Mụn mủ không nặn có hết không? Các bước nặn mụn đúng cách

Mụn mủ không nặn có hết không là thắc mắc nhiều người gặp phải khi đối mặt với tình trạng mụn mủ trên da. Mụn mủ gây nhiều khó chịu về mặt thẩm mỹ, tạo cảm giác đau đớn và có thể viêm nhiễm khi không xử lý đúng cách. Do đó, việc hiểu về những cách để xử lý mụn mủ rất cần thiết để khắc phục tình trạng này hiệu quả.

I – Mụn mủ không nặn có hết không?

Mụn mủ nếu không nặn sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn vì nhân mụn hình thành và ăn sâu bên trong da. Nếu không xử lý lấy hết nhân mụn, nốt mụn sẽ sưng đỏ lâu ngày và để lại vết thâm trên da.

Tuy nhiên, việc nặn mụn cần được xử lý đúng cách, nhằm đảm bảo lấy sạch được hết nhân mụn bên trong, thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến da. Việc chăm sóc da, chế độ ăn uống rất quan trọng để mụn mủ không lan rộng.

Trong trường hợp mụn mủ không thể tự khỏi sau một thời gian dài, gây ra nhiều khó chịu, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn, điều trị hiệu quả.

Mụn mủ nếu không nặn sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn

Mụn mủ nếu không nặn sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Mụn mủ mọc ở mông do đâu? và cách phòng ngừa hiệu quả

II – Loại mụn nào nên nặn và không nên nặn?

Nặn mụn cần được thực hiện cẩn thận và đối với những loại mụn cụ thể. Dưới đây là những loại mụn có thể nặn và nên nặn:

Mụn trứng cá nhỏ, không gây đau, thường nổi sần li ti trên da có mủ trắng hoặc đầu đen, xuất hiện ở mặt, ngực, lưng.

Mụn cám có đầu trắng, xuất hiện ở các vùng da tiết nhiều bã nhờn có thể cần được loại bỏ.

– Mụn đầu đen do tuyến bã nhờn bị oxy hóa, xuất hiện nhiều ở mũi, không gây viêm nhiễm.

Bệnh cạnh đó, có một số loại mụn không nên tự ý nặn để tránh lây lan và làm tổn thương da như:

Mụn bọc không nhìn thấy rõ nhân, bị viêm sưng và gây cảm giác đau đớn.

– Mụn mủ có kích thước lớn, đầu trắng, có bọc mủ, khi nặn sẽ gây tổn thương và để lại sẹo.

Mụn viêm sưng kích thước lớn, bị viêm và đau nếu nặn không đúng cách dễ gây nhiễm trùng, để lại thâm sẹo trên da.

– Mụn ở vùng da mỏng như quanh mắt, môi, vùng da nhạy cảm khác rất dễ tổn thương và nhiễm trùng.

Trong những trường hợp mụn này, tốt hơn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ có kiến thức, kỹ năng cần thiết để đánh giá tình trạng da, đề xuất phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

III – Hậu quả khi nặn mụn mủ sai cách

Nhiễm trùng da, để lại sẹo, lây lan mụn đến vùng da khác nếu nặn mụn sai cách. Cụ thể sau đây là những hậu quả khi thực hiện nặn mụn không đúng cách:

1/ Nhiễm trùng da

Nặn mụn sai cách có thể gây ra nhiễm trùng da. Khi bạn không tuân thủ các quy tắc vệ sinh cần thiết hoặc nặn mụn quá mạnh, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng da thường gây hiện tượng sưng, đỏ, đau nhức.

Hơn nữa, quá trình nặn mụn sai cách còn làm tổn thương các mô xung quanh mụn, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tích tụ và hình thành áp-xe.

Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da

2/ Để lại sẹo

Khi bạn nặn mụn quá mạnh hoặc không dùng kỹ thuật đúng, có thể gây tổn thương vùng da xung quanh và để lại sẹo. Việc để lại sẹo có thể gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến ngoại hình.

3/ Lây lan mụn

Khi nặn mụn bằng tay không sạch hoặc công cụ nặn không được làm sạch cẩn thận, có thể khiến vi khuẩn và chất bã nhờn từ mụn lan rộng hoặc nhiễm trùng những vùng da khác.

Vi khuẩn từ mụn một vùng có thể lan rộng sang vùng da khác nếu không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Điều này có thể gây ra viêm nhiễm và xuất hiện thêm nhiều nốt mụn mủ khác.

