en vi

Đánh giá ưu nhược điểm của 9 loại sụn nâng mũi phổ biến

Có mấy loại sụn nâng mũi? Chất liệu nào tốt nhất? Chắc chắn là băn khoăn của bất kì ai chuẩn bị phẫu thuật thẩm mỹ mũi. Thông tin trong bài viết hy vọng sẽ giúp các bạn tìm được loại sụn nâng phù hợp, đem lại kết quả tốt nhất cho bạn!

I- Sụn nâng mũi là gì? 

Từ trước đến nay, sụn nâng không thể “vắng mặt” trong bất kỳ một ca chỉnh sửa mũi nào. Đây là loại chất liệu đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo đường nét thiếu cân đối. 

Theo nguồn gốc và đặc trưng của sụn, các bác sĩ đã phân chia thành 2 loại sụn nâng mũi khác nhau:

1/ Sụn tự thân

Vì sử dụng sụn tự thân lấy từ cơ thể nên độ tương thích sau khi mũi là rất cao, lên đến 99%. Điều đó đồng nghĩa với việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng, mẩn đỏ và các tác động khác, từ đó đảm bảo kết quả phẫu thuật duy trì trong thời gian dài.

Nâng mũi sụn tự thân

Nâng mũi sụn tự thân

Youtube Kangnam

2/ Sụn mũi nhân tạo

Xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XIX, sụn nâng nhân tạo đã góp phần không nhỏ vào hành trình thay đổi nhan sắc của rất nhiều người. 

Đây là một loại mô sinh học được tạo thành từ các nguyên tố tổng hợp, có đặc tính mềm dẻo và đàn hồi tốt. Phần mô đã được kiểm định và xác nhận về tính an toàn trong quá trình sử dụng bởi cơ quan Y tế.

Tuy nhiên, loại sụn này rất dễ bị làm giả, không đạt tiêu chuẩn chất lượng khiến cơ thể khó tiếp nhận “vật thể lạ” và gây ra nhiều biến chứng.

Xem thêm: Tìm hiểu vì sao Nhảy mũi theo giờ được nhiều người quan tâm

Nâng mũi sụn nhân tạo

Nâng mũi sụn nhân tạo

II. Nên dùng sụn nâng mũi nhân tạo hay sụn tự thân tốt hơn?

Mỗi chất liệu sụn nâng đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Nên dùng sụn tự thân hay sụn nhân tạo trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi phụ thuộc phần lớn vào tình trạng của chính khách hàng.

Bác sĩ căn cứ vào khuyết điểm cụ thể sẽ phân tích, đánh giá để chỉ định phương pháp, chất liệu sụn phù hợp nhằm cho kết quả thẩm mỹ cao nhất.

Trước khi đưa ra quyết định, quý khách hàng có thể theo dõi phân tích đánh giá ưu nhược điểm của từng loại sụn để có những suy xét và lựa chọn thích hợp.

TIÊU CHÍSỤN TỰ THÂNSỤN NHÂN TẠO
Cấu tạoTừ chính các vùng sụn trên cơ thể ( vành tai, vách ngăn, sụn sườn)Sản xuất bằng silicon dẻo
Ưu điểm– Tương thích cao, giảm tối đa nguy cơ đào thải, dị ứng sụn nâng 

– Khắc phục được tình trạng cơ địa từng dị ứng sụn nhân tạo, bóng đỏ đầu mũi

– Tạo dáng mũi có sẵn, nâng cao dễ dàng tùy ý

– Độ bền cao, có thể duy trì trọn đời

– Chi phí hợp lý

Nhược điểm– Chi phí cao do kĩ thuật phức tạp

– Theo thời gian hợp nhất với cấu trúc mũi nên về lâu dài có thể bị thấp đi.

