích tụ nhiều vi khuẩn trên da. Việc bạn muốn nặn mụn thực sự khiến làn da trở nên trầm trọng hơn.

Không nên cham tay lên vùng mụn

Không nên chạm tay lên vùng mụn

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

6. Khám da liễu và điều trị

Nếu các biện pháp khắc phục nhanh tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được giải quyết tình trạng mụn sưng viêm lớn. Bác sĩ sẽ có phác đồ riêng phù hợp với tình trạng mụn của mỗi cá nhân để điều trị mụn hiệu quả.

IV. Cách phòng ngừa mụn mủ ở cằm

Phòng ngừa mụn mủ ở cằm không hề khó nếu chúng ta để ý chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và thói quen chăm sóc làn da hàng ngày. Một số biện pháp ngăn mụn mủ ở vùng cằm:

– Giữ cho da mặt luôn sạch sẽ là cách phòng ngừa mụn mủ hiệu quả. Rửa mặt 2 lần mỗi ngày để ngăn bụi bẩn, bã nhờn bám trên da gây mụn.

– Dưỡng da bằng các loại sản phẩm thiên nhiên, không chứa thành phần kích ứng da và chống nắng để bảo vệ da trước tác động từ ánh nắng mặt trời.

– Thường xuyên thay ga giường, chăn mền để hạn chế bụi vải bám vào da, hạn chế áp mặt vào gối để tránh bí bách lỗ chân lông.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, kết hợp uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ để tuyến dầu nhờn được cải thiện, tình trạng trao đổi chất trong cơ thể được cải thiện, giảm căng thẳng kéo dài, ngủ ngon hơn và hạn chế mụn.

– Hạn chế sử dụng sản phẩm hóa học gây kích ứng cho da vì những sản phẩm này dễ gây bít tắc lỗ chân lông. Sản phẩm chứa nhiều dầu thừa cũng không nên sử dụng vì có thể làm cho da nhạy cảm, dễ nổi mụn.

– Không nên tự ý nặn nhân mụn để tránh viêm nhiễm, tình trạng mụn trở nên nặn hơn, có thể để lại sẹo rỗ về sau. Nên đến gặp bác sĩ để được lấy mụn chuẩn y khoa.

– Bổ sung rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin có khả năng ức chế sự phát triển của mụn, giúp da khỏe mạnh.

– Che chắn vùng da bị nổi mụn trước khi đi ra ngoài. Những vùng da này nhạy cảm, không nên tiếp xúc với bụi bẩn và ánh nắng mặt trời. Do đó bạn nên đeo khẩu trang, sử dụng kem chống nắng kết hợp.

V. Câu hỏi liên quan

1. Mụn ở cằm có nguy hiểm không?

Mụn ở cằm có thể gây nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Bởi mủ ở vùng cằm xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân cơ thể đang gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố. Khi gặp tình trạng mụn ở vùng cằm, bạn nên kết hợp đi khám da liễu, khám phụ sản để kiểm tra và điều trị kịp thời.

2. Bị mụn mọc mủ ở cằm là dấu hiệu của bệnh gì?

Bị mụn mủ mọc ở vùng cằm khả năng cao có thể là biểu hiện cho bệnh lý về rối loạn nội tiết tố hoặc thận bị rối loạn chức năng. Hoặc đơn giản, mụn ở cằm có thể chỉ do tuyến dầu nhờn hoạt động quá mức do dị ứng mỹ phẩm, không chăm sóc da kỹ lưỡng.

3. Mụn mủ ở cằm có nên nặn không?

Khi bị mụn ở cằm hay bất kỳ vị trí nào khác trên mặt, bạn không nên nặn. Việc nặn mụn ở cằm không đúng cách có thể làm cho nhân mụn dính sang vùng da xung quanh, làm lây lan vi khuẩn và tăng nguy cơ mụn tiếp tục hình thành.

Bên cạnh đó, nặn mụn cũng có thể làm da bị trầy xước, tổn thương xung quanh và để lại sẹo thâm, sẹo rỗ sau khi lành thương.

Mụn mủ ở cằm khá phổ biến và thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ. Gặp tình trạng này, bạn cần kết hợp điều trị bên trong và điều trị ngoài da mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ trị mụn mủ uy tín, liên hệ với Kangnam qua hotline 1900 6466 để được tư vấn miễn phí.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề câu hỏi mụn mủ
    Mụn mủ sưng to là gì? Cách điều trị triệt để

    Mụn mủ sưng to là gì? Cách điều trị triệt để

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ sưng to kèm theo nhiều dịch nhầy bên trong, căng đỏ và đau nhức. Tình trạng này có thể phát triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, nhiễm trùng và hoại tử da. Vậy mụn mủ sưng to là gì? Xử lý và khắc phục vấn đề mụn mủ

    Mụn mủ có tự hết không? Bí quyết giúp loại bỏ mụn mủ

    Mụn mủ có tự hết không? Bí quyết giúp loại bỏ mụn mủ

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ sưng tấy, đau nhức với nhiều chất dịch nhầy ở bên trong. Nốt mụn ngày càng sưng to và có nguy cơ vỡ, gây sẹo thâm, sẹo rỗ. Vậy mụn mủ có tự hết không? Có nên chờ mụn mủ tự hết không hay phải nặn mụn? Bác sĩ da liễu Lê Thị

    Mụn mủ ở mặt : Cách loại bỏ mụn mủ hiệu quả

    Mụn mủ ở mặt : Cách loại bỏ mụn mủ hiệu quả

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ ở mặt là tình trạng nặng hơn của mụn trứng cá không chỉ làm ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn gây khó chịu và đau nhức. Khi phát hiện trên mặt xuất hiện những nốt mụn mủ cần điều trị ngay để mụn không phát triển nặng hơn. Bài viết

    Mụn mủ trên đầu: cách nhận biết và phương pháp điều trị

    Mụn mủ trên đầu: cách nhận biết và phương pháp điều trị

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ trên da đầu cũng tương tự như mụn mọc ở lưng hay mặt đều rất khó chịu. Đây là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến nang tóc ở đầu. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ khiến vi khuẩn, nấm xâm nhập gây ra nhiều vấn đề

    4 Nguyên nhân gây Mụn mủ ở chân: cách xử lí hiệu quả

    4 Nguyên nhân gây Mụn mủ ở chân: cách xử lí hiệu quả

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ ở chân là vấn đề da thường gặp, gây khó chịu khi gặp phải. Những nốt mủ đỏ và sưng ở chân gây cảm giác ngứa, đau đớn. Việc duy trì vệ sinh da hàng ngày, dùng sản phẩm chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn sẽ giúp giảm triệu chứng mụn,

    Xử lý mụn mủ ở mũi không để lại thâm sẹo

    Xử lý mụn mủ ở mũi không để lại thâm sẹo

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ ở mũi chính là biểu hiện của sự mất cân bằng trên da, đe dọa đến vẻ đẹp và sự tự tin của mỗi người. Đừng để mụn mủ thống trị làn da của mình, hãy tìm hiểu kỹ về chúng và chọn phương pháp cải thiện phù hợp, giúp làn da có

    Call
    Zalo