Sinh con so là thử thách khó khăn của người mẹ và để hạn chế biến số tiêu cực, thai phụ buộc phải rạch tầng sinh môn. Tác dụng của thủ thuật hộ sinh này là gì? Liệu có để lại biến chứng không? Theo dõi “cẩm nang làm mẹ” của BVTM Kangnam để biết thêm chi tiết.
Rạch tầng sinh môn là kỹ thuật hộ sinh tự nhiên áp dụng cho các sản phụ “vượt cạn” lần đầu. Thủ thuật dựa trên 2 nguyên tắc chính là rạch (bóc tách sinh môn) và khâu (nối lại da và cơ).
Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
Mục đích của biện pháp này là tạo “con đường” thuận thiện giúp em bé chui ra, chống căng rách âm đạo và thúc đẩy quá trình chuyển dạ. Khi nào cần thực hiện cắt tầng sinh môn (TSM)? Phương pháp áp dụng cho các nhóm sản phụ sau:
Vùng chậu của người mẹ khá hẹp, âm hộ phù nề, độ giãn nở của tử cung không tốt
Thai đôi, thai nhi quá cỡ, đầu em bé to hoặc bị lệch hướng sổ
Ngôi thai nhi khó xác định, nguy cơ ngạt thai cao
Người mẹ có thể chất yếu, cần rạch để lấy thai nhanh hơn
Khảo sát cho thấy 99.9% bà mẹ đều phải rạch đáy chậu trong lần sinh con đầu tiên. Khoảng 55% chị em sẽ rạch trong lần thứ 2 nếu âm đạo không đạt độ mở tiêu chuẩn. Rạch TSM là một thủ thuật cần thiết, giảm bớt áp lực cho người mẹ và tránh nguy cơ thai ngạt lâm sàng.
Cắt tầng sinh môn được gắn liền với quá trình sinh đẻ của các chị em. Nguyên tắc khi cắt là cắt đủ (độ sâu khoảng 1 – 2cm) – cắt đúng (thai xuống sâu, độ giãn nở âm đạo tối đa). Quy trình được hình dung qua 4 bước sau:
Dù đã được khuyến cáo không nên vô cảm vùng cắt nhưng để tránh trường hợp ngất xỉu khi sinh, bạn vẫn cần dùng thuốc gây tê.
Bác sĩ tiêm thuốc tê ngay khi độ giãn âm đạo lên khoảng 70%, mũi tiêm trực tiếp đi vào vùng chậu, sản phụ mất cảm giác sau 15 phút.
Dựa theo hướng ra của thai nhi bác sĩ sẽ xác định được đường cắt, hướng cắt và tính toàn diện tích cắt. Theo nhiều khảo sát, hướng rạch chính sẽ nằm ở mốc từ 5 – 7 giờ, chiều phải sang trái.
Do thai phụ sẽ xuất huyết nên bác sỹ phải sát khuẩn trước khi cắt, không dùng lực mạnh khiến đường cắt quá sâu chạm tới cơ nâng hậu môn.
Sau khi xác định vị trí, đo độ nở của âm đạo và định hình vết rạch, bac sỹ sẽ tiến hành cắt tầng sinh môn. Các thao tác cắt như sau:
Chọn hướng 5 giờ hoặc 7 giờ tùy theo hướng sổ đầu của em bé.
Rạch tại bờ âm hộ giữa, chếch trái/phải khoảng 45 độ. Đa số chỉ cần rạch 1 bờ âm hộ là em bé ra ngoài.
Loại bỏ da nhăn, da rạn do rặn đẻ
Cố định lại các biểu mô và cơ, tiếp tục quá trình hộ sinh
Rất khó để tính toán chính xác thời gian cắt tầng sinh môn, ước chừng khoảng 5 – 10 phút (nếu sinh nhanh). Mặt khác, có các thai phụ phải rạch liên tiếp, tốn từ 20 – 30 phút em bé mới sổ đầu được.
