Đa phần các mẹ bỉm sữa luôn tìm kiếm cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn đúng chuẩn để giải quyết những bất tiện khó nói. Hiểu được điều này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn mở mang thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích mà không phải ai cũng nắm rõ.
Quá trình sinh nở vốn không hề dễ dàng, ước tính có tới 80% sản phụ đều phải mổ đường tầng sinh môn để chào đón em bé thuận lợi hơn. Sau 24- 48h đầu, vết rạch này sẽ gây ra cảm giác căng tức, sưng tấy và khó chịu khắp vùng kín.
Đó là lý do chị em phụ nữ gặp phải vấn đề vô cùng nan giải khi đi đại tiện, họ cũng luôn sợ rằng phải chịu thêm nhiều đau đớn và không may làm đứt các mối chỉ khâu.
Sau 2-3 ngày “vượt cạn”, mặc dù vẫn còn cảm giác ê ẩm nhưng bạn đã có thể đi ngoài để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã.
Nhiều chuyên gia cũng lưu ý mẹ bỉm sữa không nên nhịn bụng quá lâu vì sự chờ đợi này sẽ gia tăng nguy cơ táo bón. Từ đó dẫn tới việc đi vệ sinh sẽ càng khó khăn hơn, gây nhiều áp lực cho vùng chậu và cản trở vết thương lành lại.
BS Minh Hoa (BV Phụ sản HN) cho biết: “Để đảm bảo cho quá trình thanh lọc chất thải diễn ra trơn tru, bạn cần ghi nhớ 5 nguyên tắc quan trọng dựa trên cơ sở khoa học”. Cụ thể như sau:
Thực chất hiện tượng táo bón là do trong đường ruột quá ít nước, chất cặn trở nên khô cứng và khó di chuyển qua đại tràng. Khi đó, các nhóm cơ ruột phải hoạt động gắng sức để co bóp, dễ dẫn tới tổn thương hệ tiêu hóa.
Vì thế, giải pháp hữu hiệu nhất chính là bổ sung đủ nước với khoảng 1,5L/ngày. Nhờ vậy mới đảm bảo toàn bộ quá trình trao đổi và vận hành các chất dinh dưỡng trong cơ thể diễn ra thuận lợi.
Ngoài ra, việc uống nhiều nước còn có tác dụng đẩy nhanh tốc độ lành thương ở vị trí vết mổ, giúp bạn rút ngắn thời gian phải chịu đựng mệt mỏi.
Nếu tình trạng khó đi tiêu diễn ra nghiêm trọng, bạn có thể nhờ tới các loại thuốc Tây Y để giải quyết vấn đề này trong “chớp nhoáng”. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để chọn dùng sản phẩm lành tính, không gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng sữa mẹ.
Bên cạnh đó, bạn không nên dùng thuốc quá liều bởi điều này sẽ khiến cho nhu động ruột bị phụ thuộc vào tác nhân bên ngoài, lâu dần trở nên “lười biếng” gây táo bón mãn tính.
Tâm lý của các bà mẹ thường hay vội vàng, sợ mất thời gian nên hình thành thói quen đi toilet nhanh chóng. Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng lại ẩn chứa nhiều hệ lụy khó lường.
Nguyên do là vì các nhóm cơ ruột già vận động theo chu trình từng đợt nên cần một khoảng thời gian vừa đủ để đẩy hết các chất thừa ra bên ngoài. Nếu bạn ngắt quãng nhiều lần sẽ gây ra các tác hại: viêm đường ruột, xuất huyết, đau bụng…
Việc tạo cho vùng đáy chậu một điểm tựa sẽ giúp các cơ vân ở thành ruột và hậu môn dễ dàng làm tốt chức năng, không bị chèn ép quá mức. Bạn có thể thực hiện đơn giản bằng cách dùng khăn/giấy vệ sinh để đệm và lấy tay nâng 2 bên xương chậu. Nhờ vậy, vết mổ tầng sinh môn cũng sẽ được đảm bảo an toàn, tránh khả năng bị rách.
Thêm một cách giữ tư thế hoàn hảo khi đi WC chính là dùng chiếc ghế thấp để kê chân, nâng cao đầu gối gần giống với ngồi xổm. Nếu chưa thấy thoải mái, bạn có thể kiễng chân và chống tay lên gối, đồng thời giữ lưng thẳng.
Đây cũng là bí quyết giúp các bà mẹ không phải mất thời gian đau đớn “vật vã” cả giờ đồng hồ trong nhà vệ sinh.
Vị trí vết mổ này rất nhạy cảm nên chế độ chăm sóc cần phải chú tâm nhiều hơn với những yêu cầu đặc biệt. Do đó, bạn hãy note lại chi tiết 9 lời khuyên đã được chuyên gia chia sẻ ngay dưới đây.
Trong khoảng 24h đầu tiên sau khi đóng lại tầng sinh môn thì các cơn đau thường sẽ đạt tới đỉnh điểm. Vậy nên, bạn có thể dùng đá lạnh để “chữa cháy” kịp thời, hoặc tận dụng thuốc được bác sĩ kê đơn nếu cơ địa quá kém.
Một số điều cần lưu ý:
Thực hiện 1-2 lần/ngày, mỗi lần không vượt quá 10”.
Nên bọc đá trong khăn, tránh tiếp xúc với da gây bỏng, đau buốt.
Không để đọng nước trên da sau khi chườm.
Chỉ dùng loại thuốc có tên trong danh sách được phép sử dụng.
QHTD được xếp vào nhóm các hoạt động mạnh, dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh dục từ ngoài vào trong. Hơn nữa, cơ thể người mẹ cần ít nhất 2-3 tháng để “hồi sinh” lại toàn bộ vùng kín trở về trạng thái bình thường.