– Không thể nâng mũi quá cao với sụn tự thân

– Không thể dùng sụn nhân tạo để tái tạo toàn bộ dáng mũi: đầu mũi, trụ mũi, …

– Cơ địa nhạy cảm có thể xảy ra dị ứng sụn nâng mũi

– Trường hợp da đầu mũi mỏng gặp tình trạng bóng đỏ, lộ sóng sau 1 thời gian.

Để trả lời chính xác dùng sụn nhân tạo hay tự thân tốt hơn là rất khó. Bác sĩ có thể sẽ kết hợp tinh tế hài hòa giữa các chất liệu sụn đem lại kết quả dáng mũi đẹp hoàn hảo nhất.

Hãy để bác sĩ chuyên khoa tư vấn loại sụn nâng mũi tốt nhất cho bạn?

GỌI NGAY 1900 6466 để đặt hẹn thăm khám MIỄN PHÍ!

III. Tổng hợp các loại sụn nâng mũi nhân tạo Tốt Nhất hiện nay

Để đáp ứng được nhu cầu làm đẹp ngày càng đa dạng, khoa học hiện đại đã “khai sinh” ra rất nhiều dòng sụn nhân tạo khác nhau. Danh sách 7 loại chất liệu nâng mũi dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ với những ưu thế riêng biệt:

1/ Nâng mũi sụn silicon

Chỉnh hình mũi bằng hình thức cấy ghép silicon (nhựa dẻo) có hình chữ L đã được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Á. 

Khi được đặt trên khung xương và dưới lớp biểu bì, loại mô silicon này vừa có tác dụng nâng cao sống mũi, vừa làm đầu mũi sắc nét hơn.

Mặc dù mang lại lợi thế nhất định, nhưng silicon không được khuyến khích dùng ở phương Tây vì nguy cơ nhiễm trùng.

Sụn nâng mũi silicon

Sụn nâng mũi silicon

Youtube Kangnam

2/ Sụn nâng mũi Hàn Quốc Softxil Bistool

Dựa trên nền tảng của sụn silicon, Softxil Bistool có xuất xứ từ Hàn Quốc với nhiều cải tiến vượt bậc nên nhận được sự tin tưởng từ các bác sĩ.

Nhờ kết hợp hoàn hảo giữa nhựa cứng ở bề mặt phía trên và nhựa mềm phía dưới nên mô sụn này có độ bám dính cao, lên form rất chuẩn xác. Vì là sản phẩm mới nên khá nhiều người thắc mắc sụn nâng mũi softxil có tốt không, có mấy loại. 

Sụn Softxil Bistool không chân:

– Độn cao theo đường dọc xương sống mũi cho tới phần chóp.

– Thích hợp với người có cánh mũi gọn gàng, đầu mũi nhỏ.

Sụn Softxil Bistool có chân:

– Gồm 2 phần sụn nối lại thành hình chữ L, độ cong vừa phải.

– Tạo đường nét tự nhiên, chỉnh sửa “gốc rễ” dáng mũi.

– Dành cho người có cánh mũi to bè, xương sống ít gồ ghề.

sụn nâng mũi softxil bistool

sụn nâng mũi softxil bistool

3/ Sụn nâng mũi Nanoform của Mỹ

Bằng cách tận dụng đặc tính mềm dẻo của ePTFE (một loại nhựa trắng và trơn), các chuyên gia tại Hoa Kỳ đã phát minh ra sụn Nanoform ứng dụng thành công trong nhiều ca nâng mũi.

Ưu điểm:

– Khả năng cản lực và chống va đập mạnh, giữ ổn định bền vững.

– Thiết kế dạng xốp với mạng lưới siêu nhỏ, mạch máu lưu thông dễ dàng.

– Chất liệu lành tính, độ hòa hợp cao và hạn chế dấu hiệu bất thường.

Đa phần các bác sĩ đều khuyên dùng kết hợp Nanoform với sụn tự thân để tăng thêm hiệu quả, mang tới sự thay đổi ngoại hình tuyệt vời nhất.

