Trả lời cho vấn đề “Niềng răng có đau không?”, các chuyên gia cho rằng thực tế sẽ không đau như nhiều người lầm tưởng, cảm giác chỉ sưng ê và hơi nhức. Do việc chỉnh nha hoàn toàn không ảnh hưởng tới xương hàm, nướu, dây thần kinh dưới chân răng nên bạn có thể yên tâm khi điều trị. Việc đau nhức ê ẩm chỉ diễn ra trong các giai đoạn cụ thể như: đeo chun tách kẽ, đeo nong hàm, sau khi đeo mắc cài, nhổ răng và bắt vít thông thường sẽ kéo dài 5-7 ngày.
Cảm giác khi niềng răng nhìn chung là không đau đến mức cực kỳ nghiêm trọng, bạn chỉ bị ê buốt, sưng căng, tê chân răng… Điều quan trọng là bạn cần chú ý theo dõi và chăm sóc thường xuyên hơn so với lúc chưa niềng.
Để biết hơn về những cảm giác khi niềng răng, bạn cần theo dõi cụ thể từng giai đoạn dưới đây.
Đặt chun (dày khoảng 2mm) giữa các kẽ răng hàm có mục đích là tạo khoảng trống nhất định để răng dễ dàng dịch chuyển và điều chỉnh vào vị trí cần thiết. Bạn sẽ thấy chân răng vướng víu, hoạt động nhai cắn thức ăn kém thuận lợi hơn một chút.
Vùng hàm cũng hơi ê cứng do sợi chun làm căng kẽ răng, tình trạng sẽ giảm dần trong 3-5 ngày.
HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Trường hợp khách hàng có cung răng quá hẹp, bác sĩ nha khoa sẽ yêu cầu đeo nong hàm (1-3 tháng) nhằm nới lỏng cấu trúc sụn mềm ở vòm miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tái định vị hàm răng.
Trong khoảng 2-3 tuần đầu tiên khi đeo khí cụ nong hàm, bạn thường gặp phải cảm giác vướng, căng tức khung hàm và khó mở khẩu hình rộng. Một vài biểu hiện khác đó là ê buốt, cứng hàm trên, mũi và mắt hơi nhức, tiết nước bọt nhiều hơn…
Gắn mắc cài hoàn toàn không gây cảm giác đau, sự tê nhức xuất hiện sau khoảng 2h đồng hồ nhưng cũng thuyên giảm nhanh vào ngày thứ 2-3 hoặc lâu hơn với người có cơ địa nhạy cảm.
Mắc cài răng có thể khiến lớp niêm mạc môi bị đẩy căng rộng hơn, khiến khoang miệng hơi cộm cứng và dễ bị cọ sát gây trầy xước, khó chịu. Cơ thể sẽ sớm thích nghi với sự thay đổi này trong vòng 1-2 tuần đầu sau cài mắc.
Nếu khách hàng có hàm răng mọc chen chúc, lệch vẹo nhiều và khó tạo khoảng trống trên cung hàm thì bác sĩ chỉnh răng sẽ chỉ định nhổ răng. Quá trình thực hiện sẽ được tiêm thuốc làm tê nên bạn không cần lo lắng về cảm giác đau.
Khoảng 2-3h sau, khi thuốc tê đã hết tác dụng, vùng răng mới nhổ thường bị tấy nhẹ, cảm giác nhức xuất hiện theo từng cơn nhưng tần suất không nhiều. Bước sang ngày thứ 2, vùng nướu sẽ không còn khó chịu nữa.
Tương tự như khâu nhổ răng, bắt vít cũng được thực hiện dưới hình thức gây tê, giúp khách hàng loại bỏ cảm giác đau nhức. Toàn bộ thao tác diễn ra khá nhanh chóng trong vòng 5-10 phút nên bạn đừng quá lo lắng gây ảnh hưởng tâm lý, dễ xảy ra tình trạng “đau giả”.
Khách hàng thường bị tê cứng cung hàm sau khi bắt vít khoảng 1 ngày, nếu chăm sóc cẩn thận thì mức độ khó chịu sẽ giảm nhanh chóng.
