Bí quyết chăm sóc sau nâng mũi trong 7 ngày để có kết quả hoàn hảo

Sau khi nâng mũi nếu không tuân thủ chỉ định từ bác sĩ, có thể dẫn đến nguy cơ mũi vẹo lệch và nhiễm trùng rất cao. Do đó, quá trình chăm sóc sau nâng mũi chiếm 20% kết quả, cần được thực hiện đúng cách. Bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ mũi Bệnh viện Kangnam đã cung cấp hướng dẫn chi tiết về những điều nên và không nên làm sau khi nâng mũi để đảm bảo sự thành công của ca phẫu thuật, bao gồm cả 80% kết quả phụ thuộc vào quá trình này.

Cách chăm sóc sau khi nâng mũi là quá trình quan trọng để mũi nhanh lành và có kết quả đẹp tự nhiên. Hãy lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh vùng mũi đúng cách để mũi nhanh vào form và ổn định.

I/ Cách chăm sóc ngay sau khi phẫu thuật nâng mũi

Ngay sau khi vừa nâng mũi, chế độ chăm sóc (1) vùng mũi cần được thực hiện tỉ mỉ và chính xác. Ở những ngày đầu phẫu thuật, vùng mũi còn đang sưng và đau, cần tập trung chủ yếu vào quy trình làm sạch và các biện pháp giảm sưng viêm cho vùng mũi.

Bác sĩ Henry Nguyễn chia sẻ cách chăm sóc ngay sau khi phẫu thuật nâng mũi như sau:

– Đặt miếng gạc nhỏ dưới mũi để thấm sạch dịch tiết và thay miếng gạc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Không gãi hay va chạm vào vùng mũi trong những ngày đầu

– Vệ sinh sát trùng mũi bằng nước muối sinh lý 3-4 lần trong ngày, xịt rửa bên ngoài và trong khoang mũi bằng nước muối thường xuyên. Sau đó, tra thuốc mỡ do bác sĩ chỉ định 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

– Thực hiện chườm đá trong 2 ngày đầu bằng túi chườm cotton bọc 1 đến 2 viên vào và chườm 3 lần trong ngày. Sau đó chuyển sang chườm ấm bằng cách dùng khăn ấm chườm nhẹ nhàng quanh vùng mũi giúp giảm sưng, giảm bầm tím hiệu quả.

– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi khoảng 1-2 ngày sau khi nâng mũi, ngủ kê cao gối và nằm ngửa để không tạo áp lực vào mũi.

– Uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống sẹo, chống phù nề theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc hậu phẫu cắt cánh mũi

Sau khi nâng mũi cần có chế độ chăm sóc đúng cách

II/ Chế độ ăn uống sau khi nâng mũi

Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật nâng mũi có ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục và kết quả sau nâng mũi. Vì vậy, khách hàng cần xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học, lưu ý rõ các thực phẩm nên ăn và không nên ăn để vùng da mũi mau lành và phòng tránh được các rủi ro không mong muốn.(2)

Dưới đây là các thực phẩm phù hợp sau phẫu thuật nâng mũi:

Thực phẩm giàu protein: Bổ sung protein giúp các mô vùng mũi nhanh tái tạo và thúc đẩy quá trình lành thương. Hãy thêm vào thực đơn một số thực phẩm chứa nhiều protein như: thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu.

Thực phẩm giàu vitamin A: Giúp tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo vùng da mũi nhanh chóng. Một số thực phẩm nhiều vitamin A là: cà rốt, khoai lang, gan, bông cải xanh, ớt chuông.

Thực phẩm giàu vitamin C: Có khả năng tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ da sản sinh collagen để vùng mũi hồi phục suôn sẻ và không để lại sẹo. Các thực phẩm nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, ớt chuông, bông cải xanh, kiwi, dâu tây.

Thực phẩm giàu vitamin E: Các thực phẩm chứa vitamin E giúp chống oxy hóa và bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Hãy bổ sung hạnh nhân, quả bơ, dầu hướng dương sau khi nâng mũi để bảo vệ vùng da mũi tối ưu.

