Sứt môi hở hàm ếch là một bệnh lý dị tật bẩm sinh. Dị tật này không gây tử vong nhưng lại khiến trẻ bị khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng. Liệu tình trạng hở hàm ếch ở trẻ có thể khắc phục được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sứt môi và hở hàm ếch thường đi kèm với nhau. Sứt môi là hiện tượng môi phát triển không đồng đều, gây ra khe nứt ở một hoặc cả hai bên của môi trên, tạo nên một sự bất thường rõ ràng. Hở hàm ếch, ngược lại là tình trạng vòm miệng và khoang mũi không phát triển đúng cách, dẫn đến một khe hở ở phần trên của miệng (1) .
Dị tật bẩm sinh sứt môi hở hàm ếch xuất hiện dưới ba dạng: môi sứt mà không hở hàm ếch, hở hàm ếch mà không sứt môi, cả hai vấn đề xảy ra đồng thời.
Hiện nay nền y khoa đã phát triển, hiện đại hơn nên có thể chữa trị bằng phẫu thuật sau khi bé sinh ra để khôi phục diện mạo gần như bình thường (2).
INBOX TÌNH TRẠNG – BÁC SỸ TƯ VẤN PHƯƠNG PHÁP VÀ CHI PHÍ PHÙ HỢP👇👇
Một số thai nhi bị tật sứt môi và hở hàm ếch do yếu tố di truyền thừa hưởng từ bố hoặc mẹ kết hợp cùng yếu tố môi trường như chế độ ăn uống, mẹ sử dụng thuốc kháng sinh hay dùng chất kích thích khi mang thai. Cụ thể như sau:
– Hút thuốc: Phụ nữ hút thuốc khi mang thai có khả năng sinh con bị sứt môi cao hơn so với những phụ nữ không hút thuốc. Hít phải khói thuốc lá cũng tăng nguy cơ cao.
– Bệnh tiểu đường: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai có nguy cơ cao hơn sinh con bị sứt môi, có hoặc không có hở hàm ếch.
– Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc nếu mẹ bầu sử dụng trong ba tháng đầu của thai kỳ, như thuốc điều trị chứng động kinh hoặc nhiễm trùng, có thể tăng nguy cơ sứt môi và hở hàm ếch.
– Béo phì: Có bằng chứng cho thấy phụ nữ béo phì khi mang thai có thể tăng nguy cơ sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi.
– Sử dụng vitamin A liều cao: Mẹ sử dụng vitamin A ở liều lượng cao cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề này ở thai nhi.
– Bị cảm cúm hoặc chế độ dinh dưỡng kém: Một chế độ dinh dưỡng kém hoặc mắc các bệnh cúm trong thời kỳ mang thai cũng có thể làm gây xuất hiện sứt môi hở hàm ếch.
Việc nhận biết và kiểm soát những yếu tố này là quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh sứt môi và hở hàm ếch đặc biệt là đối với những người đang lên kế hoạch mang thai.
Khi các bé sinh ra ở môi hoặc vòm miệng đã xuất hiện vết nứt (khe hở). Các triệu chứng phổ biến của sứt môi và hở hàm ếch bao gồm:
– Vết nứt ở môi, vòm miệng tác động ở một hoặc cả hai bên mặt.
– Một phần môi bị tách dưới dạng khe hở hoặc có thể kéo dài từ môi qua vòm miệng và dưới mũi, tạo ra sự không đồng đều trong cấu trúc của môi.
Loại khe hở ít phổ biến hơn chỉ xuất hiện ở các cơ của vòm miệng mềm, được bao phủ bởi niêm mạc miệng. Thường không dễ nhận biết ngay từ lúc sinh và có thể không được phát hiện cho đến sau này khi các dấu hiệu phát triển. Các biểu hiện của sứt môi dưới niêm mạc có thể bao gồm:
– Khó khăn khi cho bé ăn, vì vòm miệng không hoàn chỉnh có thể làm cho việc nuốt trở nên khó khăn.
– Cảm giác khó chịu khi nuốt, có thể dẫn đến việc chất lỏng hoặc thức ăn tràn ra từ mũi.
– Thay đổi âm thanh trong giọng nói, gây ra giọng nói mũi hoặc một ngữ điệu không bình thường.
– Nguy cơ cao hơn về nhiễm trùng tai mãn tính do sự không hoàn chỉnh của hệ thống hô hấp, tiếp xúc với vi khuẩn từ miệng và môi.
Có một số trường hợp tăng nguy cơ mắc tật sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi bao gồm:
– Yếu tố di truyền: Gia đình có cha hoặc mẹ mắc chứng sứt môi hoặc hở hàm ếch tăng nguy cơ cho thai nhi.
– Tuổi của mẹ: Thai nhi sinh ra từ phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ cao hơn mắc sứt môi và hở hàm ếch so với phụ nữ trẻ hơn.
