Ngực căng đau: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và cách xử trí kịp thời

Ngực căng đau là hiện tượng bầu ngực căng tức, gây ra cơn đau với nhiều mức độ khác nhau, đau theo cơn hoặc liên tục trong một thời gian nhất định. Đau ngực thường gặp hơn ở nữ giới, do nguyên nhân như: đến kỳ kinh nguyệt, hoạt động quá mạnh, thai kỳ, sau quan hệ tình dục. Để biết tình trạng đau tức ngực có đang nguy hiểm không, cần xác định nguyên nhân, tìm cách điều trị kịp thời.

I – Ngực căng đau cho thấy hiện tượng gì?

Ngực căng đau (1) là cảm giác quen thuộc của nhiều chị em phụ nữ. Hiện tượng bầu ngực căng tức, đau nhói, đau râm ran tại vú, đôi khi lan đến vùng dưới cánh tay, gây hiện tượng khó thở, mệt mỏi khi hoạt động. Đau vú gặp ở nhiều độ tuổi, điều kiện sống khác nhau, thường gặp hơn ở phụ nữ đang trong thai kỳ.

Đa phần chị em sẽ lo âu khi gặp tình trạng đau ngực, lo sợ là những nguy cơ như viêm tuyến vú, ung thư vú. Tuy nhiên, chị em cũng không cần quá lo lắng, đau vú đôi khi là dấu hiệu của giai đoạn bình thường trong cơ thể, không hoàn toàn do bệnh lý về vú gây ra.

Nếu gặp hiện tượng ngực căng nhức, đau nhói xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài không thuyên giảm, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

Ngực căng đau

Ngực căng đau nhói, râm ran tại vú gây khó chịu

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

II – Nguyên nhân vòng 1 bị có cảm giác đau nhức

Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức, khó chịu tại vùng ngực ở phụ nữ, bao gồm:

1. Căng ngực trước kỳ kinh nguyệt

Có đến 70% phụ nữ cảm thấy đau ngực khi gần đến kinh nguyệt, các cơn đau giống như kim châm ở ngực. Đây cũng là trạng thái sinh lý bình thường, do hàm lượng hormone estrogen tăng cao trong giai đoạn rụng trứng, gây tăng sinh tuyến vú

Đây là một triệu chứng phổ biến, xảy ra ở phụ nữ trong khoảng thời gian từ vài ngày cho tới một tuần trước khi kinh nguyệt bắt đầu.

Đau ngực trước kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tiền kinh nguyệt phổ biến ở phụ nữ, không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Cơn đau sẽ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

Đau ngực trước khi đến ngày “đèn đỏ” thường do các nguyên nhân như:

– Thay đổi nồng độ hormone khiến các tuyến vú trở nên phồng và cảm giác đau nhức.

– Tăng cường mạch máu trong vú trước khi đến kỳ kinh nguyệt, làm cho các tuyến vú phồng hơn, xuất hiện cảm giác đau nhức.

– Tăng cường độ nhạy cảm tuyến vú do cơ thể tiếp nhận các tín hiệu hormone trước kỳ kinh, tuyến vú có thể nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị đau nhức.

Căng ngực trước kỳ kinh

Căng ngực trước kỳ kinh là biểu hiện bình thường

2. Ngực căng đau có phải dấu hiệu mang thai?

Ngực căng đau là dấu hiệu sớm của thai kỳ do sự thay đổi nội tiết tố, khiến tuần hoàn tới ngực tăng mạnh, gây cảm giác đau, tức ngực. Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hormone estrogen và progesterone, giúp duy trì, phát triển thai nhi. Khi hàm lượng hormone thay đổi, phần ngực của phụ nữ tăng kích thước, trở nên căng đau.

Việc cung cấp máu, chất dinh dưỡng cho ngực cũng tăng cường khi mang thai, dẫn đến tình trạng sưng, đau nhức. Ngực đau do mang thai xuất hiện trong thời gian từ 1 – 2 tuần sau khi thụ thai.

Nhiều phụ nữ sau khi sinh cũng có cảm giác ngực căng, đau ngực, vì khi đó cơ thể người mẹ đang tiết sữa nuôi em bé. Dấu hiệu đau ngực sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, không nguy hiểm đến sức khỏe.