Thực phẩm có tính mềm, dễ tiêu hóa: Cháo ngũ cốc, canh xương hầm và các món súp là các món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, phù hợp để tiêu thụ sau khi nâng mũi. Các món ăn này cũng chứa nhiều dinh dưỡng, giúp kích thích làm lành vết thương, tăng sinh tế bào mới.

Bổ sung nước: Nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây tươi giúp thanh lọc cơ thể và bổ sung vitamin để quá trình lành thương vùng mũi diễn ra nhanh chóng.

Nước ép hoa quả mang đến hiệu quả giảm cân thần tốc

Bổ sung nước trái cây sau khi nâng mũi

Các thực phẩm nên kiêng sau khi nâng mũi:

– Thực phẩm lên men: Các món ăn lên men như dưa muối, cà muối, kim chi có thể gây sưng tấy và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương vùng mũi.

– Tránh thực phẩm khó tiêu và kích thích: Hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu như thịt bò nướng, thức ăn chiên, rán, cay nồng, đồ uống có gas.

– Thực phẩm cay nóng: ớt, tiêu, tỏi là các thực phẩm có tính nóng, dễ khiến vùng da mũi đang có vết thương bị mưng mủ, sưng viêm.

– Thực phẩm nhiều dầu mỡ: đồ chiên rán, thức ăn nhanh dễ làm kích ứng da và tăng nguy cơ sưng tấy.

– Hải sản: tôm, cua, ghẹ, mực có tính hàn, dễ gây lạnh bụng và làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau khi nâng mũi. Các loại hải sản cũng nằm trong nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, tiêu thụ sau khi nâng mũi tăng nguy cơ mũi bị ngứa, sưng đau và làm chậm quá trình lành.

– Thịt bò: thịt bò có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và để lại thâm sẹo.

– Rượu, bia, đồ uống có gas: Làm tăng nguy cơ chảy máu và sưng tấy vùng mũi.

– Thực phẩm cứng và dai: Các món ăn cứng và khó nhai như thịt bò dai, kẹo cứng, các loại hạt cứng dễ làm ảnh hưởng đến cấu trúc mũi.

Kiêng ăn hải sản, đồ nếp, thịt gà tránh để lại sẹo xấu

Kiêng ăn hải sản, đồ nếp, thịt gà tránh để lại sẹo xấu

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

III/ Chế độ sinh hoạt sau khi nâng mũi

Chế độ sinh hoạt sau nâng mũi cần được quan tâm vì có ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vùng mũi. Có chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp vùng mũi nhanh lành và có được kết quả cuối cùng tốt nhất có thể.

Dưới đây là chế độ sinh hoạt khoa học sau khi nâng mũi:(3)

– Hạn chế hoạt động sau nâng mũi, đặc biệt là tránh các hoạt động vận động mạnh, nâng vật nặng, uốn cong cơ thể quá mức để tránh gây ra áp lực lên vùng mũi sau phẫu thuật.

– Khi ngủ tránh nằm sấp hoặc nằm nghiêng về một bên để giảm áp lực lên vùng mũi và hạn chế sưng tấy.

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong vòng 1-2 tuần sau khi nâng mũi để tránh gây kích ứng và giảm nguy cơ mũi bị sưng tấy.

– Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, khói bụi, môi trường ô nhiễm để ngăn ngừa nhiễm trùng và kích ứng da.

Có thể tắm gội bình thường sau 2-3 ngày kể từ khi nâng mũi, nhưng cố gắng không nên để nước tiếp xúc trực tiếp vào vùng mũi.

Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh các trang phục bó sát hoặc áo chui đầu vì có thể tăng va chạm không đáng có vào vùng mũi.

Uống thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Không dùng tay gãi, va chạm hoặc đè vào vùng mũi mới làm phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, tụ máu.

