Nâng Mũi Bị Bầm Mắt: Nguyên nhân và cách giảm bầm mắt

Nâng mũi bị bầm mắt là tình trạng thường xuyên gặp phải ở những khách hàng lần đầu thẩm mỹ mũi. Nếu bạn còn đang lo lắng về điều này, cách giải quyết tốt nhất chính là tìm hiểu nguyên nhân, tiến trình hồi phục và phương pháp cứu chữa kịp thời.

I – Nâng mũi bị bầm mắt – Bình thường hay bất thường

Trong quá trình sửa mũi, việc thực hiện bóc tách và tái tạo cấu trúc sẽ làm tổn thương đến mô mềm, dây thần kinh, đứt gãy mạch máu. Đó là lý do sau khi phẫu thuật, bạn sẽ phải chịu một vài phản ứng như: sưng, đau, bầm…

Xem Thêm : Nâng Mũi Bị Chảy Máu: 3 Nguyên nhân, 3 Cách xử lý nhanh

sau phẫu thuật mũi

Bản chất của những vết thâm là do các tế bào hồng cầu bị rò rỉ ra ngoài thành mạch và mắc kẹt bên dưới da, dần dần thoái hóa tạo thành các mảng tối. Sau một thời gian, cơ thể sẽ tự “dọn dẹp” sạch sẽ và sửa chữa lại như bình thường.

Cũng bởi mao mạch là một hệ thống những sợi dây liên kết chằng chịt với nhau nên khi mũi bị tác động sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền đến mắt, má và các vùng lân cận.

Dựa trên cơ sở đó, các BS cho rằng sự xuất hiện thâm tím quanh mắt được xếp vào “danh sách” những tác dụng phụ rất bình thường sau khi chỉnh hình mũi.

II – Nâng mũi bị bầm mắt bao lâu?

Chính vì bên trong con người luôn có cơ chế hồi sinh và bù đắp lại những phần bị tổn hại, nên các mảng thâm dưới da chỉ mang tính chất tạm thời. Thực tế ghi nhân, vết bầm sẽ nổi lên rõ rệt nhất sau khoảng 48h đồng hồ sau phẫu và dần tan biến trong vòng 10 ngày tiếp theo.

Nâng mũi 45 phút lên chuẩn form

Nâng mũi 45 phút lên chuẩn form

Xem Thêm : Nâng Mũi Bị Nhiễm Trùng: 4 Dấu hiệu & Cách xử lý hiệu quả

Các mảng da thâm này sẽ trải qua sự thay đổi từ đỏ sang đen, xanh lục nhạt, cuối cùng là ngả vàng nâu và trở về trạng thái ban đầu. Kèm theo đó, những cảm giác đau, phù nề, nặng mũi… cũng sẽ dịu bớt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, khoảng thời gian này chỉ là tương đối bởi vì tốc độ bình phục của cơ thể còn do nhiều nhân tố quyết định. Thế nên, có những trường hợp bị sưng bầm kéo dài liên tục đã khiến cho không ít người cảm thấy khó chịu, lo lắng bất an.

Xem thêm: Nhảy mũi là gì? Giải mã điềm báo nhảy mũi theo ngày …

III – Nguyên nhân mắt bị bầm lâu sau khi sửa mũi

Mặc dù mắt bị bầm sau nâng mũi là điều hiển nhiên, nhưng khi tình trạng này diễn ra dai dẳng mà không giảm thì bạn cần cẩn trọng. Lý giải cho điều này, các chuyên gia đã xác định 3 nguyên nhân cơ bản:

1. Do cơ địa của khách hàng

Thông thường, mỗi người đều mang một đặc điểm cơ địa riêng, được quyết định bởi yếu tố di truyền, lối sống hoặc thói quen hằng ngày. Vậy nên, sau khi sửa mũi tốc độ lành thương và sự biểu hiện các triệu chứng ở từng cá nhân là khác nhau.

Do cơ địa khách hàng

Do cơ địa khách hàng

Với những người có cơ địa yếu, thành mạch mỏng và quá trình tái tạo tế bào lâu hơn bình thường, các vết bầm quanh mắt không thể phai mờ đi trong thời gian ngắn. Hơn nữa, mức độ thâm còn khá nghiêm trọng và lan rộng ra nhanh chóng.

Đặc biệt, một vài chị em phải mất tới 1-2 tháng mới có thể sở hữu dáng mũi ổn định hoàn toàn và không còn bất kỳ vết thâm tím nào trên mặt.