– Thói quen hút thuốc, sử dụng chất kích thích, ma túy: Phụ nữ hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc, dùng chất kích thích khi mang thai có nguy cơ cao hơn mắc tật này.
– Sử dụng một số loại thuốc: Những người dùng các loại thuốc như thuốc chống co giật (antiepileptic drugs) trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể tăng nguy cơ mắc tật sứt môi và hở hàm ếch ở thai nhi. Ngoài ra nếu thai phụ dùng thuốc tránh thai hay tiếp xúc trực tiếp với môi trường độc hại cũng là trường hợp dễ mắc bệnh.
Phát hiện sớm sứt môi và hở hàm ếch để có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời và phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số cách để nhận biết sớm các vấn đề này:
– Siêu âm thai kỳ: Siêu âm hình thái thường được thực hiện vào khoảng 18-22 tuần thai kỳ. Trong quá trình này, bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để kiểm tra cấu trúc của môi và miệng của thai nhi.
– Quét hình ảnh: Quét hình ảnh 3D và 4D có thể cho phép bác sĩ xem cận cảnh các cấu trúc môi và miệng của thai nhi, giúp phát hiện sớm.
– Xét nghiệm dị tật: Xét nghiệm dị tật (còn được gọi là xét nghiệm chẩn đoán trước sinh) được thực hiện để kiểm tra nguy cơ mắc các bệnh lý.
– Chẩn đoán sau sinh: Một số trường hợp, đặc biệt là khi không phát hiện được sớm trong thai kỳ, sứt môi và hở hàm ếch có thể được chẩn đoán sau khi bé sinh ra bằng cách kiểm tra môi và miệng của bé.
– Tầm soát y tế: Đảm bảo rằng các bác sĩ thăm dò và kiểm tra môi, miệng của trẻ sơ sinh trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các biểu hiện của sứt môi và hở hàm ếch như nước bọt ra từ mũi khi ăn, khó khăn khi hít thở, hoặc khi ăn có thể được quan sát.
– Tư vấn di truyền: Nếu gia đình có tiền sử về sứt môi hoặc hở hàm ếch, tư vấn di truyền được cung cấp để tìm hiểu về nguy cơ cho thai nhi trong quá trình mang thai để lập kế hoạch điều trị.
Tình trạng sứt môi, hàm ếch ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ như:
– Khó bú sữa: Trẻ bị sứt môi, hàm ếch khó có thể bú sữa mẹ hay bú bình vì không thể ngậm miệng như bình thường.
– Gặp các vấn đề về thính giác: Có nguy cơ cao bị tràn dịch tai giữa, tích tụ chất lỏng trong tai, nhiễm trùng tai ảnh hưởng đến thính giác của trẻ, làm giảm thính lực.
– Gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng: Khi khe hở kéo dài qua nướu trên, sự phát triển của răng sẽ bị ảnh hưởng, khiến trẻ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn.
– Gặp vấn đề về giọng nói: Vòm họng đóng vai trò quan trọng trọng việc cấu thành âm thanh phát ra. Do vậy, trẻ bị hàm ếch có thể bị nói không rõ ràng, âm mũi khi nói chuyện.
– Gặp vấn đề tâm lý: Trẻ có thể cảm thấy tự ti, căng thẳng hơn khi có khác biệt về ngoại hình.
Hiện nay, với nền y học tân tiến, có thể điều trị hiệu quả dị tật bẩm sinh sứt môi và hàm ếch. Theo đó, có thể phẫu thuật tạo hình lại môi và hàm tùy thuộc vào mức độ và đặc điểm cụ thể của tình trạng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
– Phẫu thuật : Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho sứt môi và hở hàm ếch. Trong ca phẫu thuật này, bác sĩ sẽ sửa chữa các cấu trúc môi, miệng để tạo ra một vòm miệng hoàn chỉnh. Các phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm đóng kín nứt, cắt bỏ mô tổn thương và sửa lại vị trí của các cấu trúc miệng.
– Phục hồi chức năng: Sau phẫu thuật, cần tạo điều kiện cho trẻ có thể hít thở, ăn uống và nói chuyện một cách bình thường. Bao gồm hướng dẫn và hỗ trợ cho trẻ về cách điều chỉnh cách ăn và cách duy trì vệ sinh của miệng.
– Điều trị đa chuyên khoa: Kê đơn thuốc theo toa để theo dõi và điều trị các vấn đề phụ trợ như nhiễm trùng, vấn đề về tiếp xúc và hậu quả tinh thần do dị tật sứt môi hay hở hàm ếch gây ra.
– Chăm sóc dài hạn: Việc theo dõi và cung cấp chăm sóc dài hạn cho trẻ sau phẫu thuật là quan trọng để đảm bảo sự phục hồi tốt nhất. Thăm khám định kỳ, kiểm tra chức năng miệng, hỗ trợ tâm lý cho cả trẻ và gia đình.