Đội mũ rộng vành hoặc bôi kem chống nắng trong khoảng 2 tuần khi ra ngoài để tránh xuất hiện vết nám do ánh nắng chiếu trực tiếp lên da

Không đi xông hơi trong vòng ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật

Không đeo kính, không tập thể thao trong vòng 4 tuần tuần sau phẫu thuật

Bạn cần đến bệnh viện theo lịch hẹn để tái khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe sau phẫu thuật.

Sau khi mũi phục hồi mới nên thoa kem chống nắng

Có chế độ sinh hoạt lành mạnh sau khi nâng mũi

IV/ Biến chứng sau khi nâng mũi và cách xử lý

Rủi ro phẫu thuật và biến chứng là các vấn đề sau phẫu thuật nâng mũi có thể xuất hiện, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và kết quả thẩm mỹ cuối cùng. Do đó, khách hàng cần nắm rõ các nguy cơ có thể xảy ra để xử lý biến chứng sau khi nâng mũi một cách hiệu quả, an toàn.

Dưới đây là một số biến chứng thường gặp sau nâng mũi và cách xử lý:

Sưng tấy và đau nhức: Đau và sưng sau khi nâng mũi là hiện tượng bình thường khi vùng mũi có can thiệp dao kéo vào mô mềm, hiện tượng sưng đau thường giảm sau khoảng 5-7 ngày. Để xử lý sưng đau, khách hàng thực hiện chườm đá lạnh, uống thuốc giảm đau, thuốc chống viêm theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nhiễm trùng: Nếu không được vệ sinh kỹ sau khi phẫu thuật, vùng mũi có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến sưng tấy, đau nhức và chảy mủ do vi khuẩn xâm nhập vào vết cắt. Cách xử lý khi có nhiễm trùng mũi là sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và vệ sinh vùng mũi đúng cách.

Biến chứng sau khi nâng mũi

Biến chứng sau khi nâng mũi

Sẹo sau phẫu thuật: Sẹo có thể xuất hiện sau khi nâng mũi do quá trình chăm sóc không kiêng khem các thực phẩm theo quy định hoặc do va đập vào vùng mũi, khiến mũi bị để lại vết thâm, vết lõm. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm việc dùng kem chống sẹo, laser.

Biến dạng mũi: Mũi biến dạng trở nên lệch, vẹo hoặc thay đổi hình dáng do kỹ thuật của bác sĩ thiếu chính xác hoặc mũi bị va chạm mạnh. Khi mũi bị biến dạng và không đạt kết quả thẩm mỹ như mong muốn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, có thể cần phải phẫu thuật sửa lại cấu trúc mũi.

Lộ sụn: Sụn nâng mũi bị lộ ra ngoài do da đầu mũi quá mỏng hoặc sụn không được cắt gọt phù hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật sửa chữa để điều chỉnh lại cấu trúc mũi và tạo ra một hình dạng mũi tự nhiên hơn.

Đầu mũi bóng đỏ: Đầu mũi bị bóng đỏ sau khi nâng mũi có thể do sụn mũi không tương thích với cơ địa, viêm nhiễm, dị ứng với chất liệu nâng mũi, cần phẫu thuật lấy sụn mũi ra ngoài hoặc dùng kháng sinh xử lý viêm nhiễm.

Khó thở: Đôi khi nâng mũi có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến khó thở do mũi bị sưng hoặc thay đổi hình dạng. Trong trường hợp này, sử dụng thuốc giảm sưng hoặc phẫu thuật điều chỉnh có thể được khuyến nghị.

V/ Câu hỏi thường gặp về chăm sóc sau khi nâng mũi

1. Cách nhanh hết dịch sau nâng mũi

Chảy dịch là triệu chứng mũi bị tụ dịch hoặc chảy nước mũi, thường gặp trong những ngày đầu sau nâng mũi. Để hết dịch sau nâng mũi, hãy dùng khăn giấy khô thấm nhẹ nhàng hết dịch ở mũi và áp dụng một số cách sau trong quá trình phục hồi sau nâng mũi:

– Vệ sinh mũi: Vệ sinh vùng mũi bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày, dùng bông gòn lau nhẹ nhàng vùng mũi, tránh ngoáy sâu vào mũi.