2. Do kỹ thuật của bác sĩ

Theo TS. Thomas Lê (BVTM Kangnam): “Tay nghề của người trực tiếp thực hiện phẫu thuật nâng mũi sẽ quyết định gần như một nửa kết quả thẩm mỹ và cả những triệu chứng hậu phẫu”.

Thật vậy, nếu một người bác sĩ phạm phải sai lầm như: độn sụn sai vị trí, tạo đường mổ không chính xác, kỹ thuật khâu kém… thì khả năng gây ra tổn thương lớn.

Do kỹ thuật bác sĩ

Do kỹ thuật bác sĩ

Xem Thêm : Nâng mũi bị nổi mụn: Cách hạn chế nổi mụn sau nâng mũi

Do đó, tại các cơ sở thẩm mỹ kém uy tín trên thị trường, nơi có những danh y không đạt tiêu chuẩn, CSVC cũ kỹ sẽ dễ làm cho mũi bạn bị tím tái nặng nề, nhiễm trùng, hoại tử…

3. Do cách chăm sóc của khách hàng

Những vết bầm đen cũng có thể trở nên cứng đầu hơn khi bản thân bạn không chăm sóc mũi đúng cách. Bởi sự lành nhanh hay chậm còn phụ thuộc một phần vào chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi người.

Nếu các cô nàng nhận thấy mũi sưng bầm kéo dài trên 2 tuần, rất có thể bạn đã mắc phải những lỗi sau đây:

Chăm sóc sau nâng mũi

Chăm sóc sau nâng mũi

Qua đó có thể thấy rằng mọi sai sót nhỏ mà bạn vô ý gây ra cũng có thể làm phá hỏng toàn bộ công sức và hiệu quả thẩm mỹ mũi.

IV – Cách giảm bầm tím mắt sau nâng mũi

Khi đã hiểu rõ về nguồn gốc gây ra những vết thâm tím ở mũi, mắt và má, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để xử lý:

1. Chườm đá

Chườm lạnh là bí kíp giảm sưng và tím tuyệt vời mà Y học dân gian đã truyền lại từ hàng chục thế kỷ trước. Bạn nên áp dụng biện pháp này ngay trong vòng 24-48h sau khi kết thúc PT để mang lại tác dụng tốt nhất.

Một vài lưu ý khi chườm:

Chườm đá nhẹ nhàng

Chườm đá nhẹ nhàng

Ngoài ra, từ ngày thứ 3 trở đi, các BS khuyến khích nên chuyển sang chườm ấm để thúc đẩy sự lành lặn sớm hơn. Và khi không còn vết da hở, nốt bầm cũng dần tan biến, bạn có thể che bằng lớp makeup mỏng để tự tin xuất hiện trước đám đông.

2. Uống thuốc theo chỉ dẫn

Nếu chườm lạnh vẫn chưa đủ để giảm bớt thâm tím, bạn có thể tìm đến BS để được kê đơn thuốc đặc trị. Các dòng thuốc có thành phần arnica hoặc gel bôi arnic được biết đến là dược liệu khử sạch vết bầm khá hiệu quả.

Đặc biệt với những chị em có cơ địa quá kém, chuyên gia sẽ khuyên bạn nên dùng các sản phẩm Tây Y trước và sau khi nâng mũi khoảng2 tuần. Cùng với đó, cần tuyệt đối tránh những loại thuốc làm máu khó đông như aspirin hay motrin.

tich

3. Kiêng bia rượu, thuốc lá

Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với khói thuốc và nạp chất cồn vào bên trong cơ thể tạo ra rào cản cực kỳ lớn đến quá trình lành thương.

Cuộc khảo sát diện rộng của TS. Anne (Hoa Kỳ, 2011) đã đưa ra kết luận: “Những người nghiện thuốc lá đều trải qua thời gian hồi phục lâu hơn gấp 2-3 lần bình thường, kèm theo đó là tăng thêm 40% nguy cơ viêm nhiễm, chảy máu dưới da và bị thâm.”

Kiêng rượu bia

Kiêng rượu bia

Còn đối với rượu bia, chất này có thể thúc đẩy máu tích tụ nhiều hơn tại vết thương, ức chế tiến trình nguyên phân tái tạo mô da và làm yếu đi hệ thống miễn dịch tự nhiên. Hơn nữa, đây còn là nguồn cơn của các mảng sẹo lồi xấu xí.

Vì vậy, bạn cần cách ly toàn bộ những chất kích thích này để đảm bảo không bùng phát những rủi ro ngoài ý muốn, giữ cho mũi lên form chuẩn chỉ mà không tổn hại đến vùng da gần mắt.

