Vết khâu tầng sinh môn bị lồi: Giải pháp khắc phục nhanh

Vết khâu tầng sinh môn bị lồi kèm theo ngứa, đau nhức có thực sự đáng ngại? Nỗi băn khoăn này dường như đã trở nên rất phổ biến đối với các mẹ bầu sau sinh. Vậy nên, cách tốt nhất để “tháo gỡ” lo lắng chính là tìm hiểu đầy đủ nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh an toàn.

1/ Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị lồi

Mảnh da có dấu hiệu bị lồi lên chủ yếu là do rách mũi khâu tại vết thương, điều này xuất hiện khi bạn gặp phải một trong số nguyên nhân cơ bản như sau:

1.1/ Dị ứng với chỉ khâu

Thông thường, bác sĩ sẽ lựa chọn loại chỉ khâu có khả năng tự tiêu để giúp cho các bà mẹ thuận tiện hơn trong việc hồi phục, tránh phải chịu thêm nhiều tổn thương.

chỉ khâu tự tiêu

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa: “Định vị” 3 nguyên nhân

Nguyên lý hoạt động của sợi chỉ đó là tự phân hủy sau 2-3 tuần nhờ các enzym hay chất dịch bên trong cơ thể. Nhưng đối với vài trường hợp có cơ địa khó thích ứng, khả năng tiếp nhận các “vật thể lạ” khá kém sẽ sinh ra phản ứng chống lại.

Bởi vậy mà một số ít những bà mẹ bị dị ứng kèm theo ngứa, sưng và đỏ nhẹ tại các mối chỉ khâu trong khoảng 3-5 ngày sau sinh.

1.2/ Không cung cấp đủ dinh dưỡng

Cơ thể người phụ nữ sau khi “vượt cạn” sẽ bị thiếu hụt một lượng lớn các chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu không bù đắp lại khoảng trống đó thì quá trình tái tạo mô mới sẽ diễn ra khó khăn, làm cho vết khâu khó bình phục trở lại.

Đặc biệt, sự lưu thông máu đến tầng sinh môn bị kém còn làm cho các hoạt chất kháng viêm không đủ để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, dễ dẫn tới nhiễm trùng và lồi da.

1.3/ Sử dụng nhầm thực phẩm gây sẹo lồi

Đa phần các bác sĩ sẽ dặn dò cẩn thận về kế hoạch ăn uống, kiêng khem cụ thể trước khi bạn trở về chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi các chị em vẫn vô tình lãng quên và phạm phải sai lầm, sử dụng các loại thực phẩm gây sẹo lồi: rau muống, thịt bò, trứng…

thực phẩm gây sẹo lồi

Hơn nữa, các món gây ngứa ngáy như: thịt gà, hải sản… dễ sinh ra phản xạ dùng tay gãi, nếu không cẩn thận có thể làm rách và lộ mô mềm ra ngoài.

1.4/ Vệ sinh không đúng cách

Vết thương sẽ rất dễ bị nhiễm trùng nếu toàn bộ “vùng mật thất” không được làm sạch đúng cách mỗi ngày. Bởi trong điều kiện ẩm thấp và đọng lại nhiều tạp chất sau khi đi vệ sinh thì các vi khuẩn,nấm mốc có thể phát triển rất nhanh chóng.

Do đó, nếu bạn không muốn đường khâu bị hở và lồi da thịt gây mất thẩm mỹ hãy chú ý giữ gìn vệ sinh theo hướng dẫn và làm thoáng cô bé suốt 24h.

1.5/ Tác động lực mạnh vào tầng sinh môn

Các bà mẹ bỉm sữa luôn được khuyến cáo rằng phải hoạt động nhẹ nhàng để tránh gây ra đau đớn vùng hạ bộ và tổn thương vết rạch sinh môn. Vậy nên, việc khiến cho vị trí này phải chịu tác động mạnh sẽ dẫn tới hiện tượng tuột chỉ, lồi da, chảy máu…

tầng sinh môn bị chảy máu

Những hoạt động cần tuyệt đối tránh xa bao gồm: chạy chảy, bơi lội, đạp xe… và cả tư thế ngồi xổm, hay làm việc nặng quá mức.

Xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ: Chăm sóc vết thương nhanh lành

2/ Vết may tầng sinh môn bị lồi có nguy hiểm không?

Để giải đáp chính xác cho vấn đề này, các chị em cần xem xét đến mức độ biểu hiện của vết lồi và một vài “tín hiệu” đi kèm.

Nếu mối chỉ khâu bị sưng nhẹ, ít gây đau đớn và không có điều gì khác thường, bạn có thể yên tâm chăm sóc kỹ lưỡng vì cơ thể đang trong quá trình phục hồi.

Trái lại, nếu vết may lồi lên gây nhức, nóng rát và thậm chí chảy nhiều dịch mủ thì đây chính là sự báo động nguy cơ viêm nhiễm, cần phải xử lý cấp tốc.

vết may tầng sinh môn bị lồi nguy hiểm không

Khi tình trạng này kéo dài nhiều hơn 2 tuần mà không thuyên giảm, bạn có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều hệ quả nặng nề.

Tóm lại, sự nguy hiểm luôn tiềm ẩn và có thể bùng phát bất cứ lúc nào, nên các mẹ bỉm sữa cần hết sức chú ý đến vết thương và sức khỏe của mình.

3/ Vết khâu tầng sinh môn bị lồi phải làm sao?

Sau khi đã nhận diện rõ ràng những triệu chứng xảy ra, bạn nên giữ tâm thế bình tĩnh và tỉnh táo để tìm ra cách “ứng phó” đúng đắn.

Tổng hợp cẩm nang khắc phục vết lồi ở tầng sinh môn dưới đây sẽ rất hữu ích giúp bạn có kế hoạch dưỡng thương an toàn.

Chọn địa chỉ đáng tin để khám và kiểm tra.

Chỉ uống thuốc bổ, kháng sinh… đúng theo kê đơn.

Bôi thuốc làm đầy, trị sẹo sau khoảng 2 tuần (theo HD của bác sĩ).

Không nên đắp thảo dược, tắm lá… để tự ý chữa trị.

Chăm chỉ vệ sinh và giữ sạch vùng kín để hồi phục sớm hơn.

vệ sinh vết khâu

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian nhạy cảm này, nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường khác, bạn cần đến ngay BV hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

4/ Lưu ý phòng ngừa vết may tầng sinh môn bị lồi

Để vết khâu sớm lành lại và không có bất kỳ rủi ro nào xảy ra, chị em nên nắm giữ 4 bí kíp tự chăm sóc tại nhà rất hữu hiệu sau đây.

4.1/ Vệ sinh tầng sinh môn sạch sẽ

Giữ vết khâu sạch khuẩn là nguyên tắc quan trọng nhất để loại bỏ sự tấn công của các tác nhân có hại. Vì vậy, các mẹ bầu sau sinh không được chủ quan và bỏ qua bước này.

Lau quanh vết thương bằng muối loãng/chất tẩy rửa nhẹ (độ pH 3,5-4,5) 3 lần/ngày.

Làm sạch toàn bộ cô bé sau mỗi lần đi WC, nên dùng nước ấm để rửa.

Thực hiện nhẹ nhàng, không dội quá mạnh làm rách vết khâu.

Lau khô và mặc đồ thoáng khí để tránh tích tụ vi khuẩn.

Tránh dùng kem dưỡng/mỹ phẩm vùng kín trong thời gian này.

không sử dụng kem dưỡng

4.2/ Ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng

Dựa trên những nguyên nhân khiến vết may bị lồi, có thể thấy rằng việc bổ sung năng lượng cho sự vận hành của các hệ cơ quan cũng là điều rất cấp bách.

Bạn nên ưu tiên dùng các loại thực phẩm sau:

Chất xơ: rau xanh đậm, rau nhớt (mồng tơi, rau đay…) để tránh táo bón.

Vitamin A, C, D, K: carot, đu đủ, cam, bưởi… tốt cho sự lành thương.

Chất đạm: thịt lợn, sữa chua, yến mạch… giúp cơ thể mẹ nhanh phục hồi.

Nhóm DHA: cá hồi, đậu hạt, lòng đỏ trứng… hỗ trợ bé phát triển thông minh.

Chất sắt: bí ngô, ngũ cốc, khoai tây, gan, đậu phụ… để nâng cao chất lượng hệ tuần hoàn.

Uống nước khoáng, sữa, nước ép rau củ/trái cây đủ 1,5-2L/ngày.

nước ép hoa quả

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành? Hồi phục nhanh

Tuy nhiên, bạn không nên kiêng khem quá giới hạn để giảm cân giữ dáng, vì đây là khoảng thời gian cơ thể rất cần đầy đủ dưỡng chất để khỏe lại và nuôi em bé.

4.3/ Không quan hệ tình dục

Bác sĩ thường nhắc nhở các chị em vừa mới sinh em bé cần phải kiêng quan hệ vợ chồng trong ít nhất 3 tháng đầu. Vì đường khâu tầng sinh môn và cả hệ cơ quan sinh dục cần có thời gian để tái tạo, bù đắp tổn thương.

Do đó, nếu bạn xem nhẹ vấn đề này cũng như quá nóng vội trong “chuyện ân ái” sẽ làm cho vết khâu khó lành hơn, thậm chí còn bị bục chỉ, gây ra nhiều đau đớn nghiêm trọng.

4.4/ Vận động nhẹ nhàng & tập

Mặc dù, không được vận động quá sức, nhưng bạn cũng có thể thực hiện các động tác đi bộ bước ngắn, yoga đơn giản… nhằm giúp cho máu lưu thông tốt hơn đến vết thương.

Cùng với đó, không thể quên bài tập Kegel – tuyệt chiêu tiếp sức cho nhóm cơ vùng chậu chắc khỏe. Bản chất của động tác này là liên tục thắt chặt rồi thả lỏng các cơ quanh tầng sinh môn giống như khi dừng tiểu.

luyện tập kegel

Các chị em nên dành 10-15”/ngày và chia nhỏ thời gian rèn luyện thể chất, đảm bảo cơ thể không trở nên quá yếu, thiếu sức sống.

Vết khâu tầng sinh môn bị lồi chủ yếu do sự lơ là trong việc chăm sóc thân thể hằng ngày. Vì thế, bạn nên điều chỉnh lại các thói quen một cách khoa học hơn, tránh để mình luôn trong trạng thái đau mỏi và khó chịu, từ đó ảnh hưởng lớn đến hành trình làm mẹ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề tầng sinh môn
    Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn: Bí quyết giúp vết thương nhanh lành

    Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn: Bí quyết giúp vết thương nhanh lành

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Đa phần các mẹ bỉm sữa luôn tìm kiếm cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn đúng chuẩn để giải quyết những bất tiện khó nói. Hiểu được điều này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn mở mang thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích mà không phải ai cũng nắm

    Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? 9 Điều cần biết

    Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? 9 Điều cần biết

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành đang là chủ đề nóng trên các diễn đàn làm đẹp sau sinh hiện nay. Để giúp các mẹ bỉm tính toán chính xác thời gian và có cách chăm sóc khoa học nhất, đừng bỏ qua những tư vấn “đắt giá” từ các chuyên gia

    Rạch tầng sinh môn là gì? Khi nào cần? Quy trình cụ thể?

    Rạch tầng sinh môn là gì? Khi nào cần? Quy trình cụ thể?

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Sinh con so là thử thách khó khăn của người mẹ và để hạn chế biến số tiêu cực, thai phụ buộc phải rạch tầng sinh môn. Tác dụng của thủ thuật hộ sinh này là gì? Liệu có để lại biến chứng không? Theo dõi “cẩm nang làm mẹ” của BVTM Kangnam để biết

    May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu Tốt, Uy tín, An toàn

    May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu Tốt, Uy tín, An toàn

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu tốt? Dấu hỏi này thường được đặt ra ở hầu hết các phụ nữ sau khi đã có em bé, với mong muốn khôi phục lại dáng vẻ gọn đẹp hồng hào của “vùng mật đạo”. Bài viết ngay sau đây sẽ dẫn đường giúp bạn đến

    Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu? 5 Điều “Cần Biết”

    Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu? 5 Điều “Cần Biết”

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu sẽ mất khoảng 2- 4 tuần mới hết cảm giác khó chịu và sau 1 tháng thì sẽ hồi phục hoàn toàn ngoài ra còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Những điều cần lưu ý sau khi khâu tầng sinh môn bằng chỉ tự

    Vết khâu tầng sinh môn bị cứng: Giải pháp điều trị mới

    Vết khâu tầng sinh môn bị cứng: Giải pháp điều trị mới

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Vết khâu tầng sinh môn bị cứng? có thể do vết khâu còn mới hoặc được thực hiện bằng chỉ loại dày và kém chất lượng, nhiễm trùng tầng sinh môn, cách chăm sóc vết thương chưa tốt cũng có thể gây ra hiện tượng cứng ở tầng sinh môn. 3 Cách chăm sóc: vệ

    icon