Khi đưa em bé ra ngoài thành công, bác sĩ sẽ tiếp tục tiêm tê (nếu có) và khâu lại đáy chậu bằng chỉ thẩm mỹ. Dựa theo hướng ra của em bé bạn sẽ có các cách khâu như khâu âm đạo, khâu cơ, khâu da.
Cuối cùng, toàn bộ vùng kín được sát khuẩn lần nữa, băng gạc cố định và thoa thuốc chống viêm. Sản phụ cũng phải lưu trú tối thiểu 3 ngày tại BV để tiện theo dõi.
Rạch tầng sinh môn có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có hoặc Không. “Ranh giới” giữa an toàn và nguy hiểm trong thủ thuật này được quyết định bởi cơ địa người mẹ, độ nông/sâu vết thương hay cách chăm sóc hậu sản…
Nếu mẹ bỉm có thể chất tốt, chỉ sinh 1 em bé, chọn cơ sở hộ sinh uy tín thì gần như không gặp nguy hiểm gì khi rạch.
Ngược lại, các mẹ bầu đôi, thể lực yếu, sinh nở tại các BV kém chất lượng hoặc chế độ hậu sản chưa khoa học, 80% bạn sẽ gặp biến chứng. Tiêu biểu là:
Nhiễm trùng diện rộng: Vùng kín nổi đỏ, sưng nề, người mẹ phát sốt, sữa nóng thậm chí là xuất huyết dưới.
Mắc bệnh phụ khoa: Vi khuẩn tấn công khiến chị em dễ mắc bệnh phụ khoa như viêm âm hộ, sưng lỗ niệu đạo, viêm vùng chậu, u nang, có thai ngoài tử cung…
Mất thẩm mỹ: Các biến chứng tiêu cực dẫn đến hoại tử, sẹo dấu hoặc dị tật đáy chậu. Đây là điểm trừ rất lớn khiến chị em thiếu tự tin, giảm ham muốn và lão hóa vùng kín nhanh hơn.
Từ các hệ lụy khi khâu tầng sinh môn, phái đẹp nên chọn một BV sản danh tiếng và sử dụng các kỹ thuật hộ sinh hiện đại. Ngoài ra, bạn nên may thẩm mỹ lại TSM sau 6 – 7 tháng nhé.
Do độ dài không lớn (3 – 5cm) và diện tích rạch không quá sâu nên tốc độ hồi phục của tầng sinh môn khá nhanh. Trung bình từ 7 – 10 ngày vết thương đã khỏi hẳn, sau 1 tháng cấu trúc sinh dục nữ trở lại bình thường.
INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1
Trong 2 ngày đầu: Vùng đáy chậu sưng tấy, căng cứng, vết cắt vẫn còn sâu, chỉ thẩm mỹ chưa tiêu. Các mẹ sẽ thấy đau bẹn kéo xuống hai đùi, mệt mỏi và khó di chuyển.
Từ 3 – 6 ngày: Chỉ sinh học tiêu đi, vết khâu lành lại, các biểu mô đẩy lên tạo thành làn da mới. Tuy nhiên, làn da này vẫn còn hơi tái, tạo cảm giác đau ngứa.
Từ 7 – 10 ngày: Chỉ khâu tiêu khoảng 90%, sờ vào tầng sinh môn sẽ thấy trơn nhẵn, mềm mại, sắc tố cũng hồng hào hơn.
Với tình huống thai đôi/em bé quá to buộc người mẹ phải rạch sâu, vết khâu cần từ 1.5 – 2 tháng mới lành lại. Như vậy, khả năng lành thương của đáy chậu phụ thuộc chủ yếu vào hình thái đường cắt.
Tuy không phải đại phẫu quan trọng nhưng sau khi rạch tầng sinh môn, phái đẹp cần tuân thủ một số lưu ý để khu vực này mau hồi phục. Đó là:
Thuộc vị trí tương đối nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm, tầng sinh môn sau rạch cần được vệ sinh đúng cách mỗi ngày. Trường hợp để dính nước tiểu hoặc sưng mủ, cô bé rất dễ lưu sẹo và mắc bệnh phụ khoa.