Răng được siết chặt khi niềng có thể gây nên đau buốt, đặc biệt là khi bạn ăn món nóng, lạnh, quá cứng… Các cơn đau ê diễn ra trong khoảng 3 ngày sau khi siết, bạn phải hết sức cẩn thận để tránh làm tình trạng nặng nề thêm.
Mặc dù cảm giác ê răng và tấy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng một vài mẹo chăm sóc để cảm thấy dễ chịu hơn, đảm bảo không ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.
Chườm đá là giải pháp giảm đau và sưng cực kỳ hiệu quả được lưu truyền phổ biến trong dân gian, đặc biệt hữu ích để xoa dịu sự tê buốt trong các giai đoạn niềng răng.
Nhiệt độ lạnh từ đá viên có tác dụng làm co mạch máu và gián đoạn sự dẫn truyền xung thần kinh cảm giác, giúp toàn bộ vùng hàm không còn căng nhức.
Bạn nên dùng túi chườm hoặc bọc đá trong khăn mềm và áp lên vùng má, thực hiện khoảng 5-10 phút mỗi lần, lặp lại 2-3 lần/ngày để thấy hiệu quả.
Giữ sạch khoang miệng là điều vô cùng cần thiết và quan trọng để tránh những vấn đề: viêm ngứa, kích ứng với khí cụ, nhiệt miệng…
Bạn nên dùng nước muối loãng (ấm) để súc miệng sau mỗi bữa ăn hoặc 2 lần/ngày vào sáng – tôi, liên tục duy trì trong suốt quá trình niềng răng nhằm bảo vệ khoang miệng cũng như tăng thêm hiệu quả điều trị.
Các món cứng và dai đòi hỏi nhiều lực lớn, dễ làm sai lệch vị trí mắc cài, đồng thời gia tăng cảm giác đau buốt khó chịu. Vì thế, bạn hãy ưu tiên những đồ ăn mềm xốp, không gây dắt răng và hạn chế áp lực cho toàn bộ vùng hàm.
Cùng với đó, bạn cũng cần tránh những món đồ ăn keo dính (kẹo cao su, phô mai…) và tạm xa các loại nước có ga làm ảnh hưởng xấu đến nha chu.
Mắc cài vô tình chà xát vào mô mềm trong khoang miệng sẽ gây trầy và rát nên bạn có thể dùng tới sự trợ giúp của sáp chỉnh nha, bọc cẩn thận vào những vị trí dễ bị ma sát.
Bạn cần chú ý khi mua sáp sao cho chính hãng, đảm bảo chất lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ngoài thắc mắc “Niềng răng có đau không?”, nhiều người cũng bày tỏ quan ngại về những cơn đau hay ê buốt kéo dài, sợ ảnh hưởng tới việc ăn uống và sinh hoạt.
Thời gian bị đau sau niềng răng trung bình khoảng 5-7 ngày, nhưng kéo dài bao lâu còn phải dựa vào nhiều yếu tố: giai đoạn niềng, cơ địa từng người, ngưỡng chịu đau, kỹ thuật của nha sĩ…
Trong trường hợp chỉnh răng bị đau đớn từng cơn dai dẳng, thậm chí là cả 1 tháng thì bạn phải liên hệ ngay với Bác Sĩ Răng Hàm Mặt. Dựa vào tình trạng của khách hàng, bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra phương án xử lý tương ứng.
Trên thực tế, mỗi khách hàng lại có một cảm nhận riêng về cơn đau, nên bạn đừng quá lo lắng. Hãy giữ tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái trước khi niềng răng để sớm đạt được kết quả hoàn chỉnh.
Khoang miệng sẽ trở nên “mẫn cảm” hơn khi bạn niềng răng, nên việc tránh các loại thực phẩm gây nguy hại cho răng là điều cần thiết. Đây cũng là căn cứ để bạn chủ động xây dựng thực đơn hợp lý, hạn chế mọi rủi ro.
Các món đồ cần kiêng kỵ bao gồm:
Món dai và dẻo: nem thính, tai chua, bánh dày, các loại xôi, bò/gà/heo khô, mực xé…
Món cứng và giòn: bắp rang bơ, kẹo cứng, bánh cu đơ, bánh đa, sụn heo…
Đồ ăn cay nóng, món mặn, món nhiều dầu mỡ…
Món đồ quá lạnh: nước đá, đá viên, kem…
Nước uống gây tổn hại cho sức khỏe: bia rượu, nước ngọt, các loại thức uống chứa màu thực phẩm…
Khi chế biến món ăn, bạn cần chú ý cắt miếng nhỏ và vừa miệng, đảm bảo không làm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cung hàm khi niềng.
