Một trong những điều đáng lo ngại nhất mà nhiều người gặp phải là sau khi sửa mũi bị lộ sóng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vì thế, việc tìm ra nguồn gốc của vấn đề và biết cách xử lý triệt để sẽ giúp bạn thoát khỏi tình cảnh sống chung với biến chứng.
Trên thực tế, bạn sẽ thấy mũi vào form chuẩn, không còn các dấu hiệu sưng đau và bầm sau khi PT khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp khác lại xảy ra hiện tượng sau khi sửa mũi bị lộ sóng, sống mũi bị lộ miếng độn dưới lớp da mỏng, đặc biệt nhìn rõ khi soi dưới ánh đèn.
Đây chính là biểu hiện của tình trạng lộ sóng sau nâng, đa phần sẽ kèm theo nhức mũi và bóng đỏ rất khó chịu. Đặc biệt, tỉ lệ những người gặp phải biến chứng này rất cao khi dùng chất liệu độn dạng silicon (32%) hoặc goretex (khoảng 47%).
Một số người bị mức độ nặng sẽ rất dễ tụt sụn ra ngoài do khung nâng không bám dính chắc chắn vào mô da. Đồng thời, toàn bộ kết quả sau quá trình nâng mũi bị hỏng, gây ra ảnh hưởng xấu và khó đạt được giống như kỳ vọng ban đầu.
Lý giải cho điều này, Bác sĩ Lê Thuỷ (BV Kangnam) đã đưa ra 3 nguyên nhân nổi bật và cũng là sai phạm dễ mắc nhất của những người đi nâng mũi. Cụ thể đó là:
Rất nhiều nam thanh nữ tú đều có quan điểm khá cứng nhắc: “Nâng càng cao càng đẹp”. Nhưng thực tế, nguyên tắc đúng đắn nhất là chỉ nên độn sống mũi ở mức độ vừa phải và phù hợp với đường nét ngũ quan.
Vì vậy, khi đệm sụn quá cao sẽ khiến cho làn da của bạn không đủ sức chống đỡ và bao bọc sống mũi. Khi đó, các mô mềm bên trong cũng bị yếu đi, khó liên kết với chất liệu độn.
Sau một khoảng thời gian, miếng đệm này sẽ làm cho da mũi bị giãn căng, mạch máu chịu áp lực lớn và chèn ép các đầu dây thần kinh. Bởi vậy mà bạn sẽ có cảm giác đau đớn, ửng đỏ da và cơ thể có xu hướng tự đẩy sụn ra ngoài.
Tiêu chuẩn chung của hầu hết các loại sụn nhân tạo là phải đảm bảo tính chắc khỏe và dẻo dai nhất định. Đặc biệt với những người có cơ địa kém không nên dùng chất liệu quá cứng vì độ tương thích là cực kỳ thấp.
Tuy rằng sụn goretex có thể hỗ trợ mũi lên dáng đẹp hoàn mỹ hơn so với việc cấy ghép silicon nhưng bởi tính thô cứng và dày nên rất dễ làm trơ khung mũi.
Đó là lý do bạn cần tìm hiểu và xem xét rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định dùng chất liệu nâng nào cho phù hợp.
Việc nâng mũi bị cao quá mức hoặc dùng không đúng vật liệu nâng được xác định một phần là do kỹ thuật của bác sĩ. Nếu là một bác sỹ có đủ kiến thức và kỹ năng sẽ tư vấn cho bạn các phương án thẩm mỹ phù hợp với tình trạng mũi hiện tại, đảm bảo kết quả thẩm mỹ hoàn hảo nhất.
Phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ
Hơn nữa, khi tay nghề của bác sĩ còn yếu kém, việc bóc tách mô và cấy ghép sai vị trí cũng có thể khiến cho sống mũi lộ sụn, gây ra nhiều tổn thương hoặc di chứng về sau.
Nếu không phát giác kịp thời và can thiệp đúng lúc sẽ khiến cho bản thân phải gánh chịu nhiều hệ lụy như: biến dạng form, nâng mũi bị co rút, chảy máu, nhiễm trùng…
Xem thêm: Nhảy Mũi 2 Cái Là Gì ? Xấu Hay Tốt ?
