18 Vị Trí “Da Dễ Nổi Mụn” – Bí Quyết Vàng Để Có Làn Da Trơn Mịn

Vị trí mụn trên cơ thể chủ yếu xuất hiện ở gương mặt như má, trán, mũi, quai hàm, thái dương, hoặc trên cơ thể như lưng, ngực, vùng kín, mông, cánh tay. Nguyên nhân xuất hiện mụn nhọt có thể do các bệnh về gan, hệ tiêu hóa hoặc thay đổi nội tiết. Mỗi vị trí xuất hiện mụn đều thể tình trạng khác nhau trong cơ thể, chẳng hạn như mụn ở má thường do các tình trạng liên quan đến phổi gây nên. Nắm rõ 14 vị trí mọc mụn sau đây sẽ giúp bạn biết nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

I – Các vị trí mụn trên khuôn mặt nói lên điều gì?

Theo Y Học Cổ Truyền các vị trí mụn trên khuôn mặt có thể cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, hoặc tình trạng của da và các tuyến bã nhờn. Theo các chuyên gia da liễu, mặt là vị trí dễ nổi mụn và các vị trí trên gương mặt như má, trán, cằm, mũi đến lông mày và quanh mép, tất cả đều có thể là nơi mụn hình thành.

Người ta còn cho ra đời bản đồ mụn (Face Mapping) để phân vùng xuất hiện mụn như ở má, trán, tai, cằm, mũi và những vị trí khác trên khuôn mặt, bản đồ cho thấy vị trí mụn trên mặt có liên quan đến một số vấn đề bên trong cơ thể. Khi các đốm mụn bắt đầu nổi lên vị trí nào, sẽ tín hiệu các cơ quan đang thông báo về tình trạng sức khỏe bên trong.

Chẳng hạn, mụn mọc ở má thường do dạ dày hoặc phổi của bạn đang gặp vấn đề. Mụn ở trán thường do gan, hệ tiêu hóa và mụn ở tai thường là các vấn đề do thận gây nên. Nhờ đó, chúng ta có thể có cách điều trị hợp lý để điều trị và ngăn ngừa mụn hiệu quả ở cả bên ngoài da và bên trong cơ thể.

Các vị trí bị mụn trên khuôn mặt

CÁC VỊ TRÍ MỤN TRÊN KHUÔN MẶT NÓI LÊN ĐIỀU GÌ ???

Nhanh tay click để nhận mức phí ưu đãi sập sàn !

đăng ký tư vấn

II – 18 vị trí mụn và cảnh báo tình trạng sức khỏe tương ứng

Chuyên gia da liễu Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam – Bác sĩ Lê Thị Thủy sẽ đưa ta những tư vấn chi tiết về nguyên nhân và lời khuyên tương ứng để điều trị các loại mụn ở từng vị trí.

1. Mụn mủ ở má

Mụn mủ ở má là tình trạng thường gặp, vì khu vực này tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường như vi khuẩn ở ga, gối, ô nhiễm môi trường, điện thoại, khẩu trang, tay, hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt. Gương mặt không thể che chắn cả ngày nên dễ tiếp xúc với nhiều môi trường ô nhiễm, do đó, mụn ở má là tình trạng nhiều người khó tránh khỏi.

* Mụn mọc ở má trái

Nguyên nhân bên trong khiến mụn sưng đỏ nổi lên ở má trái được xem là do gan, thận đang suy yếu và gặp rắc rối. Khi gan, thận hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể, từ đó gây nên mụn.

Mụn mủ mọc ở má trái

Mụn mủ mọc ở má trái

Giải pháp:

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích như bia rượu, cà phê.

Bổ sung các thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm tính mát qua các bữa ăn hàng ngày để thải độc, chẳng hạn như dưa chuột, khổ qua, bí đao, bột sắn dây.

* Mụn mọc ở má phải

Bụi bẩn và vi khuẩn từ các yếu tố bên ngoài chính là những nguyên nhân khiến mụn xuất hiện nhiều trên má phải. Nhưng nếu xét theo Face Mapping, những ổ mụn nằm tại má phải là dấu hiệu cho thấy phổi của bạn đang cần được quan tâm nhiều hơn vì có thể chúng đang gặp vấn đề.

Bên cạnh đó, mụn nổi nhiều trên má phải còn được cho là hậu quả của việc bạn tiêu thụ lượng đường vượt mức cho phép.

Cách xử lý:

Thêm một số thực phẩm như cà chua, táo, tỏi vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Hạn chế một số đồ chứa nhiều đường như trà sữa, kẹo, sữa tươi, bánh ngọt.

Tập thói quen dậy sớm để thư giãn và tăng thở hít thở không khí sạch cho phổi

2. Mụn ở trán

Bị mụn ở trán được cho là hệ quả trong khi cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố, chức năng gan đang gặp vấn đề, hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả. Nếu để ý thì mụn mọc trên trán còn đi kèm một số hiện tượng như lở loét khoang miệng, lưỡi tấy đỏ, khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn uống và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cách điều trị:

Sử dụng một số thảo dược mát gan như trà râu ngô, hạt sen, bạn nên uống hàng ngày thay nước lọc.

Tránh dùng đường để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ăn nhiều rau có màu xanh cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, chẳng hạn như rau cải, súp lơ xanh.

Hạn chế tối đa sử dụng bia, rượu, coffee vì dây có thể là nguyên nhân xuất hiện mụn trên trán.