4/ Sụn sửa mũi Surgiform

Tương tự như sụn Nanoform, mô cấy Surgiform có xuất xứ từ Hàn Quốc cũng đã tạo được nhiều đột phá trong lĩnh vực chỉnh hình mũi.

Điểm khác biệt nhất của chúng là được thiết kế dưới dạng hình khối, độ dày từ 1-5mm. Điều này giúp cho bác sĩ tự điều chỉnh, cắt gọt một cách linh hoạt sao cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Tuy nhiên, để tạo được hình dáng miếng độn đúng chuẩn còn đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn sâu rộng, thao tác tỉ mỉ và chính xác.

5/ Sụn mũi Megaderm

Để xếp hạng những loại chất liệu nâng mũi thân thiện với con người thì sụn Megaderm xứng đáng đứng ở vị trí Quán Quân. Với nguồn gốc chiết xuất từ lớp biểu bì trên cơ thể người, sụn cấy ghép Megaderm được cho là tương đương với sụn tự thân. 

sụn nâng mũi megaderm

Miếng độn sinh học megaderm giá bao nhiêu được rất nhiều người quan tâm 

Do vậy, khách hàng sẽ phần nào hạn chế được nguy cơ bị dị ứng, đỏ đầu mũi, lệch form… 

6/ Sụn sửa mũi Gore Tex

So với các loại sụn làm từ ePTFE, Gore Tex có tuổi đời lâu nhất và được người Tây Âu rất ưa chuộng.  Sụn nâng này có khả năng tích hợp tốt với các mô mềm xung quanh, giúp duy trì kết quả cho tới nhiều năm về sau. Đồng thời, chúng còn chịu đựng được nhiệt độ khắc nghiệt hơn so với silicon.

Bên cạnh đó, với kết cấu mềm mại và dễ điều chỉnh linh hoạt, mọi khuyết điểm trên đường sống mũi đều sẽ được cải thiện đáng kể, mang tới diện mạo hài hòa.

Sụn nâng mũi goretex

Sụn nâng mũi Gore tex

Theo một số báo cáo, tỷ lệ nhiễm trùng sau khi dùng sụn nâng Gore Tex giao động ở mức 1,3-5,4%, thường là do quá trình phẫu thuật chưa được khử trùng sạch sẽ.

Youtube Kangnam

IV. Các loại sụn mũi tự thân thường dùng nhất

Các bác sĩ sẽ cân nhắc lấy sụn từ 3 vùng chính trên cơ thể con người để phục vụ cho quá trình nâng cấp mũi. Xét theo thứ tự ưu tiên, các vị trí này được phân chia như sau:

1/ Sụn vách ngăn

Lựa chọn đầu tiên để nâng mũi chính là vách ngăn sụn – “bức tường” phân chia đường mũi bên trái và phải. Bởi sụn này tồn tại sẵn trong mũi và có độ “gần gũi” nhất nên sẽ giúp hạn chế rủi ro xảy ra ở mức thấp nhất.

Lựa chọn đầu tiên để nâng mũi chính là vách ngăn sụn

Lựa chọn đầu tiên để nâng mũi chính là vách ngăn sụn

Nếu có đủ sụn ở vùng này, bác sĩ sẽ tận dụng một phần để định hình lại, ghép vào sống mũi mà không ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ tổng thể.

2/ Sụn tai

Trong TH sụn vách ngăn không đáp ứng đủ yêu cầu, sụn vành tai chính là một phương án thay thế hữu hiệu. Phần sụn lấy từ vành tai với độ dày vừa phải cùng độ đàn hồi tạo ra đường nét cong đầy tự nhiên.

Thế nhưng, theo thời gian sụn tai có thể bị uốn cong quá mức và không đủ cứng cáp để hỗ trợ nâng sống mũi.

Do đó, các chuyên gia khuyên dùng loại sụn này để tạo hình vùng đầu mũi. Đồng thời cần kết hợp với chất liệu nâng khác để có được chiếc mũi hoàn hảo.