Nâng mũi bị bầm mắt sẽ trở thành một vấn đề rất đáng lo ngại nếu như bạn quá chủ quan, thờ ơ với chế độ kiêng khem khoa học. Không những thế, việc lựa chọn một địa chỉ làm đẹp chất lượng cũng là cách để bạn đảm bảo an toàn cho bản thân và đến gần hơn với diện mạo hoàn mỹ.

V – Hình ảnh khách hàng sửa mũi thành công tại Kangnam

Khách hàng sửa mũi ngắn hếch thành công tại Kangnam

Khách hàng sửa mũi ngắn hếch thành công tại Kangnam

Khách hàng sau khi sửa mũi lệch gồ

Khách hàng sau khi sửa mũi lệch gồ

Khách hàng sửa mũi thành công tại Kangnam

Khách hàng sửa mũi thành công tại Kangnam

Kết quả trước và sau khi khách hàng sửa mũi tại Kangnam

Kết quả trước và sau khi khách hàng sửa mũi tại Kangnam

Dáng mũi khách hàng trở nên đẹp và cao hơn sau khi nâng

Dáng mũi khách hàng trở nên đẹp và cao hơn sau khi nâng

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề biến chứng nâng mũi
    Nâng mũi xong bị sưng sau phẫu thuật : mẹo giảm sưng nhanh

    Nâng mũi xong bị sưng sau phẫu thuật : mẹo giảm sưng nhanh

    Nâng mũi xong bị sưng là hiện tượng khiến nhiều người hốt hoảng và lo rằng mình đang gặp biến chứng thẩm mỹ. Tình trạng này được lý giải như thế nào? Có cách nào khắc phục không? 1/ Nâng mũi xong bị sưng bao lâu?2/ Nguyên nhân nâng mũi xong bị sưng kéo

    Nâng mũi bị dị ứng sụn: Dấu hiệu & Cách khắc phòng tránh

    Nâng mũi bị dị ứng sụn: Dấu hiệu & Cách khắc phòng tránh

    Nâng mũi bị dị ứng sụn khiến cho mũi bạn bị ngứa ngáy, nhiễm trùng và đang có dấu hiệu bị hoại tử? Vậy thì, bạn tuyệt đối đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng dưới đây! I – Dấu hiệu dị ứng chất liệu khi nâng mũi1. Nhiễm trùng, đau nhức và ngứa

    Nâng Mũi Bị Co Rút: Nguyên Nhân & hạn chế mũi bị co rút

    Nâng Mũi Bị Co Rút: Nguyên Nhân & hạn chế mũi bị co rút

    Nâng mũi bị co rút là điều mà không ai muốn gặp phải. Tuy nhiên, đây là biến chứng rất dễ gặp sau nâng mũi. Nguyên nhân khiến mũi biến dạng, co rút là gì? Chuyên gia thẩm mỹ KangNam sẽ chỉ cho bạn ngay ở bài viết này! 1/ Nâng mũi bị co rút

    Nâng Mũi Bị Chảy Máu: 3 Nguyên nhân, 3 Cách xử lý nhanh

    Nâng Mũi Bị Chảy Máu: 3 Nguyên nhân, 3 Cách xử lý nhanh

    Nâng mũi bị chảy máu là một hiện tượng bình thường sau phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp máu chảy nhiều hoặc kéo dài nhiều ngày, khách hàng cần thông báo cho bác sĩ để được giải đáp và hướng dẫn cách xử lý. I – Chảy máu sau khi nâng mũi có sao

    Nâng mũi bị bao xơ : nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

    Nâng mũi bị bao xơ : nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

    Nâng mũi bị bao xơ là tình trạng mũi bị xơ cứng ở vị trí vật liệu độn sau khi nâng mũi, đây là một trong những phản ứng tiềm ẩn gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, bài viết sẽ mang đến kiến thức y khoa giúp bạn hiểu rõ

    Nâng mũi sline bị hỏng phải làm sao – BV Kangnam trả lời

    Nâng mũi sline bị hỏng phải làm sao – BV Kangnam trả lời

    Theo kết quả thống kê, có tới hơn 30% số ca nâng mũi bị hỏng mỗi năm, gặp nhiều hơn ở phương pháp nâng mũi bọc sụn hay nâng mũi s line bởi kỹ thuật thực hiện khá phức tạp. Vậy nâng mũi s line bị hỏng phải làm sao? 1/ Nguyên nhân nâng mũi s

    icon