3. Ngực căng tức sau khi quan hệ tình dục

Nhiều người thấy cảm giác đau tức ngực sau khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân đau vú thường do trong quá trình quan hệ, bạn trai tác động mạnh vào bầu ngực, khiến các cơ quanh ngực bị đau.

Quá trình quan hệ tình dục cũng gia tăng sản sinh hormone oxytocin, prolactin trong cơ thể người phụ nữ, gây cảm giác căng tức ngực, đau nhói ngực sau đó.

Với trường hợp ngực đau nhức sau khi quan hệ tình dục nặng nề, kéo dài, kèm theo những hiện tượng khác như ngực bị sưng tấy, đỏ, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Ngực căng tức sau quan hệ tình dục

Ngực căng tức sau khi quan hệ tình dục

4. Ngực căng đau do bệnh lý

Đôi khi, tình trạng ngực đau nhức là dấu hiệu của bệnh lý như: nang vú phát triển, áp xe vú, viêm tuyến vú, sử dụng một số loại thuốc nội tiết, khiến bầu vú căng tức, đau nhói. Cụ thể các bệnh lý gây đau ngực là:

– Bệnh tim: Ngực căng tức do triệu chứng bệnh tim như viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, suy tim, viêm tĩnh mạch và đột quỵ tim.

– Viêm tuyến vú: Nếu ngực đau không phải do kỳ kinh nguyệt, người bệnh có khả năng đã bị viêm tuyến vú. Cơn đau không cố định, có thể đau cục bộ hoặc đau lâu dài.

– Ung thư vú: Cơn đau tức ngực đột ngột, kéo dài cũng cảnh báo ung thư vú. Đây là bệnh lý ác tính, gây nguy hiểm đến sức khỏe, tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được điều trị kịp thời.

– Bệnh tiêu hóa: Vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột thừa cũng là những bệnh lý gây đau ngực, căng tức.

– Các vấn đề về cơ bắp và xương: Ngực căng tức do các vấn đề liên quan đến cơ bắp và xương như: thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp, tê liệt cơ bắp, chấn thương, căng cơ.

– Vấn đề phổi: Bệnh phổi như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn cũng cũng gây ra đau ngực.

– Vấn đề tâm lý: Hiện tượng ngực căng đau khả năng cũng do căng thẳng, rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu và trầm cảm.

5. Ngực đau do thói quen vận động mạnh

Vận động mạnh cũng là nguyên nhân khiến vú bị căng đau, chẳng hạn tập thể dục quá mức, bê vác vật nặng hoặc có va đập từ bên ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực trái khi vận động mạnh như bệnh vành, bệnh phổi – màng phổi, đau cơ, đau thần kinh liên sườn, rối loạn thần kinh thực vật.

Vòng 1 là bộ phận nhạy cảm, chứa nhiều dây thần kinh, khi có lực lớn tác động sẽ khiến phần ngực bị đau nhức, khó chịu, nhưng cảm giác đau sẽ giảm sau vài ngày.

Nếu bạn đau ngực sau khi vận động, đặc biệt là nếu cơn đau lan sang các bộ phận khác của cơ thể, nên ngừng vận động, tìm kiếm sự thăm khám, điều trị từ một bác sĩ chuyên khoa.

Ngực đau do vận động mạnh

Ngực đau do vận động mạnh

6. Ngực căng tức do mặc áo ngực chật

Mặc áo ngực quá chật bó chặt vào vùng ngực, gây áp lực lên đến các cơ vùng ngực, cơn đau lan tới vùng xương sườn, cản trở lưu thông máu ở lồng ngực, hệ tim mạch. Mặc áo ngực quá chật trong thời gian dài khiến hệ hô hấp, tim mạch sẽ bị ảnh hưởng, sinh ra nhiều căn bệnh.

Một số trường hợp ngực căng đau do mặc áo ngực sai kích thước, áo ngực quá chật, gây chèn ép, ức chế lưu thông máu, khiến vòng 1 bị đau nhức, cùng với tình trạng đau vai, đau cổ, gây khó thở.