3/ Sụn sườn

Vị trí cuối cùng mà các bác sĩ có thể cân nhắc để tận dụng làm “công cụ” nâng mũi cực kỳ phù hợp chính là sụn sườn.

Nâng mũi sụn sườn

Nâng mũi sụn sườn

Mặc dù có độ chắc chắn cao hơn nhiều so với các loại sụn tự thân khác, nhưng sụn sườn lại dễ bị vênh, cần nhiều thời gian tương thích.

Vì thế, mô sụn này được dùng nhiều cho trường hợp tái tạo mũi do phải chịu biến dạng hoặc dị tật.

V. Ứng dụng sụn nâng mũi trong phẫu thuật

Qua nhiều nghiên cứu, hiện nay trong ngành thẩm mỹ mũi không chỉ  có một phương pháp mà nhiều công nghệ nâng mũi tân tiến đã được ứng dụng tại Việt Nam với mục đích đem lại kết quả thẩm mỹ cao nhất cho khách hàng.

1/ Nâng mũi S line 3D

Nâng mũi S line 3D bắt đầu sử dụng kết hợp hai chất liệu sụn nhân tạo và sụn tự thân để tạo kết quả tối ưu hơn, không chỉ chỉnh cao sống mũi mà có can thiệp chỉnh hình lại phần đầu mũi.

– Sụn ứng dụng: Ứng dụng của sụn bao gồm chỉnh hình sống mũi cao cấp Hàn Quốc, vành tai bọc lót đệm trên sụn nhân tạo tại vùng đầu mũi.

– Đối tượng phù hợp: mũi chỉ gặp khuyết điểm sống mũi thấp, tẹt, chỉ cần nâng cao đơn thuần.

2/ Chỉnh hình mũi cấu trúc 4D

Tạo ra một bước tiến đột phá trong ngành thẩm mỹ, phương pháp nâng mũi cấu trúc 4D có thể giúp khắc phục nhiều khuyết điểm mũi, tái tạo lại toàn bộ dáng mũi ban đầu.

– Sụn ứng dụng: Sống mũi dùng sụn nhân tạo Hàn Quốc, đầu mũi, trụ mũi dùng 100% sụn tự thân

– Đối tượng phù hợp: sống mũi rất thấp, hếch lên, cánh mũi to bè ra, nhiều khuyết điểm

Nâng mũi cấu trúc 4D

Nâng mũi cấu trúc 4D

Khách hàng sau khi nâng mũi cấu trúc 4D

Khách hàng sau khi nâng mũi cấu trúc 4D

Dáng mũi trở nên cao và đẹp sau khi nâng

Dáng mũi trở nên cao và đẹp sau khi nâng

3/ Nâng mũi sụn sườn 100%

Đặc điểm nổi trội của phương pháp thẩm mỹ mũi sụn sườn 100% chính là toàn bộ chất liệu sụn sử dụng là sụn tự thân từ chính cơ thể.

– Sụn ứng dụng: Sụn sườn được sử dụng để chỉnh hình toàn bộ dáng mũi, bao gồm sống, đầu mũi và trụ mũi.

– Đối tượng phù hợp: mũi từng phẫu thuật hỏng, cơ địa dị ứng sụn nhân tạo

Nâng mũi sụn sườn tại Kangnam

Nâng mũi sụn sườn tại Kangnam

Bác sĩ chuyên khoa 10 năm kinh nghiệm thăm khám phương pháp phù hợp cho bạn?

Youtube Kangnam

VI. Khách hàng tại BV KangNam đã chọn sụn nâng mũi loại nào?

Trong hơn 10 năm qua, BVTM Kangnam đã trở thành nơi trùng tu nhan sắc tuyệt đỉnh cho rất nhiều người, bao gồm cả những ngôi sao Vbiz đình đám.

Các loại sụn nâng tân tiến nhất đã được áp dụng cho từng tình trạng mũi với kết quả thay đổi diện mạo đến “ngỡ ngàng”.