Có thể thấy, việc nặn mụn không đúng cách ảnh hưởng rất nhiều đến làn da, dễ khiến vùng da có mụn nhiễm trùng, để lại sẹo và lây lan mụn đến vùng da lân cận. Do đó, quy tắc quan trọng là luôn tuân theo nguyên tắc về vệ sinh, kỹ thuật nặn mụn, hạn chế việc tự ý nặn các loại mụn bọc, mụn mủ lớn, hoặc mụn viêm sưng.

IV – Mụn mủ nên nặn khi nào?

Vậy là bạn đã biết mụn mủ không nặn có hết không, thực tế mụn mủ cần được xử lý để giải phóng toàn bộ nhân mụn ra ngoài, nhưng nên nặn mụn mủ khi nào? Mụn mủ nên được nặn khi đã có nhân mủ bên trong, nốt mụn nhỏ, đầu mụn đã cứng và khô, khi đó việc xử lý nhân mụn diễn ra dễ dàng, ít nguy cơ để lại thâm sẹo.

Tuy nhiên, quá trình nặn mụn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thực hiện đúng kỹ thuật, nặn mụn đúng thời điểm, sau khi nặn cần có chế độ chăm sóc phù hợp để khắc phục tình trạng mụn hiệu quả.

Còn đối với những mụn viêm sưng chưa có nhân, gây đau đớn và nổi cục trên da như vết chai sần, không nên tự ý nặn vì sẽ để lại sẹo và tăng nguy cơ viêm nhiễm nặng nề.

Mụn mủ nên được nặn khi đã có nhân mủ bên trong

Mụn mủ nên được nặn khi đã có nhân mủ bên trong

Xem thêm: 4 Nguyên nhân gây Mụn mủ ở chân: cách xử lí hiệu quả

V – Các bước nặn mụn mủ sạch và an toàn cho da

Để nặn mụn mủ sạch sẽ, an toàn và lấy được hết nhân mụn, hãy thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Làm sạch da mặt bằng nước tẩy trang, ngay cả khi không trang điểm. Điều này giúp loại bỏ các chất bẩn và dầu thừa trên da.

– Bước 2: Tẩy tế bào chết để loại bỏ tế bào sừng còn sót lại trong lỗ chân lông, nên sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết 1-2 lần mỗi tuần để giúp làm sạch da sâu hơn.

– Bước 3: Xông hơi da mặt với thảo dược khoảng 5-10 phút. Quá trình này giúp làm giãn nở lỗ chân lông, giúp bã nhờn, bụi bẩn dễ dàng thoát ra ngoài. Đồng thời xông hơi cũng làm da mềm hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nhân mụn dễ dàng.

– Bước 4: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn thật sạch trước khi lấy nhân mụn.

– Bước 5: Dùng các dụng cụ chuyên dụng và tăm bông lấy nhân mụn, tránh nặn quá mạnh và không nên nặn quá 3 lần cho mỗi nốt mụn để tránh tổn thương da.

– Bước 6: Dùng bông gòn lau sạch mủ và máu chảy ra từ nốt mụn sau khi lấy nhân.

– Bước 7: Thoa sản phẩm có chứa BHA để trị mụn, ngăn ngừa kích ứng da.

– Bước 8: Làm sạch lại da một lần nữa và thoa toner, kem dưỡng ẩm giúp dịu da, giảm sưng vùng nặn mụn. Đồng thời có thể thoa thuốc kháng sinh, kem trị mụn để kháng viêm và làm lành da.

VI – Lưu ý quan trọng sau khi nặn mụn mủ

Sau khi nặn mụn mủ, có một số lưu ý quan trọng cần tuân theo, đảm bảo làn da được bảo vệ và không gây ra các vấn đề tồi tệ hơn như:

– Sau khi nặn mụn, hãy đảm bảo là bạn đã khử trùng dụng cụ nặn mụn thật kỹ để bảo đảm vệ sinh cho lần sử dụng sau.

– Sử dụng bông gòn sạch để lau sạch mủ và dịch chảy từ mụn sau khi đã lấy nhân.

– Tránh chạm tay vào khu vực vừa nặn mụn sau khi đã lấy nhân để không làm bị nhiễm trùng.

– Tránh cọ xát mạnh vào khu vực da vừa nặn mụn, vì có thể gây tổn thương và viêm nhiễm.

– Tránh dùng sản phẩm trang điểm trực tiếp lên vùng da vừa nặn mụn, vì nó có thể gây tổn thương và kích ứng da.

– Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng hoặc che kín vùng da vừa nặn mụn khi ra nắng.