7. Dùng các chất kích thích gây đau ngực

Dùng các chất kích thích gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, trong đó có tình trạng đau tức ngực. Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, thuốc giảm cân thường có phentermine, diethylpropion, gây kích thích các hoạt động của hệ thần kinh, tăng nhịp tim, huyết áp, dễ làm đau ngực.

Dùng quá nhiều chất kích thích cũng là nguyên nhân của nhiều vấn đề về sức khỏe như rối loạn nhịp tim, những vấn đề tim mạch khác. Vậy nên hãy ngưng dùng chất kích thích, chú ý thăm khám từ bác sĩ.

8. Đột ngột tăng cân, giảm cân

Khi bạn đột ngột tăng cân, giảm cân cũng gây cảm giác đau ngực. Vì khi tăng cân đột ngột, cơ thể cần hoạt động nhiều để đáp ứng năng lượng. Việc tăng cường các hoạt động sẽ gây tác động đến tim mạch như tăng huyết áp, tăng nguy cơ bệnh tim, khiến ngực đau khó chịu.

Giảm cân đột ngột cũng gây ra tác động đến tim mạch, huyết áp, khiến vòng 1 xuất hiện những cơn đau.

Khi nhận thấy cơ thể đang có hiện tượng tăng cân đột ngột, hãy chú ý theo dõi chế độ ăn uống, luyện tập trong vòng 1-2 tuần và tham khảo bác sĩ. Nếu cơ thể tăng cân đột ngột, kèm theo một số dấu hiệu như: cơ thể mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, khó ngủ, chướng bụng, hãy thăm khám để đề phòng những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng

Đột ngột tăng cân hoặc giảm cân

Đột ngột tăng cân, giảm cân khiến ngực đau

III – Tình trạng ngực căng tức nguy hiểm không?

Ngực căng đau không phải lúc nào cũng nguy hiểm, còn tùy theo nguyên nhân xuất hiện cơn đau. Hầu hết các trường hợp vòng 1 đau theo chu kỳ như mỗi lần đến ngày “rụng dâu”, đau sau khi hoạt động mạnh, đau sau quan hệ tình dục là hiện tượng sinh lý bình thường, không nguy hiểm.

Nhưng nếu đau ngực diễn ra không theo chu kỳ, đột ngột, kéo dài âm ỉ, gây khó thở, buồn nôn, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị.

Việc thăm khám sớm giúp phát hiện, điều trị kịp thời các bệnh lý có liên quan đến hiện tượng đau ngực. Những bệnh lý tuyến vú dễ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, chẳng hạn như viêm tuyến vú, ung thư vú.

IV – Căng tức ngực có phải dấu hiệu của ung thư vú không?

Ngực căng đau có thể là triệu chứng của ung thư vú, tuy nhiên không phải lúc nào đó cũng là nguyên nhân. Một số triệu chứng ung thư vú thường là:

Khối u xuất hiện ở vú, hoặc ở dưới cánh tay

Xuất hiện dịch ở núm vú

Đau, khó chịu ở vú và cánh tay

Sưng đỏ ở vú hoặc cánh tay

Núm vú lồi ra hoặc thụt sâu vào vú

Thay đổi hình dạng hoặc kích thước của bầu vú

Mặc dù đau và căng ngực đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng chị em cần theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm để xác định rõ có phải dấu hiệu ung thư vú không. Đặc biệt những người trong gia đình có người thân từng mắc ung thư vú.

Đau hoặc khó chịu ở vú hoặc cánh tay

Đau hoặc khó chịu ở vú và cánh tay

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

V – Cách giảm tình trạng ngực căng đau nhanh chóng

Việc áp dụng cách giảm đau ngực còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Sau đây là những cách làm giảm đau, giảm căng ngực bạn có thể tham khảo:

1. Chọn mặc áo ngực thoải mái

Hãy thay đổi áo ngực của mình, tìm một kích cỡ phù hợp, không bị quá chật. Nếu bạn đang mặc áo ngực quá chật trong thời gian dài, hãy thay đổi thói quen của mình, giảm áp lực lên vùng ngực, đảm bảo hỗ trợ tốt cho bầu ngực được thoải mái hơn.

