Mắt bị nóng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe đáng chú ý. Cần được theo dõi và thăm khám kịp thời để điều trị hiệu quả, tránh gây ra những hậu quả nặng nề hơn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về hiện tượng này và có cách phòng tránh tốt.
Mắt khi bị nóng (1) sẽ cảm thấy kích ứng, cay mắt và nóng ran, thường đi kèm với tình trạng ngứa ngáy, đau mắt, chảy nước mắt hoặc dịch tiết. Mặc dù nóng mắt thường là hiện tượng bình thường do gió mạnh hoặc dị ứng phấn hoa, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của các loại bệnh lý khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt.
Nguyên nhân gây nóng mắt có thể đơn giản là ảnh hưởng từ môi trường như gió mạnh, dị ứng phấn hoa, nhưng đôi khi là biểu hiện của vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe đôi mắt, cần được chăm sóc y tế kỹ lưỡng và xác định nguyên nhân cụ thể.
Viêm mi mắt, viêm kết mạc, dị ứng mắt, mắt bị cháy nắng, trong mắt có dị vật dễ gây ra hiện tượng cay và nóng mắt (2), gây khó chịu có người gặp phải.
Viêm mi mắt là tình trạng mắt bị sưng đỏ, có cảm giác đau rát và ngứa ngáy. Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm trùng trên mi mắt, dị ứng với đồ trang điểm, tuyến lệ bị tắc nghẽn hoặc do vùng mắt bị thiếu độ ẩm.
Viêm kết mạc khiến mắt bị đỏ và sưng hơn, ra nhiều gỉ mắt và chảy nước mắt không kiểm soát. Thông thường, viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng gây ra.
Cảm giác nóng rát và đau mắt cũng có thể xuất hiện khi mắt bị dị ứng. Nguyên nhân dị ứng thường do miễn dịch với chất độc hại và kích thích như phấn hoa, bụi, cặn hóa học hoặc tiếp xúc với thú nuôi gây viêm kết mạc dị ứng.
Tiếp xúc với tia UV mạnh từ ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương đến mô mềm và mạch máu của mắt khiến mắt bị nóng. Khi mắt bị cháy nắng thường có cảm giác đỏ, sưng, nhức mắt và chảy nước mắt.
Khi tiếp xúc với các chất lạ như bụi bẩn, cát hoặc các vật nhỏ rơi vào mắt sẽ khiến đôi mắt bị đau nhức, nóng rát và khó nhìn rõ. Trường hợp này cần đến cơ sở y tế can thiệp sớm để lấy dị vật, tránh dụi mắt vì có thể khiến dị vật làm tổn thương giác mạc.
Khi nhận thấy mắt có cảm giác nóng rát và khó chịu, bạn có thể thực hiện một số biện pháp làm dịu mắt tại nhà như:
– Dùng nước lạnh hoặc nước ấm để rửa mắt một cách nhẹ nhàng, nhằm loại bỏ các chất gây kích ứng, giảm cảm giác nóng rát mắt.
– Nếu nóng mắt do mắt bị khô, hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để giữ cho đôi mắt luôn đủ độ ẩm.
– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hóa chất, khói bụi, hoặc các dị vật có nguy cơ gây kích ứng vùng mắt.
– Khi thấy cảm giác nóng rát đi kèm với tình trạng đau và viêm, có thể sử dụng thuốc giảm đau không steroid hoặc thuốc nhỏ mắt giảm viêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Giữ cho mắt được thư giãn bằng cách khép mi lại và tránh dùng nhiều các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
Trong trường hợp mắt nóng rát kéo dài trong vài ngày không giảm đi, kèm theo hiện tượng sưng đỏ, chảy nhiều nước mắt, mất thị lực và thấy chớp lòe, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ, đặc biệt là sau khi đã áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà mà vẫn không thuyên giảm.
Nếu bạn nghi ngờ mắt có cảm giác nóng rát do tiếp xúc với các chất kích ứng như hóa chất, bụi bẩn, hay ánh sáng mặt trời, và cảm giác không giảm đi sau khi đã tránh tiếp xúc với chất đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá và khám lâm sàng để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Để phòng tránh tình trạng mắt bị ngứa ngáy, nóng rát (3) khó chịu, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
– Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách dùng kính râm, đội mũ rộng vành khi ra ngoài, đặc biệt là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều khi tia UV làm tăng nguy cơ gây tổn thương mắt.
– Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng như môi trường bụi bẩn, có hóa chất bằng cách đeo kính bảo hộ.
– Duy trì việc vệ sinh mắt bằng cách rửa sạch mắt hàng ngày hoặc dung dịch rửa mắt để loại bỏ bụi bẩn và các chất gây kích ứng.
– Hạn chế dùng thiết bị điện tử khi không cần thiết, hãy thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng cho mắt như nghỉ ngơi mắt mỗi giờ và sử dụng kính chống lóa nếu cần thiết.
– Dùng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt để duy trì độ ẩm cho đôi mắt, đặc biệt khi mắt bị khô.
– Thăm khám mắt định kỳ để kiểm tra sức khỏe mắt và phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào có thể gây ra tình trạng nóng rát hoặc tổn thương khác cho mắt.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Thái Nguyên: 194 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mắt bị nóng rát. Tuy nhiên, bằng cách phòng tránh đúng đắn, bạn có thể giảm thiểu các nguy cơ và duy trì sức khỏe ổn định cho đôi mắt. Việc thăm khám bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện bất thường là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×