– Chườm ấm: Sau khoảng 2-3 ngày chườm lạnh giảm sưng sau phẫu thuật mũi, hãy chuyển sang chườm ấm để giúp tan cục máu bầm và giảm sưng tấy, giảm chảy dịch.
– Dành thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi nhiều hơn bằng cách ngủ đủ giấc để vùng mũi có thời gian phục hồi. Nên nằm ngửa và kê cao đầu bằng gối mềm khi ngủ.
– Uống thuốc giảm đau và chống viêm: Sử dụng các loại thuốc mà bác sĩ đã kê để giảm sưng, giảm đau nhức và chảy dịch.
– Uống đủ nước: Bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước hàng ngày để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và giúp dịch mau hết.

2. Nâng mũi bao lâu gội đầu được?

Sau khi nâng mũi khoảng 1 tuần có thể gội đầu, vì lúc này vùng mũi đã ổn định hơn, vết mổ cũng đã được chăm sóc đúng cách và hầu hết đã cắt chỉ. Tuy nhiên, quá trình gội đầu cần thực hiện cẩn thận để tránh làm tổn thương vùng mũi và khu vực xung quanh.

Khi gội đầu, đảm bảo sử dụng nước ấm và thực hiện gãi nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực lớn lên vùng mũi và vùng xung quanh để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Thái Nguyên: 194 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Trên đây là những lưu ý về cách chăm sóc sau nâng mũi sẽ giúp mũi mau lành, đẹp tự nhiên từ chuyên gia tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam muốn gửi đến quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể bình luận ở phía dưới bài viết hoặc liên hệ tới tổng đài 19006466, chuyên viên Kangnam sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn!

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay
Nguồn tham khảo

1. Cách chăm sóc và vệ sinh mũi sau phẫu thuật nâng mũi

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cach-cham-soc-va-ve-sinh-mui-sau-phau-thuat-nang-mui/#:~:text=H%E1%BA%A1n%20ch%E1%BA%BF%20ti%C3%AAu%20th%E1%BB%A5%20c%C3%A1c,v%E1%BA%ADt%20n%C3%A0o%20%C4%91%C3%A8%20l%C3%AAn%20m%C5%A9i.

2. Nâng mũi kiêng gì và ăn gì cho nhanh lành?

https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/che-do-dinh-duong-dac-biet/nang-mui-kieng-gi/

3. Cách vệ sinh mũi sau khi nâng theo từng giai đoạn và một số lưu ý

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-ve-sinh-mui-sau-khi-nang-theo-tung-giai-doan-va-mot-so-luu-y-67149.html

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Chăm sóc sau nâng mũi
Tiểu phẫu: Sau nâng mũi nghỉ dưỡng bao lâu? Các giai đoạn phục hồi quan trọng

Tiểu phẫu: Sau nâng mũi nghỉ dưỡng bao lâu? Các giai đoạn phục hồi quan trọng

Cập nhật: 09/07/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

Nâng mũi phải nghỉ dưỡng ít nhất từ 1 – 2 tuần. Trong đó sau 5-7 ngày nghỉ ngơi mũi sẽ hết sưng và ổn định. Sau 1 tuần có thể đi làm quay trở lại. Mũi sẽ phục hồi qua từng giai đoạn, nếu bạn có các bước chăm sóc phù hợp, đúng cách,

Mũi to một bên bé một bên: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Mũi to một bên bé một bên: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Cập nhật: 08/05/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

Mũi bị lệch hoặc không đồng đều có thể làm cho khuôn mặt trông khác thường và kém hấp dẫn. Làm sao để mũi hết 1 bên to và 1 bên bé? Hãy cùng Kangnam tìm hiểu về các phương pháp và kỹ thuật để làm cho mũi trở nên cân đối hơn. I. Tại

Call
Zalo