Tháo sụn mũi là giải pháp khắc phục sự cố hậu nâng mũi được nhiều khách hàng tìm đến hiện nay. Rút sụn độn có đau không, sau bao nhiêu lâu thì được tiếp tục thẩm mỹ?
Tháo sụn mũi là thủ thuật phục hình dáng mũi bằng cách bóc tách và đưa vật liệu độn ra ngoài. Kỹ thuật này là cần thiết trong các trường hợp sau:
Theo nhiều khảo sát, 60% khách hàng thực hiện tháo sụn vì muốn đổi sang một dáng mũi mới mẻ và thời thượng hơn. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thị hiếu thẩm mỹ có sự thay đổi liên tục và hình thành khái niệm ‘bắt trend”. Rất nhiều người tìm đến bệnh viện thẩm mỹ rút sụn để làm tiếp một trend mũi khác.
Tháo sụn mũi để thay đổi dáng mũi
Đứng trên góc độ khoa học, rút sụn không gây ra quá nhiều nguy hiểm nhưng bạn chỉ nên thực hiện tối đa 2 lần. Việc này giúp cấu trúc mũi không bị suy yếu, bảo đảm khứu giác và phòng ngừa biến chứng.
Để tránh tháo/lắp sụn nhiều lần, quý khách nên định hình dáng mũi ngay từ đầu, ưu tiên các dạng cơ bản, có tính thịnh hành và nên kết hợp cả sụn nhân tạo lẫn tự thân.
Nguyên nhân cốt lõi khiến nhiều người chọn rút sụn mũi là do dị ứng với cơ thể. Tình trạng thường diễn ra sau 2 – 3 ngày hậu nâng, các biểu hiện là mũi sưng to, chảy dịch, nổi cộm, mụn nước quanh vết thương. Nếu không tháo sụn, mũi có nguy cơ biến dạng vĩnh viễn.
Sở dĩ bạn bị kích ứng sụn bởi chất lượng sụn kém, nguồn gốc không minh bạch, chọn nhầm vật liệu độn hoặc cơ địa có độ “mẫn cảm” cao. Các khách hàng chọn độn nhân tạo thường dễ “phản ứng” hơn độn tự thân.
Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ cơ thể mình và định hướng chất liệu độn thích hợp trước khi áp dụng các kỹ thuật nâng mũi.
Cuối cùng, rút sụn sẽ là biện pháp lý tưởng cho những ai chưa hài lòng với kết quả sửa mũi. Gout thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau nên việc ưng ý hay không ưng ý là điều hết sức bình thường.
Trường hợp khách hàng bị thẩm mỹ hỏng như: độn quá cao, lộ sóng giả trân, mũi phù thủy không hài hòa với khuôn mặt thì tháo sụn cũng là cách cứu cánh an toàn.
Do kết quả nâng mũi không được như ý muốn
Ở tình huống xấu nhất – buộc phải rút độn do chấn thương mũi, khách hàng cần loại bỏ sụn ngay lập tức tránh việc xuất huyết trong, sụn đâm vào vách mũi gây khó thở, cản trở hô hấp.
Xem thêm: Nhảy mũi theo ngày giờ chính xác là có điềm báo gì?
Hiện nay, công nghệ chỉnh mũi đã đạt tới trình độ nhất định nên bạn hãy yên tâm rằng tháo sụn sẽ không sao. Điều này được thể hiện qua các ưu điểm:
– Không làm biến đổi cấu trúc và chức năng mũi
– Giữ nguyên diện mạo và các đặc điểm vốn có
– Ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, lệch form, lộ sóng, hoại tử da
Mặt khác, mũi của bạn cũng sẽ không bị lùn đi hoặc bẹt xuống nếu rút sụn. Trái lại, tỷ lệ phục hồi nguyên dạng của sống/đầu mũi sẽ khó đảm bảo 100%.
Tháo sụn mũi có ảnh hưởng gì không
HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Dù ít hay nhiều, việc động chạm “dao kéo” cũng làm mũi có sự thay đổi. Chưa kể với nhiều trường hợp, bác sĩ buộc phải “gọt” sống mũi trước rồi mới đưa vật liệu độn vào.