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân không biết niềng răng nên ăn gì, dưới đây là một vài gợi ý tuyệt vời mà bạn không thể bỏ lỡ.
Món canh cải nấu thịt viên cung cấp nhiều đạm và vitamin A, vitamin C giúp ích cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, lại không gây áp lực cho răng miệng.
Nguyên liệu:
300g rau cải ngọt
250gr thịt nạc heo băm nhỏ
Hành tím, nấm hoặc mộc nhĩ, gừng
Muối, nước mắm
Cách chế biến:
Bỏ gốc rau cải, rửa sạch rồi cắt khúc, để ráo nước.
Thịt nạc ướp với gia vị muối, mắm, trộn thêm hành tím và nấm băm nhỏ, vo thịt thành từng viên.
Phi thơm hành tím trong nồi, sau đó bỏ rau vào đảo vài lượt, thêm 300ml nước.
Chần qua thịt viên trong chiếc nồi khác, sau đó bỏ vào đun cùng nồi canh cải, thêm vài lát gừng.
Nêm gia vị cho vừa miệng, tắt bếp sau vài phút rồi đổ ra chén tô, ăn khi canh còn ấm nóng.
Trứng hấp là món mềm và dễ ăn, ít gây đầy bụng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thành phần protein cùng các chất dinh dưỡng khác trong trứng giúp tái tạo mô da, giảm đau nhức chân răng hiệu quả.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Đập trứng vào bát, đánh đều tay trong 1 phút.
Rửa sạch rau hoặc hành, cà rốt thái nhỏ và trộn với trứng, thêm ít muối.
Bỏ vào khay và nồi hấp cách thủy trong khoảng 3-5’.
Lấy bát ra, để nguội bớt và thưởng thức thành phẩm, chỉ nên ăn tối đa 2 quả/ngày.
Với món đậu sốt thịt, bạn sẽ không phải băn khoăn rằng “Niềng răng có đau không?”. Đây là món hợp khẩu vị với nhiều người, không gây nhức răng hay đầy bụng, lại đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Cắt miếng đậu sao cho vừa ăn, rán chín vàng rồi bỏ ra đĩa.
Rang chín thịt băm, thêm gia vị vừa đủ để thịt thơm hơn.
Bỏ vỏ hành tím, rửa sạch hành lá/ rau thơm và cà chua thái miếng.
Phi thơm hành tím trên chảo dầu nóng, cho cà chua vào đảo, thêm ½ bát nước để tạo dạng sệt.
Cho thịt và đậu vào đảo đều, nêm nếm cho vừa rồi bỏ hành lá/ rau thơm vào chảo.
Tắt bếp sau vài phút, bày ra đĩa rồi thưởng thức món đậu sốt thịt.
BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ NHA KHOA UY TÍN ???
Để làm tăng thêm sự phong phú cho khẩu phần ăn, bạn cũng có thể thêm vào thực đơn các món cháo hoặc súp rau củ quả, thịt nạc, yến mạch…
Đặc biệt với những người đang niềng răng kết hợp với thực hiện kế hoạch giảm cân, ăn uống “healthy”, giữ dáng đẹp… món súp là một lựa chọn bỏ qua.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Sơ chế thịt và rau củ cho sạch, thái thành từng miếng nhỏ.
Đun 1 nắm gạo với 300ml nước, cắm nồi cơm điện 30’ cho sôi.
Ngắt điện rồi để nguyên khoảng 15’ cho hạt gạo nở, dùng thìa gỗ khuấy đều tạo dạng sánh.
Cắm nồi lại và thêm thịt cùng rau củ vào hầm chín, cho gia vị trước khi ăn.
“Niềng răng có đau không?” và những mẹo chăm sóc răng miệng hữu ích đã được chia sẻ chi tiết qua bài viết. Ngoài ra, bạn nên tìm đến một địa điểm chỉnh nha chất lượng để sớm sở hữu nụ cười đẹp xinh, tránh khỏi cảm giác khó chịu trong suốt quá trình điều trị.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×