1/ Đức Phúc chọn sụn mũi Nanoform

Nổi tiếng là chàng nam thần trong thế giới nhạc ballad, ca sĩ Đức Phúc đã trải qua sự thay đổi ngoạn mục với chiếc mũi làm đốn tim bao fans nữ.

đức phúc nâng mũi nanoform

Đức phúc nâng mũi Nanoform

CN nâng cấu trúc kết hợp sụn Nanoform + sụn vách ngăn đã xóa bỏ được các khuyết điểm ban đầu: sống mũi thấp, vách mũi lệch, đầu mũi to tròn.

Sau màn “lột xác” bất ngờ đó, chàng ca sĩ đã chia sẻ: “Nhờ có các bác sĩ tại BVTM Kangnam, mình đã sở hữu được ngoại hình như mong ước, hoàn toàn tự tin theo đuổi đam mê ca nhạc, bùng cháy hết mình trên sân khấu”.

2/ Ca sĩ Bảo Trâm “biến hóa” với nâng mũi bọc sụn vành tai

Với vai trò là một ca sĩ, Bảo Trâm luôn mong muốn cải thiện cả giọng hát lẫn dung nhan nhằm tỏa sáng trên con đường nghệ thuật của mình.

Chính vì thế, cô “sơn ca” đã lựa chọn Kangnam là nơi để trùng tu nhan sắc, thay đổi dáng mũi từ thấp tẹt thành mũi cao cân đối nhờ CN nâng bọc sụn.

Bảo trâm nâng mũi bọc sụn vành tai

Bảo trâm nâng mũi bọc sụn vành tai

Kỹ thuật này giúp cho sống mũi nâng lên bằng sụn sinh học Hàn Quốc, đầu mũi thon gọn nhờ đệm sụn vành tai, phù hợp với đặc điểm da mỏng, dễ bị kích ứng.

Trải qua 6 tháng sau phẫu, nàng ca sĩ bày tỏ tâm sự: “Nâng mũi tại Kangnam chính là lựa chọn đúng đắn nhất trong cuộc đời của mình, Trâm cảm thấy rất vui vì có cơ hội nhận được sự chào đón của khán giả thêm một lần nữa”.

3/ Người mẫu Kim Anh xinh đẹp nhờ sử dụng sụn Gore Tex

Sở hữu chiếc mũi to bè và có phần hơi lệch khiến cho Model Kim Anh gặp phải không ít khó khăn đối với các “pose” ảnh cận mặt. Chính sự tự ti về khuôn mặt đã khiến cô nhiều lần có ý định từ bỏ đam mê. 

kinh anh nâng mũi sụn goretex

Người mẫu Kim Anh xinh đẹp nhờ sử dụng sụn Gore Tex

Khách hàng nâng mũi tại kangnam

Khách hàng nâng mũi tại kangnam

Kết quả trước và sau khi khách hàng nâng mũi tại Kangnam

Kết quả trước và sau khi khách hàng nâng mũi tại Kangnam

Nhưng may mắn thay, nâng mũi S-line 3D với chất liệu nhựa dẻo cao cấp đã “cứu vớt” thành công diện mạo mỹ miều, giúp Kim Anh khẳng định thần thái tuyệt vời hơn trước ống kính.

Cô chia sẻ: “Thông qua lời giới thiệu từ bạn bè, tôi đã có trải nghiệm tuyệt vời tại BVTM Kangnam. Sau khi sửa mũi tại đây, cuộc sống của tôi như bước sang một trang mới tràn ngập niềm tin và lý tưởng.”

Hiển thị nguồn

Allure Plastic Surgery: “Augmentation Rhinoplasty – Silicone Vs Cartilage” 

Careaga Plastic Surgery: “Do I Need a Cartilage Graft for My Nose Job?”

Vipps Korea: “Autologous Cartilage Rhinoplasty”

Có 0 bình luận bài Đánh giá ưu nhược điểm của 9 loại sụn nâng mũi phổ biến

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Kết quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người (*)