Tỷ lệ phục hình hậu rút sụn như sau:
– Dùng sụn nhân tạo, chỉ rút tại sống mũi, đã có nền tảng mũi: 80 – 95%
– Dùng sụn nhân tạo, rút tại sống và đầu mũi, dáng mũi khó: 10 – 75%
– Dùng sụn tự thân, rút tại sống mũi, dáng mũi cơ bản: 60 – 65%
– Dùng sụn tự thân, rút tại sống và đầu mũi, dáng mũi khó: 50 – 55%
Do đường rạch ngắn, vị trí kín, tỷ lệ bóc tách dưới 10% nên rút sụn mũi sẽ chỉ để lại sẹo mờ. Bạn có thể dùng gel xóa thâm chuyên dụng để khắc phục sẹo xấu.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng quy trình tháo sụn mũi diễn ra tương đối phức tạp. Khách phải phải thực hiện các bước:
– Kiểm tra cấu trúc trong/ngoài, tính chất da, biên độ hít thở, các bệnh lý về khứu giác nếu có.
– Vệ sinh khoang mũi bằng dung dịch đặc biệt và gây tê
– Rạch một đường dọc chính giữa sống mũi hoặc rìa cánh mũi.
– Bóc tách da và sử dụng công cụ như kẹp để tiến hành gỡ sụn ra khỏi mũi.
– Với các khách hàng độn sụn tự thân cần lọc bỏ kỹ lưỡng các biểu mô gắn chặt vào sụn.
– Cố định lại cơ và các vùng da và dùng chỉ thẩm mỹ khâu đường cắt
– Vệ sinh và tiến hành dán băng gạc
Tháo sụn mũi có đau không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm
Tùy vào độ tương thích của sụn mà quá trình tháo rút sẽ diễn ra nhanh chậm khác nhau (trung bình khoảng 60 phút). Do có tác động mô mềm nên chắc chắn bạn sẽ thấy nhức buốt và sưng đau.
Thời điểm đau nhất là khi hết thuốc tê và trong 24 giờ đầu tiên. Từ ngày thứ 2 trở đi, tần suất đau sẽ giảm xuống và sau 5 ngày thì chấm dứt.
Bác sĩ PTTM Dr. Louis Trương – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: Quá trình phục hồi sau khi tháo sụn mũi thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, để tiến hành ca thẩm mỹ tiếp theo, bạn cần đợi từ 2 đến 3 tháng.
Sau 5 – 7 ngày tháo sụn vết thương đã lành
Theo lý thuyết thì chỉ cần mũi vào form là có thể lập tức rút vật liệu độn. Dẫu vậy, bạn buộc phải cân nhắc thêm các nhân tố:
– Chất liệu độn là gì? Nếu bạn độn sụn nhân tạo thì bạn thoải mái tháo ra sau 1 tháng làm mũi. Còn dùng sụn tự thân đã tương thích với cơ thể thì cần phải đợi từ 2 – 4 tháng.
– Dáng mũi độn như thế nào? Trường hợp chọn các dáng mũi basic thì việc rút sụn khá dễ dàng và nhanh chóng. Nếu bạn chọn các form khó như Sline, Lline sau 3 tháng bạn mới đủ sức khỏe để làm việc.
Hình ảnh khách hàng sửa mũi lỗi hỏng tại Kangnam:
Dáng mũi đã đẹp hơn sau khi sửa lại tại Kangnam
Mũi bị sưng viêm sau nâng mũi tại Spa đã được sửa lại tại Kangnam
Chỉnh sửa mũi bị tai nạn trở nên hoàn hảo
Sau khi tháo sụn mũi, việc chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách rất quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi suôn sẻ. Sau đây là một số lời khuyên về cách chăm sóc:
– Theo dõi và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Hãy tuân thủ các hướng dẫn được cung cấp bởi bác sĩ của bạn. Điều này bao gồm việc sử dụng thuốc, thời gian nghỉ ngơi, giới hạn hoạt động và bất kỳ quy định chăm sóc khác.
– Giữ vùng mũi sạch sẽ: Sử dụng dung dịch muối sinh lý hoặc nước muối để rửa sạch vùng mũi theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh chạm vào vùng mũi bằng tay không sạch.