– Hỗ trợ tâm lý: Gia đình và trẻ cũng cần được hỗ trợ tâm lý khi đối mặt với tình trạng sứt môi.
ƯU ĐÃI HẤP DẪN CHỮA HÀM ẾCH DUY NHÁT HÔM NAY
Phẫu thuật sửa sứt môi và hở hàm ếch được khuyến cáo nên thực hiện trong những giai đoạn đầu đời của trẻ khoảng 1 tuổi. Thời điểm này rất phù hợp để đảm bảo sự phục hồi tốt nhất và tránh các vấn đề phát triển sau này. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ và chỉ định của bác sĩ, thời điểm phẫu thuật có thể thay đổi.
Các mốc thời gian thích hợp cho phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch có thể được xác định theo tham khảo của Bệnh viện Nhi đồng:
– Trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi nên phẫu thuật sứt môi để sửa chữa khe hở môi.
– Trẻ từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi thường được khuyến khách phẫu thuật hở hàm ếch để sửa chữa khe hở vòm miệng.
– Trẻ từ 4 đến 6 tuổi là thời điểm thích hợp cho phẫu thuật đóng dò vòm.
– Trẻ từ 13 đến 17 tuổi có thể cần phẫu thuật ghép xương để điều trị khe hở xương ô răng.
– Từ 18 đến 20 tuổi phẫu thuật di chuyển xương hàm được thực hiện nếu được chỉ định.
Chi phí điều trị sứt môi hàm ếch còn phụ thuộc vào phương pháp thực hiện và mức độ dị tật của từng người. Trung bình chi phí phẫu thuật cho trẻ nhỏ chỉ từ 6.000.000 – 10.000.000 VND. Tuy nhiên, với người lớn, việc phẫu thuật chỉnh hình gặp nhiều khó khăn hơn vì cấu trúc xương, sụn đã ổn định, chi phí sẽ cao hơn, lên đến 100.000.000 VNĐ.
Để phòng ngừa tình trạng trẻ sinh ra bị sứt môi và hàm ếch, mẹ bầu cần chú ý một số điều sau khi mang thai:
– Theo nghiên cứu khoa học, axit folic có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành khe hở môi, hàm. Vì vậy, phụ nữ trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và trong quá trình mang thai nên sử dụng 0.4 đến 1mg axit folic mỗi ngày.
– Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bổ sung thêm axit folic bằng cách tăng cường các loại thức ăn giàu dinh dưỡng: Rau xanh, ngũ cốc, viên uống bổ sung. Tuy nhiên, khi dùng viêm uống bổ sung, không nên dùng liều quá cao để tránh gây tổn thương thần kinh.
– Cần chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi mang thai để đảm bảo thai khỏe mạnh. Đồng thời, trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ dưỡng đúng giờ.
– Thăm khám thai định kỳ, sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
– Chú ý trong quá trình mang thai nên ở trong môi trường, không gian trong lành, không ô nhiễm, không khói thuốc, không tia phóng xạ, chất hóa học,…
– Bổ sung đầy đủ chất cho mẹ bầu cả trước và trong quá trình mang thai để mẹ và bé đều khỏe mạnh.
– Khi bổ sung các loại vitamin trong quá trình mang thai, cần chú ý về liều lượng, nhất là khi bổ sung vitamin A. Việc bổ sung quá nhiều một loại vitamin cũng không tốt cho sự phát triển của trẻ.
– Tiêm phòng các bệnh cúm, sởi, Rubella,…trước khi mang bầu giúp hạn chế được biến chứng trong quá trình mang thai.
– Trong quá trình mang thai, cần giữ tinh thần thoải mái, tập các bài thể dục dành riêng cho mẹ bầu để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh căng thẳng tâm lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Sứt môi, hở hàm ếch là một tình trạng dị tật bẩm sinh không mong muốn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể kiểm soát bằng cách áp dụng các biện pháp để bảo vệ, giúp cho trẻ phát triển bình thường ngay từ lúc còn trong bụng mẹ. Nếu trẻ chẳng may gặp vấn đề dị tật, bạn không cần phải quá lo lắng bởi đây không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Để yên tâm hơn, bạn nên cho trẻ đi khám, điều trị càng sớm càng tốt để giúp con phát triển một cách toàn diện, bình thường như bao đứa trẻ khác, tránh lằn ảnh hưởng tâm lý, tiêu cực đến đời sống của trẻ.
Sứt môi và hở hàm ếch có thể liên quan đến yếu tố di truyền trong một số trường hợp. Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong gia đình có người thân mắc sứt môi hở hàm ếch, đặc biệt là bố mẹ sẽ tăng nguy cơ lây truyền cho con khi mang thai.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Để hiểu hơn về dị tật sứt môi hở hàm ếch, bạn có thể gọi điện đến số hotline 1900 6466 để được tư vấn, giải đáp thắc mắc.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×