Vì thế, trong khoảng thời gian nhạy cảm này các chị em nên gác lại chuyện vợ chồng sang một bên và dành nhiều sự quan tâm chăm sóc cho bản thân hơn.
Mặc dù cần phải hạn chế vận động để tránh đau đớn nhưng bạn vẫn nên đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng với những bước ngắn trong 10-15”. Bởi khi cơ thể nằm/ngồi trong một tư thế quá lâu sẽ càng cảm thấy yếu ớt, thiếu năng lượng và lâu khỏe lại.
Nếu bạn không muốn chịu nhiều đau nhức, tích tụ máu bầm ở “vùng mật đạo” hãy để bản thân hoạt động trong giới hạn vừa sức.
Theo BS Minh Hoa nhận định, những người sau khi đi vệ sinh mà không lau sạch vùng kín sẽ có khả năng nhiễm khuẩn cao gấp đôi. Vì họ đã vô tình tạo ra môi trường cực kỳ thuận lợi cho virus, nấm mốc phát sinh.
Do đó, bạn cần phải rửa trôi các tạp chất cặn bã mỗi khi đi “nặng” hoặc “nhẹ”, luôn giữ cô bé khô thoáng để đẩy lùi nguy cơ tổn thương. Hơn nữa, việc lau rửa bằng nước ấm còn giảm đáng kể các cơn đau dai dẳng.
Đối với bất kỳ tổn thương nào trên cơ thể, chế độ ăn uống đã được chứng minh là đóng vai trò quyết định đến sự bình phục. Trong đó, các bà mẹ không thể bỏ qua việc cung cấp chất xơ vì chúng có tác dụng liên kết với các độc tố, cholesterol để “lôi kéo” ra ngoài và giữ cho chất thải mềm hơn.
Một số tips hữu dụng:
Thêm nhóm giàu vitamin A, C và chất xơ: cam, bưởi, việt quất, rau mồng tơi, súp lơ…
Tăng cường Protein: thịt nạc lợn, bơ, chuối chín.
Bổ sung DHA: cá hồi, đậu nành, đỗ tương,…
Tránh xa món dị ứng: hải sản có vỏ, thịt gà, bánh chưng, xôi nếp.
Kiêng ăn món gây sẹo, thâm: thịt bò, thịt dê, rau muống.
Không uống bia, nước uống có gas/cồn, nước dừa, chất kích thích.
Đồng thời, việc ăn đủ bữa và đúng giờ giấc cũng là điều mà bạn không nên chủ quan.
Ngoài vấn đề dinh dưỡng, việc lựa chọn trang phục trong sinh hoạt hằng ngày cũng cần được các bà mẹ quan tâm đến. Hãy nói KHÔNG với các loại đồ lót quá bó, chất vải bí bách vì khi ma sát sẽ tạo ra nhiều vết thương.
Thay vào đó, chị em phụ nữ nên ưu tiên chất liệu vải sợi tự nhiên, kích cỡ vừa đủ để bảo vệ mô mềm khỏi những tác động không mong muốn. Để đảm bảo sạch sẽ, bạn có thể thay quần lót 1-2 lần/ngày rồi giặt ngay, hạn chế nấm mốc và những tác hại nặng nề khác.
Dựa trên khuyến nghị của FDA, bạn cần thay BVS với thời hạn 4-5h đồng hồ, kể cả khi băng chưa đầy. Mục đích của việc làm này chính là kiểm soát lượng vi khuẩn tích tụ, tránh cho da bị kích ứng và ngứa ngáy.
Không những thế, một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi sợi bông băng bị khô và tiếp xúc với da quá lâu sẽ gây xước, tạo lỗ hổng để các hại khuẩn xâm nhập vào bên trong.
Lý do mà các chuyên gia khuyên mẹ bầu sau sinh nên biến Kegel thành một phần trong thói quen hằng ngày là vì lợi ích thần kỳ mà bài tập này mang tới. Về bản chất, đây là động tác siết và thả lỏng đơn giản để giúp cơ đáy chậu khỏe mạnh hơn, hỗ trợ nâng đỡ tử cung, ruột và bàng quang.
Cách thực hiện:
Ngồi tựa lưng, tư thế thả lỏng và tinh thần thư thái.
Co cơ sàn chậu tương tự như việc nín tiểu trong 3s.
Chú ý không căng các cơ bụng, đùi, mông.
Hít thở đều hơi, co giãn các cơ từ 15-20 lần.
Theo Đông Y, xông hơi vùng âm đạo bằng thảo dược là cách làm sạch tự nhiên khá hiệu quả. Thông qua đó, mang lại cảm giác thoải mái, điều hòa khí huyết và làm êm dịu các cơn đau nhức tầng sinh môn.
Đun nóng các loại thảo mộc bao gồm: ngải cứu, hoa cúc, húng quế, rau kinh giới…
Đổ vào chậu nhỏ và thêm nước để giảm độ nóng.
Sau khi tắm xong, đặt chậu vào dưới bồn cầu và ngồi lên (15-20”).
Quấn khăn quanh eo để giảm bớt hơi nước thoát ra ngoài.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Toàn bộ danh sách những kinh nghiệm chăm sóc vết rạch tầng sinh môn đã được BVTM Kangnam liệt kê chi tiết. Các chị em phái đẹp hãy thuộc lòng và tự điều chỉnh thói quen sao cho phù hợp để duy trì nếp sống lành mạnh, mau chóng hồi phục trạng thái tốt nhất.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-sau-sinh/
http://cantho.phuongchau.com/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-sau-sinh-dung-cach-2335
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×