– Tránh những tác động mạnh lên mũi: Tránh việc cọ xát hoặc làm tổn thương vùng mũi bằng cách không đút ngón tay vào mũi hoặc sử dụng khăn mặt cứng.
– Tránh hoạt động căng thẳng: Tránh hoạt động vận động mạnh, uống nhiều nước để giữ cơ thể được hydrated và tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
– Uống thuốc theo đúng hướng dẫn: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc, hãy tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trung bình, một ca tháo sụn mũi có giá từ 7 triệu đồng/lượt. Quý khách sẽ được loại bỏ 100% sụn ra khỏi cơ thể và cố định lại dáng mũi cũ.
Ngoài ra, mức giá sẽ tăng lên nếu bạn kết hợp loại sụn và tái thiết lại mũi. Các trường hợp thường do đa chấn thương, vỡ sụn ảnh hưởng tới toàn cấu trúc mũi.
Tháo sụn có chi phí từ 5-7 triệu đồng
??? VIDEO Mũi bị nhiễm trùng – Hậu quả khi nâng mũi tại Spa
GIẢI CỨU MŨI LỖI HỎNG CHỈ 30 PHÚT
Inbox giải đáp bởi bác sĩ thẩm mỹ mũi uy tín số 1!!
Thêm vào đó, chi phí rút vật liệu độn còn phụ thuộc vào độ hiện đại của kỹ thuật, spa bạn lựa chọn hoặc tay nghề bác sĩ thực hiện. Từ các yếu tố trên, bạn sẽ phần nào định hình được số tiền mà mình sẽ bỏ ra.
Tháo sụn mũi là một chủ đề khá mới nên không khó hiểu khi nhiều người vẫn còn thắc mắc và băn khoăn về nó. Trong đó, phải kể đến 2 vấn đề nổi cộm sau đây:
Bị sưng sau khi tháo sụn mũi có bình thường không? Câu trả lời là hoàn toàn bình thường. Trong 3 ngày đầu sau tháo, mũi sẽ có biểu hiện sưng đỏ, da co lại, nhất là ở phần sống và đầu mũi. Hiện tượng này được giải thích bởi 3 nguyên nhân:
Mũi bị sưng sau khi tháo sụn
Thường thì sau khi loại bỏ sụn hoàn toàn và da mũi đã liền lại, tình trạng sưng đau sẽ dần chấm dứt. Trong trường hợp quá đau đớn, khách hàng có thể áp dụng biện pháp chườm đá, sử dụng thuốc paracetamol hoặc thoa thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Thường thì sau quá trình tháo sụn mũi, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống. Thời gian kiêng ăn có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể và quyết định từ bác sĩ.
Trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật, bạn sẽ được khuyên kiêng ăn các loại thực phẩm có thể gây kích thích hoặc làm tăng sưng như: thức ăn cay, mặn, chất kích thích (cafein và chất có cồn), thực phẩm nhiều đường. Ngoài ra còn có những thức ăn cứng như: thịt cứng, hạt, chiên và các loại thức ăn khó tiêu.
Thời gian kiêng những món ăn này thường kéo dài trong khoảng 1-2 tuần. Sau đó, bạn có thể dần dần quay trở lại chế độ ăn uống bình thường dưới sự hướng dẫn của bác sĩ..
Sau 4-6 tháng mới được tiêm filler
Tháo sụn mũi là giải pháp thiết thực giúp giảm biến chứng, ngăn các bệnh lý về mũi và tìm lại một dáng mũi hoàn hảo hơn. Đặc biệt, bạn nên liên hệ tới các bệnh viện thẩm mỹ uy tín để tiến hành rút sụn an toàn, không đau, không di chứng.
Bok Doc: “Learn about the process of removing nasal cartilage and the most famous specialized doctors”
Pub Med: “Removal and replacement of the septal cartilage in noses with traumatic injuries, causing deviation. Technique–results”
Health Direct: “Septoplasty”
Amitis health tourism: “Artificial cartilage or prosthesis in rhinoplasty”
Nhập thông tin của bạn
×