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về tình trạng lộ sụn mũi sau nâng, cũng như tránh bị nhầm lẫn với các phản ứng thông thường khác, hãy nằm lòng những dấu hiệu nhận biết sau đây:
Các tín hiệu bất thường sẽ phát sinh dần dần từ nhẹ đến nặng, trong thời gian 1 tuần sau phẫu nên bạn cần đặc biệt chú ý và theo dõi kỹ lưỡng.
Sau 7-10 ngày nếu không được kiểm tra và khắc phục kịp thời, khách hàng sẽ gặp phải nhiều cảm giác khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe – ngoại hình – đời sống sinh hoạt.
Về bản chất, tụt sụn đệm mũi là do cơ thể “từ chối” chất liệu từ bên ngoài vào, dẫn tới tình trạng mô liên kết không bám chắc vào vật cấy ghép. Khi đó, vùng mũi sẽ bị đau nhức và tổn thương nghiêm trọng.
Qua những biểu hiện của biến chứng tụt sụn, bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy những rủi ro phát sinh đều rất nguy hiểm. Điển hình phải kể đến là nhiễm trùng, lâu dần sẽ chuyển biến thành hoại tử, làm mất vĩnh viễn biểu mô quanh mũi.
Một vài trường hợp khách hàng quá chủ quan trong việc chăm sóc sau phẫu, khiến cho mô sụn bị hở ra và kéo theo hệ lụy lệch vẹo sống mũi khi vận động. Điều này không chỉ làm hiệu quả thẩm mỹ bị giảm, mà còn gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người sửa mũi.
Ở những người nâng mũi bị tụt sóng, toàn bộ cấu trúc mô sụn và biểu bì tại đây sẽ rất yếu, di chứng về sau sẽ là: dễ bị dị ứng thời tiết/khói bụi, hô hấp kém, khó thở, da mỏng yếu, khứu giác giảm 30-40%…
Đó đều là hệ quả không ai mong muốn, nên bạn phải hết sức cẩn thận từ giai đoạn trước – trong – sau phẫu để tránh mất tiền oan, rước tai họa vào thân.
Nâng mũi bị tụt sóng có nguy hiểm?
Cách tốt nhất để tháo gỡ tình cảnh sau khi sửa mũi bị lộ sóng đó là thực hiện điều chỉnh lại chất liệu độn mũi. Dựa vào từng mức độ biểu hiện ở mỗi người, các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp thích hợp từ đơn giản đến phức tạp.
Đa số các ca tái chỉnh sửa này đều cần rút bỏ sụn ra ngoài để ngăn chặn sự tổn hại nặng nề thêm của mô mũi. Căn cứ vào tình trạng hiện tại, bác sĩ thường lựa chọn 1 trong 2 hướng:
Trong lần phẫu thuật nâng mũi tiếp theo, bạn sẽ được khuyến khích dùng sụn tự thân hoặc thay thế chất liệu nhân tạo khác có độ phù hợp cao hơn.
Cùng với đó, mô da sinh học sẽ được cấy thêm vào để bù đắp cho phần bị hỏng nhằm tăng thêm tính chắc chắn, không lo tái phạm biến chứng cũ.
Ngoài ra, các chị em cũng nên chuẩn bị tinh thần để trải qua quá trình chăm sóc, chế độ kiêng khem cực kỳ cẩn trọng và thời gian hồi phục lâu hơn bình thường.
Mặc dù, việc xử lý mũi lộ sóng không quá phức tạp, nhưng lại gây mất thời gian và có thể mang đến tác động tiêu cực. Vậy nên, một vài cẩm nang hữu ích dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.
Căn cứ vào các nguyên nhân có thể khiến mũi bạn bị lộ sống, có thể thấy việc chọn đúng bác sĩ là điều rất quan trọng. Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng, một danh y không đủ năng lực sẽ làm cho tỷ lệ biến chứng tăng gấp 2-3 lần so với mức trung bình.
Lựa chọn bác sĩ sửa mũi uy tín
Để nhìn nhận một cách khách quan nhất, bạn có thể đặt lịch hẹn và thảo luận trực tiếp với các bác sĩ. Một người chuyên nghiệp sẽ biết lắng nghe mong muốn, thấu hiểu nỗi lo cũng như kiểm tra rất cẩn thận những vấn đề sức khỏe của bạn.