– Theo dõi khu vực vừa nặn mụn để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc tổn thương. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ da liễu.

Nếu chưa biết cách xử lý nhân mụn mủ, tốt hơn bạn nên tìm kiếm một địa chỉ điều trị uy tín. Viện thẩm mỹ Kangnam là một trung tâm làm đẹp có tiếng tại Việt Nam, tại đây cung cấp đến bạn công nghệ trị mụn hiện đại, Kangnam có kỹ thuật viên khéo léo, xử lý nhân mụn nhẹ nhàng, triệt để.

Hơn nữa, các bác sĩ da liễu tại Kangnam có nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu về da và các vấn đề da liễu như mụn nhọt. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cá nhân hóa, đảm bảo mang lại hiệu quả cao, ngăn ngừa mụn tái phát cho từng khách hàng.

Trị mụn viêm, mụn mủ dứt điểm, không tái phát

Trị mụn viêm, mụn mủ dứt điểm, không tái phát

Trị sạch mụn, hết thâm chỉ sau 1 liệu trình

Trị sạch mụn, hết thâm chỉ sau 1 liệu trình

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ TRỊ MỤN UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Mụn mủ ở mặt : Cách loại bỏ mụn mủ hiệu quả

Trong bài viết này, chúng ta đã thảo luận về việc có nên nặn mụn mủ hay không, và các yếu tố cần xem xét trước khi quyết định nặn. Việc nặn mụn không đúng cách hoặc không cần thiết có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Do đó, hãy luôn tham khảo tư vấn từ bác sĩ da liễu khi gặp bất cứ tình trạng mụn nào trên da.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nguồn tham khảo

kidshealth: “Should I Pop My Pimple? (for Teens) – Nemours KidsHealth”

verywellhealth: “How to Pop a Pimple: Safety, Side Effects, and Other Solutions”

medicalnewstoday: “Pimple popping: Should you do it?”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề câu hỏi mụn mủ
    Mụn mủ bao lâu thì chín? mẹo giúp mụn nhanh chín

    Mụn mủ bao lâu thì chín? mẹo giúp mụn nhanh chín

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Hầu như mọi người đều bị ám ảnh khi mụn mủ xuất hiện trên da. Khi bị mụn mủ sẽ gây ra những khó chịu cho mọi người nên trên các diễn đàn làm đẹp, chị em đặt ra nhiều câu hỏi về quy trình xử lý mụn đúng cách. Thời gian để mụn chín

    Mụn mủ có mùi hôi: Nguyên nhân và cách xử lý mụn, loại bỏ mùi

    Mụn mủ có mùi hôi: Nguyên nhân và cách xử lý mụn, loại bỏ mùi

    Cập nhật: 02/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ có mùi hôi  không chỉ gây khó chịu mà còn khiến người bị cảm thấy tự khi trên mặt xuất hiện những nốt mụn xấu xí. Nội dung bài viết sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây mùi từ mụn mủ, đồng thời chia sẻ phương pháp hiệu quả loại

    Mụn mủ trắng là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị

    Mụn mủ trắng là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ trắng gây sưng đau, khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, còn tăng nguy cơ để lại sẹo, viêm nhiễm, hoại tử da. Vậy cách chăm sóc và điều trị mụn mủ trắng như thế nào? Bài viết dưới đây Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ chia sẻ cụ thể. I

    Mụn mủ trên đầu: cách nhận biết và phương pháp điều trị

    Mụn mủ trên đầu: cách nhận biết và phương pháp điều trị

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn mủ trên da đầu cũng tương tự như mụn mọc ở lưng hay mặt đều rất khó chịu. Đây là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến nang tóc ở đầu. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ khiến vi khuẩn, nấm xâm nhập gây ra nhiều vấn đề

    Bị mụn mủ ở mông: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

    Bị mụn mủ ở mông: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Bị mụn mủ ở mông là vấn đề hết sức nhạy cảm, gây khó chịu đối với nhiều người. Mụn mủ xuất hiện ở dưới mông không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, mà còn gây ra vấn đề về sức khỏe và sự tự tin. Do đó, hãy cùng tìm hiểu rõ về

    Viêm da mụn mủ: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

    Viêm da mụn mủ: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Viêm da mụn mủ là bệnh lý phổ biến thường gặp vào mùa hè. Vậy cụ thể viêm da mụn mủ do nguyên nhân nào, triệu chứng và cách điều trị bệnh thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. I – Viêm da mụn mủ là gì?II – Nguyên nhân hình thành

    Call
    Zalo