Chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn như thế nào? Đa số khách hàng khi thực hiện dịch vụ này đều gặp khó khăn khi xây dựng kế hoạch dưỡng thương tại nhà. Cùng theo dõi bài viết để khám phá những cẩm nang chăm sóc đúng đắn mà BV Kangnam mang tới nhé!
Nếu bạn muốn biết cách chăm sóc mũi chuẩn nhất thì trước tiên phải nắm rõ về các phản ứng xảy ra sau phẫu. Điều này còn giúp ích cho việc kiểm soát biến chứng và đảm bảo an toàn trong suốt giai đoạn hồi phục.
Cụ thể về các hiện tượng thường gặp là:
Ù tai, chóng mặt: do tác dụng phụ của thuốc gây tê, các cơ quanh vùng mặt bị co kéo, cử động bị hạn chế và người mệt mỏi. Điều này diễn ra trong 24-48h.
Tiết dịch: các chất lỏng dư thừa quanh vết mổ mũi sẽ được đào thải ra ngoài nên xuất hiện tình trạng chảy dịch (mức độ nhẹ) trong 3-4h sau phẫu.
Đau và sưng: do các mô bị tổn thương, sụn đệm chưa kịp thích nghi với môi trường trong cơ thể. Tình trạng này sẽ biểu hiện rõ nhất trong 3 ngày đầu và dần thuyên giảm về sau.
Tím bầm: tế bào máu bị rò rỉ ra ngoài, vết bầm tập trung ở đầu mũi và có thể lan tới bọng mắt, gặp phải trong 5 ngày rồi giảm dần sau 3-4 tuần.
Ngứa nhẹ: vào thời điểm từ ngày thứ 10 trở đi, vết rạch trên mũi bắt đầu hình thành da non.
Nhức vùng sườn: do vết mổ tại đây chưa hồi phục, nên có cảm giác nhói mỗi khi bạn cử động mạnh.
Ở những khách hàng có cơ địa lành, chất liệu sụn thích nghi nhanh thì các phản ứng hậu nâng mũi rất nhẹ nhàng, bạn cũng không nên quá lo lắng.
Sau nâng mũi sẽ có một số triệu chứng
Sau khi đã biết rõ về các triệu chứng sau sửa mũi, bạn đã có thể bắt đầu xây dựng kế hoạch chăm sóc tại nhà. Những gợi ý hữu ích đó là:
Giữ gìn vệ sinh mũi là việc làm then chốt để đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời giúp cấu trúc sụn bên trong sớm ổn định trở lại.
Cách tốt nhất chính là sử dụng nước muối loãng và bông mềm để lau sạch vùng da quanh mũi, giúp loại bỏ các mảng tế bào chết cũng như chất dịch thừa.
Khi thực hiện thao tác vệ sinh, bạn hãy lưu ý:
Vệ sinh và chăm sóc cẩn thận sau nâng mũi sụn sườn
Xem thêm: Giải mã điềm báo Nhảy mũi (hắt xì hơi) theo giờ
Chườm mũi là cách tuyệt vời để bạn xoa dịu những cảm giác căng tức và khó chịu sau phẫu. Việc này còn mang tới công dụng thư giãn, giúp bạn mau chóng rút ngắn thời gian hồi phục.
Chườm đá:
Vệ sinh và chăm sóc cẩn thận sau nâng mũi sụn sườn
Chườm ấm:
Sụn sườn khi mới đệm vào sống mũi sẽ khá yếu, chưa thể vào trạng thái ổn định ngay. Vì thế, bạn cần tránh mọi tác động lực mạnh (sờ, nắn, chạm…) và phải hạn chế thể dục thể thao.
Việc đụng tay hay bất kỳ vật nào vào mũi sẽ khiến cho vị trí của sụn dễ bị xê dịch, đồng thời làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
Nếu vô tình gây va chạm vào vết khâu, đường rạch sẽ bị bung ra và gây tổn thương nặng nề hơn. Do đó, bạn phải chủ động bảo vệ toàn bộ vùng mũi một cách tốt nhất.