Bên cạnh đó, các chị em cũng nên cân nhắc đến việc tìm kiếm địa chỉ uy tín để thực hiện thay đổi diện mạo. Bởi đây chính là nơi hội tụ đầy đủ các chuyên gia giàu kinh nghiệm, họ có khả năng mang đến kết quả thành công và kiểm soát mọi nguy hiểm tiềm ẩn.
Tất cả khách hàng đều được các bác sĩ định hướng dùng sụn nâng mũi phù hợp, nhưng việc hiểu rõ những loại chất liệu cơ bản sẽ giúp bạn chắc chắn hơn về quyết định của mình.
Hiện nay, 2 dòng sản phẩm được sử dụng nhiều là:
Lựa chọn sụn nâng mũi
Đồng thời, các kỹ thuật chỉnh hình mũi cũng rất đa dạng, ứng dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, tạo điều kiện cho bạn thỏa sức chọn lọc một phương pháp làm đẹp lý tưởng.
Các biến chứng không chỉ xuất phát từ trong quá trình phẫu thuật mà còn rất dễ nảy sinh ở giai đoạn chăm sóc hậu phẫu. Thế nên, bác sĩ luôn khuyến cáo những người sau khi sửa mũi cần lưu ý điều chỉnh nếp sống theo hướng khoa học hơn.
Vệ sinh và vận động:
Chế độ dinh dưỡng:
Nếu không muốn gặp phải tình trạng sửa mũi bị lộ sóng, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức thẩm mỹ an toàn. Thông qua đó có thể lựa chọn đúng đắn về địa chỉ, kỹ thuật, loại sụn nâng… nhằm sở hữu dáng mũi cuốn hút, nhan sắc thanh tú.
Kết quả trước và sau khi khách hàng sửa mũi thành công ở Kangnam
Dáng mũi sau khi sửa trở nên đẹp và cao hơn
Khách hàng sửa mũi thành công
Dáng mũi thay đổi hoàn toàn sau khi sửa
Kết quả của khách hàng sau khi sửa mũi
Bác sĩ Nguyễn Quốc Chí – Trưởng khoa thẩm mỹ mũi tại bệnh viện Kangnam đã giải đáp rằng để cải thiện khuyết điểm cánh mũi to, thô và xoá bỏ nó, khách hàng nên cắt cánh mũi. Phương pháp này giúp thay đổi diện mạo để thu hút nhiều may mắn và sự tự
Phẫu thuật sửa mũi gồ là phương pháp thu gọn sống mũi gồ ghề do xương, sụn tạo thành, giúp đường sống mũi thẳng, tự nhiên, nâng cao tính thẩm mỹ cho toàn gương mặt. Qua nhiều năm thực hiện cho khách hàng, Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường – Chuyên khoa Phẫu
Sửa lại mũi đã nâng thường không đau bởi vì toàn bộ quá trình phẫu thuật được diễn ra dưới hình thức gây tê nên bạn không có bất kỳ cảm giác nào. Có 2 trường hợp nên thực hiện sửa mũi lại là mũi bị biến chứng sau nâng hoặc muốn nâng cấp mũi
Nâng mũi bị bao xơ là tình trạng mũi bị xơ cứng ở vị trí vật liệu độn sau khi nâng mũi, đây là một trong những phản ứng tiềm ẩn gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, bài viết sẽ mang đến kiến thức y khoa giúp bạn hiểu rõ
Mũi gãy là một dáng mũi có phần sống mũi, tính từ hốc mắt tới hết phần đầu mũi, không thẳng mà thay vào đó là tình trạng sống mũi bị gồ lên, gây mất thẩm mỹ cho phần mũi. Mũi gãy được coi là một dáng mũi xấu, khiến gương mặt trông hơi dữ
Trong nhân tướng học, những thay đổi về hình dáng mũi bẩm sinh có liên quan mật thiết đến vận mệnh của một người trong tương lai. Thực tế, sửa mũi có phá tướng không? Bác sĩ giải đáp: sửa mũi không tác động đến đổi vận mệnh và tướng số vì sửa mũi tập
Nhập thông tin của bạn
×