Làm sạch 3 lần/ngày bằng nước lá trầu không.
Dùng tay cọ rửa nhẹ nhàng, lấy khăn giấy lau sơ sau mỗi lần tiểu tiện
Trường hợp có kinh nguyệt, cần vệ sinh ngay sau mỗi lần thay băng
Không dùng vòi xịt, không wax lông vùng kín trong thời gian này
Về cơ bản, chế độ ăn sau khi rạch tầng sinh môn khá giống với cơm “cữ” của bà bầu. Trong đó, người mẹ cần tăng nhóm sắt, xơ, vitamin; ăn vừa lipid và protein; ăn ít đạm và tinh bột khó chuyển hóa. Ví dụ:
Thêm khoảng 200g rau xanh/quả tươi trong mỗi bữa ăn. Ưu tiên táo, cam, nho, rau ngót (ăn nhiều), cải bẹ, cải xoăn, bầu, bí đỏ, cà chua, cà rốt.
Ăn đều 100 – 150mg protein ví dụ sữa chua, ức gà, cá hồi, cá ngừ, thịt nạc băm…
Không nên ăn các loại đạm “nặng” như: bắp bò, tôm, cua, mực, phi lê cá tuyết, trứng ngỗng….
Bỏ ngay rau muống, mướp, giá đỗ, trứng vịt vì chúng khiến tầng sinh môn thâm sạm trông thấy
“Anti” nước ngọt và rượu bia, chuyển qua các loại đồ uống có công dụng detox như: trà bí đao, trà xanh, nước mật ong chanh, sinh tố, nước ép củ dền…
Thời gian ăn kiêng sẽ kéo dài trong 2 – 3 tuần. Khi tầng sinh môn lành lại, bạn được phép giảm xơ, tăng đạm nhưng không được làm mất cân bằng dinh dưỡng đâu nhé.
Tầng sinh môn là khu vực “nâng đỡ” nửa thân trên nên khi bị thương, bạn cần giảm áp lực, tránh ma sát và chăm sóc thật cẩn thận. Cụ thể:
Không chạy nhảy/di chuyển nhanh, nằm yên trong 24 giờ đầu
Tránh chơi thể thao, không cưỡi ngựa, đạp xe đạp, đi xe máy
Giữ tư thế ngồi co chân, trang bị miếng đệm lót để vùng cọ xát dễ chịu hơn
Kiêng QHTD tối thiểu 3 tuần
Chọn underwear mỏng nhẹ, ôm sát, có độ thoáng khí
Mọi dược phẩm sử dụng phải được sự đồng ý của bác sĩ
Ngoài ra, khách hàng tuyệt đối không được sờ nắn, rút chỉ ở tầng sinh môn để tránh xuất huyết dưới. Khi có dấu hiệu biến chứng, chị em giữ nguyên hiện trạng và tìm tới trợ giúp của bác sĩ.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Không chỉ là một cách hỗ trợ sinh sản, vết rạch tầng sinh môn còn là “dấu ấn” của những lần vượt cạn, minh chứng cho thiên chức làm mẹ của những người phụ nữ. Để dấu ấn này trở nên thẩm mỹ và gọn ghẽ hơn, tới ngay Kangnam và chọn dịch vụ may tầng sinh môn. Bệnh viện sẽ giúp chị em lấy lại sắc vóc tự tin, son trẻ và hấp dẫn.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dau-hieu-rach-vet-khau-tang-sinh-mon/
http://benhvienphusantrunguong.org.vn/news/giai-dap-y-hoc/de-sinh-no-khong-bi-rach-tang-sinh-mon-.html
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/vet-rach-tang-sinh-mon-co-de-lai-seo-hoac-bi-loi-khong/
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×