Hạn chế tối đa việc chạm vào mũi
Những người có cơ địa dữ và nhạy cảm thường sẽ phải dùng đến thuốc giảm đau hay kháng sinh để làm dịu các phản ứng sau phẫu.
Nếu bạn ở trong trường hợp này, hãy chú ý sử dụng thuốc đúng theo kê đơn của bác sĩ, uống đủ liều và tuyệt đối không được điều chỉnh khi chưa được hướng dẫn.
Một trong những cách chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn mà bạn cần phải nhớ chính là ngừng mọi hoạt động thể dục thể thao, lao động chân tay, quan hệ tình dục… Vì điều đó sẽ khiến cho sụn mũi lệch vẹo, khó vào form chuẩn.
Các hoạt động mạnh có thể gây áp lực cho toàn bộ vùng mũi và mặt, làm cho quá trình sửa chữa vết thương bị cản trở, thậm chí bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật chỉnh lại mũi.
Những điều cần tránh cụ thể là:
Trong ít nhất 1 tuần đầu, bạn nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi thư giãn và giải trí. Cách này giúp cho hệ thần kinh được thả lỏng, phòng tránh mệt mỏi dẫn tới quá trình hồi phục kém hiệu quả.
Khi nằm ngủ, bạn cần kê gối đầu cao hơn tim, đệm xung quanh mặt để cố định vị trí, hạn chế tối đa việc đè nén lên vùng mũi.
Tất cả những hoạt động nghỉ ngơi và chăm sóc, kiêng khem đều phải được lên kế hoạch thời gian biểu cụ thể, đảm bảo chuẩn khoa học.
Nghỉ ngơi điều độ để mũi lành nhanh
Thay vì chọn những bài vận động quá sức, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng 5-10’/ngày vào sáng – tối để giảm thiểu tình trạng ứ đọng máu bầm, giúp các cơ mặt sớm co giãn linh hoạt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các bài yoga nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền 20’/ngày để tăng cường sức khỏe, giúp ích cho sự bình phục của mũi.
Trước khi quay trở lại vận động như bình thường, bạn nên điều chỉnh cường độ từ từ, không được quá nhanh vội khiến mũi bị tổn thương.
Dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng mà những người sau nâng mũi sụn sườn cần phải chú ý. Bởi nếu không cung cấp đủ chất cho cơ thể, sự lành lại của mũi sẽ bị ảnh hưởng.
Các món phải kiêng:
Món nên bổ sung:
Bạn nên dùng ống hút và ưu tiên các món ăn mềm nhằm đảm bảo các cơ vùng mũi – môi không bị kéo căng quá mức.
Bổ sung vitamin sau khi nâng mũi
Thông thường, khách hàng cần quay trở lại bệnh viện để tiến hành tái khám, đảm bảo kết quả chỉnh mũi tốt nhất.
Với mỗi lần khám, bạn phải ghi nhớ toàn bộ những lời dặn của bác sĩ để biết cách điều chỉnh chế độ chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn phù hợp.
Một tips khác để bạn trải qua giai đoạn chăm sóc nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn chính là chọn địa điểm uy tín để chỉnh hình mũi. Bởi nếu tay nghề của bác sĩ đạt chuẩn, cùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại thì kết quả thẩm mỹ sẽ rất hoàn hảo.
BV Kangnam tự hào là nơi dừng chân của vô vàn tín đồ làm đẹp trong suốt hơn 10 năm qua. Dịch vụ nâng mũi bằng sụn sườn tại đây được triển khai theo quy trình nghiêm ngặt, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn tới 99%.
Những lợi thế rất riêng mà Kangnam sở hữu là:
Nâng mũi cấu trúc an toàn tại Kangnam
Hình ảnh khách hàng nâng mũi cấu trúc 4D tại Kangnam
Nâng mũi cấu trúc 4D Sụn Surgiform
Khách hàng thay đổi sau khi nâng mũi cấu trúc
Những bí quyết chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn đã được tổng hợp đầy đủ, hỗ trợ bạn dưỡng thương một cách đúng đắn. Hãy cùng BV Kangnam khởi đầu hành trình làm đẹp ngay hôm nay để tạm biệt mũi thấp, tẹt, gồ… kém duyên nhé!
Nhập thông tin của bạn
×