2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh vào vùng ngực

Liệu pháp chườm nóng giúp lưu thông máu đến ngực, dịu cơn đau hiệu quả. Các chị em hãy thực hiện chườm nóng bằng cách dùng khăn mềm thấm vào nước nóng, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, chườm nhẹ lên bầu ngực. Hoặc có thể sử dụng chai nước ấm, quấn khăn quanh chai nước rồi chườm lên ngực.

Chườm lạnh cũng giúp chị em giảm cảm giác đau và giúp vòng 1 được thư giãn hơn. Hãy dùng túi nước đá bọc trong khăn bông, sau đó chườm lên ngực và cả vùng da xung quanh. Không chườm lạnh quá 15 phút, không chườm đá lạnh trực tiếp lên da.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng, chườm lạnh giảm đau ngực hiệu quả

3. Massage ngực

Massage ngực sẽ tăng cường lưu thông máu đến vùng ngực, giúp vòng 1 đàn hồi tốt, trở nên mềm mịn, giảm thiểu tối đa cảm giác căng tức ngực. Hãy massage ngực cùng với dầu dừa, dầu ô liu, để tăng thêm tác dụng v, giúp bầu ngực mềm mại hơn.

Đầu tiên, dùng bàn tay xoa vào nhau để làm ấm, nếu sử dụng thêm các loại tinh dầu nên xoa tay với tinh dầu. Sau đó xòe các ngón tay, đặt lên ngực, massage nhẹ nhàng với chuyển động tròn trong 5 phút, đồng thời tự điều chỉnh lực massage, tránh tác động vào núm vú.

4. Tập thể dục

Việc tập thể dục định kỳ sẽ cải thiện tốt tuần hoàn máu, giảm stress, giảm tình trạng ngực căng đau hiệu quả. Bạn hãy tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe, giúp giảm các cơn đau khi đến kỳ kinh nguyệt hiệu quả.

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý chỉ tập nhẹ nhàng ngày “dâu rụng”, mặc áo ngực chuyên dụng khi tập thể dục, giúp bầu ngực phát triển tốt, phòng tránh tình trạng đau nhức.

tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe

Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe giảm đau ngực

5. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Tuân thủ các thói quen sinh hoạt tốt như ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức sẽ cải thiện sức khỏe, giảm thiểu cảm giác đau tức ngực, phòng tránh được các bệnh lý không mong muốn.

Bên cạnh đó, hãy áp dụng một số liệu pháp thư giãn toàn thân như tắm nước ấm, spa, xông hơi, khi cơ thể thoải mái cũng giúp giảm thiểu cảm giác đau ngực.

6. Thay đổi chế độ ăn uống

Để giảm thiểu cảm giác căng tức ngực, hãy tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu chất đạm. Bổ sung vitamin vào bữa ăn hàng ngày, tăng cường ăn sữa chua, uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.

Tuyệt đối không uống bia rượu, chất kích thích như caffeine có từ trà, cà phê, nước ngọt, đồng thời hạn chế các chất béo bão hòa, nhằm cân bằng nồng độ estrogen, cải thiện tốt tình trạng đau, tức ngực.

7. Tập thở và thư giãn

Các bài tập thở đều đơn giản giúp hệ thần kinh trở nên bình tĩnh, giảm thiểu stress. Bạn hãy áp dụng thở đều trong quá trình tập yoga, hoặc trở trong những hoạt động hàng ngày.

Cố gắng hít vào thật sâu, thở ra bằng mũi, đếm nhịp để đảm bảo thở đều, nên tập thở và thư giãn khoảng 5 phút mỗi ngày. Thở bằng lỗ mũi tăng cường chức năng tim mạch, giảm thiểu hiện tượng đau ngực.

Thực hiện các bài tập thở và thư giãn

Thực hiện tập thở, thư giãn, giảm đau ngực

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Nhưng nếu ngực căng đau diễn ra thường xuyên ngay cả khi không gần đến kỳ kinh nguyệt,  cơn đau kèm theo những dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, chảy dịch, … ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bạn khó thực hiện các hoạt động thường ngày, cần được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nâng ngực
    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá