Khoảng 95% những chị em phụ nữ đều nhận thấy vết khâu tầng sinh môn bị ngứa sau thời gian sinh nở. Tuy là tình trạng phổ biến, nhưng nguy hiểm vẫn có thể phát tác nếu bạn không biết cách chăm sóc kỹ lưỡng. Vậy nên, dưới đây là những thông tin khá hữu ích mà bạn cần ghi nhớ.
Tùy vào trạng thái, mức độ ngứa ở từng người sẽ xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có 3 “nguồn cơn” phổ biến nhất được xác định là:(1)
Dựa theo cơ chế tự phục hồi, các tế bào trong quá trình tái tạo sẽ sản sinh một loại chất dẫn truyền có tên là histamine tại đầu dây thần kinh – Thủ phạm gây ngứa ngáy. Vì thế, bạn sẽ có cảm giác ngứa và nóng râm ran do các mô mềm tại vùng da dưới đáy xương chậu đang trong giai đoạn chữa lành.
Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
Tình trạng này thường kéo dài từ 5-7 ngày, tùy theo từng cơ địa. Các bác sĩ đặc biệt lưu ý rằng không nên dùng tay gãi, tránh làm cản trở tới tốc độ liền lại của da.
Thông thường, sau khi “vượt cạn” khoảng 30P, cơ thể người mẹ sẽ tự đào thải phần cuống nhau thai ra bên ngoài. Trong một vài trường hợp vẫn còn “mắc kẹt” lại trên thành tử cung sẽ dễ dẫn tới viêm nhiễm, tê ngứa.
Do đó, cảm giác này có thể lây lan đến vết khâu tầng sinh môn bởi toàn bộ hệ thống nơron thần kinh tại đây đã bị tổn thương. Bạn có thể nhận biết rõ hơn nhờ một số “tín hiệu” kèm theo đó là sốt, chảy dịch màu sẫm, băng huyết, phát ban…
Các vi khuẩn tồn tại trong không khí, bề mặt da… luôn biết cách tận dụng thời cơ để xâm nhập và tấn công. Đặc biệt tại vết thương hở, nếu không được chăm sóc cẩn thận, giữ gìn sạch thoáng thì khả năng nhiễm trùng là rất cao.
Vùng da xung quanh cô bé vốn đã nhạy cảm nên những mẹ bầu đang có đường mổ tầng sinh môn lại càng phải chú ý nhiều hơn.
Một vài “đèn báo” nổi bật khi bị nhiễm khuẩn:
Ngứa và nóng đỏ kéo dài từ âm đạo về phía hậu môn.
Vết khâu chảy mủ vàng nhạt, kèm theo máu.
Đau buốt khi đi tiểu.
Các phản ứng này thường xảy ra có thể do chế độ ăn uống, vệ sinh, khám thai, chuyển dạ… xuất hiện những sai sót ngoài ý muốn.
Căn cứ vào những nguyên nhân đã phân tích có thể thấy sự nguy hiểm luôn tiềm ẩn và sẽ bùng phát trong một vài trường hợp đặc biệt.
Với hiện tượng lên da non, cơn ngứa rát thường không dai dẳng và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Đồng thời, vết thương sẽ lành hẳn trong vòng 2-3 tuần nên bạn không cần quá lo ngại.
Nếu cảm thấy ngứa dữ dội nhiều ngày, cùng các dấu hiệu bất thường thì những ảnh hưởng tiêu cực có thể dẫn tới là: viêm buồng trứng, co thắt tử cung gây đau đớn, suy giảm khả năng sinh sản…
Chính vì thế, bạn cần theo dõi liên tục và tự chăm lo cơ thể thật tốt nhằm đẩy lùi những nguy cơ rủi ro sau sinh.
Cho dù cảm giác khó chịu là ít hay nhiều thì các chị em vẫn nên giữ bình tĩnh để xử lý, tránh nóng vội mà hành động sai lầm. Nguyên tắc quan trọng đầu tiên chính là không dùng tay để gãi, cào xát tại vị trí vết thương.
Thay vào đó, cách “chữa cháy” tạm thời là lấy đầu tăm bông thấm nước muối loãng hoặc oxy già, chấm nhẹ nhàng xung quanh.
Trong trường hợp nhận thấy các biểu hiện không bình thường, bạn cần đến phòng khám trực tiếp để các bác sĩ kiểm tra và xử lý nhanh gọn.
Cùng với đó, hãy bỏ qua những reviews, chia sẻ kinh nghiệm vô căn cứ trên MXH để tránh làm cho vết khâu bị tổn hại nhiều thêm.
Theo BS Lê Thuỷ (BVTM Kangnam), nếu vết mổ được bảo vệ đúng cách, khả năng nhiễm trùng chỉ ở mức 4%. Vì thế, mẹ bầu sau sinh cần nằm lòng toàn bộ cẩm nang kiến thức quan trọng dưới đây.
Mặc dù, cơ thể có khả năng tự chữa lành nhưng điều đó chỉ được đảm bảo khi ở trong trạng thái và điều kiện tốt nhất. Do vậy, bạn hãy “bỏ túi” vài lưu ý sau:
Chườm lạnh để tiêu viêm (tối đa 2 lần/ngày).
Nhờ tới bác sĩ kê đơn thuốc hỗ trợ giảm đau, ngứa.
Uống thuốc nhuận tràng để “giải cứu” tình trạng khó đại tiện.
Thay BVS đều đặn 4- 5h/lần để hại khuẩn không “trú ngụ”.
Chọn loại dung dịch VS theo đúng chỉ dẫn.
Mặc quần lót vải lụa, sợi tơ tự nhiên để làm thoáng.
Lau nhẹ (xuôi chiều trước – sau), giữ sạch vùng da xung quanh sau khi đi WC.
INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1
Đặc biệt, với bất kỳ loại thuốc kháng sinh hay thực phẩm chức năng nào ngoại lệ, bạn cần tham vấn lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trong vòng 2- 6 tuần sau khi hạ sinh em bé, bạn tuyệt đối không nên tác động mạnh đến “vùng tam giác” như: đạp xe, tập thể lực, QHTD… Lý do là bởi các mô mềm quanh vị trí này cần có thời gian để hồi sức, đặc biệt là vết khâu tầng sinh môn dễ bị rách nếu phải chịu sự ma sát quá ngưỡng chịu đựng.
Các hoạt động được khuyến khích là:
Tập yoga trong tuần thứ 4 trở đi, chọn các tư thế vừa sức.
Dùng ghế tựa, nằm nghiêng để giảm thiểu tác động đến vết khâu.
Tránh làm việc nặng, khuân vác mệt nhọc.
Đi nhẹ nhàng, chọn nơi thoáng và tránh sườn dốc, bước ngắn trong 5-10”.
Không chỉ điều chỉnh trong vận động sinh hoạt, mẹ bỉm sữa cũng phải chú ý tới kế hoạch ăn uống lành mạnh chuẩn khoa học. Từ đó giúp duy trì thể trạng, chất lượng sữa và còn thúc đẩy vết thương sớm lành.
Do vậy, một vài người giữ quan điểm rằng sau khi sinh nên ăn càng nhiều càng tốt là hoàn toàn sai trái. Vậy ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành? Bạn cần chọn lọc nguồn thực phẩm bổ dưỡng, lên menu đúng cách như sau:
Vitamin A, C, K tốt cho quá trình “tái sinh” da mới: carot, súp lơ, cam, bưởi, dâu tây…
Khoáng chất kali, sắt giúp bổ trợ tuần hoàn máu: bơ, chuối, bí xanh/đỏ…
Protein lành mạnh: thịt nạc, sữa ít béo, sữa chua, đậu.
Cung cấp DHA và canxi: cá hồi, cây họ đỗ, ngũ cốc.
Uống đủ 1,5L nước, có thể thêm nước trái cây (trừ nước dừa).
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Ngoài ra, bạn sẽ phải tạm xa các món ăn gây biến chứng sưng đau, nổi mẩn và thâm tím: thịt bò, hải sản, rau muống, rau má, rượu bia…
Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa hầu hết đều ở mức độ nhẹ nhàng, nhưng các nguy hiểm còn tiềm ẩn đằng sau là điều không thể phủ nhận và chủ quan. Mong rằng, những bà mẹ sẽ biết cách cân bằng giữa việc chăm sóc trẻ nhỏ và bản thân mình, tránh để xảy ra tổn thương không đáng có.
https://www.marrybaby.vn/sau-khi-sinh/giai-doan-hau-san/vet-khau-tang-sinh-mon-bi-ngua/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/chi-khau-tang-sinh-mon-tu-tieu-sau-bao-lau/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dau-hieu-rach-vet-khau-tang-sinh-mon/
Comments are closed.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
vết khâu tầng sinh môn bị ngứa sau sinh 4 năm??? ai biết nguyên nhân có thể giải đáp cho mình đc ko?? mình đã đi bs đại học y dược và da liễu khám luôn rồi, mà bệnh tình vẫn ko thuyên giãm.
Chào bạn lê thị ngọc diễm, BV mời bạn qua cơ sở để thăm khám nhé ạ
Hiện tại BVTM Kangnam có cơ sở tại :
– Số 190 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội.
– Số 666 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 5, Quận Tân Bình, HCM.