Mụn ở trán

Mụn ở trán

3. Mụn ở lông mày

Lông mày là vị trí ít mọc mụn, nhưng khi đã mọc thì hầu hết mụn ở lông mày đều là mụn bọc sưng đỏ. Lông mày và vị trí khá nhạy cảm nên khi mọc mụn có thể sẽ hơi đau nhức hơn so với các vùng má, trán.

Theo các chuẩn đoán từ face mapping, nổi mụn ở lông mày thường do nguyên nhân máu tuần hoàn kém và túi mật đang gặp vấn đề. Bác sĩ da liễu đưa ra một số lời khuyên cho mụn mọc ở vùng lông mày như:

Tránh các thực phẩm cay, nóng và nhiều dầu mỡ.

Không nên dùng nhiều đồ ăn nhanh và các loại nước uống có ga.

Không uống nhiều bia rượu và những thức uống chứa cồn khác.

Đi ngủ sớm và đủ giấc để cơ thể hoạt động trơn tru.

4. Mụn ở thái dương

Mụn mọc ở thái dương là dấu hiệu cho thấy túi mật của bạn đang gặp vấn đề, dịch mật bị rối loạn, gan nóng, hệ tuần hoàn kém hoạt động, thiếu nước, thận hoạt động không tốt, gây ra sự tích tụ độc tố và xuất hiện mụn ở thái dương. Bên cạnh đó, quá trình ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ ăn chế biến sẵn cũng khiến túi mật hoạt động quá sức và gây mụn.

Giải pháp:

Hạn chế các loại đồ ăn nhanh hoặc các thực phẩm đóng hộp chế biến lâu ngày.

Hạn chế sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa.

Nạp nhiều rau xanh và hoa quả tươi mát nhằm bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

5. Mọc mụn ở gò má

* Mọc mụn trên gò má trái

Mụn mọc ở gò má trái cho thấy các chức năng gan mật không tốt, dịch mật tiết ra không đủ, đây là vấn đề do hệ tiêu hóa. Trong trường hợp mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng gò má trái là triệu chứng túi mật bị nhiễm hoặc mật kết sỏi.
Mụn xuất hiện ở gò má trái thường có đặc điểm là các nốt mụn bọc, sưng tấy lớn, chứa nhiều mủ và đau nhức.

Chỉ định từ bác sĩ:

Hạn chế việc chế biến các món ăn bằng rán, xào.

Tích cực ăn các món luộc, hấp sẽ tốt hơn đối với hệ tiêu hóa của cơ thể.

Nên chia nhỏ các khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ để tránh gây trướng bụng.

Ăn nhiều các thực phẩm mát như rau củ và hoa quả có chứa nhiều vitamin C.

* Nổi mụn trên gò má phải

Mụn xuất hiện ở gò má bên phải cho thấy các chức năng của phổi gặp nhiều bất thường. Bạn có thể thường xuyên bị ho, cảm hoặc tắc mũi, đau họng, những lúc như vậy gò má phải sẽ xuất hiện những nốt mụn. Bên cạnh đó, mụn ở gò má phải cũng là do đường ruột bị rối loạn tiêu hóa, quá trình bài tiết và thải độc của thành ruột không hiệu quả.

Giải pháp khắc phục:

Tránh những thực phẩm ảnh hướng đến tiêu hóa như: hành củ, dưa hấu, rượu bia, nước ngọt có ga, đồ ăn chiên rán, các loại đậu.

Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho tiêu hóa trong khẩu phần ăn như: sữa chua, dưa muối bắp cải, bông cải xanh, rong biển, táo.

Mọc mụn ở gò má

Mọc mụn ở gò má

6. Mụn ở mũi

Mũi là cơ quan gần với phổi trong hệ hô hấp nên các nốt mụn xuất hiện ở mũi có thể  do tiếp xúc nhiều với khói bụi và vi khuẩn. Bên cạnh đó, độ ẩm không khí thấp cũng khiến mũi bị khô hơn, vùng mũi tiết dầu nhiều và tăng khả năng sinh mụn.

Bên cạnh đó, vùng mũi thường là nơi tập trung nhiều mụn nhất và liên quan đến chức năng của tuyến bã nhờn. Mụn trên mũi thường xuất hiện do quá trình tiết dầu thừa và có thể liên quan đến chế độ ăn uống không tốt hoặc ăn các thực phẩm chứa dầu mỡ quá nhiều.

Ngoài ra, mụn ở mũi còn tiềm ẩn mối liên quan với căng thẳng tinh thần, lưu thông máu kém.

Lời khuyên:

Nạp nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi.

Bổ sung cá và các loại hạt vào khẩu phần ăn thường ngày để tăng lượng chất béo omega – 3.

Hạn chế các đồ ăn cay nóng hoặc những thực phẩm lên men như dưa muối, kim chi, cà.

Kiểm tra và đo huyết áp, tim mạch theo định kỳ.

Mụn ở mũi

Mụn ở mũi

7. Mụn ở cằm

Đa phần các loại mụn trứng cá và mụn cám đều xuất hiện nhiều ở cằm. Các tuyến dầu ở cằm vô cùng nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của hormone. Mụn trên cằm thường xuất hiện do nội tiết tố thay đổi, thời kỳ kinh nguyệt, stress hoặc tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.

Giải pháp từ bác sĩ da liễu đối với mụn cằm:

Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp thận bài tiết tốt nhất.

Bỏ thói quen chống tay vào cằm hoặc chạm, sờ, nặn vào các nốt mụn cằm

Bổ sung nhiều thực phẩm mát giúp thanh lọc cơ thể, thải bỏ độc tốt như: khổ qua, bí đao, rau dền.

Mụn ở cằm

Mụn ở cằm

8. Mụn xung quanh miệng

Mụn quanh miệng theo như face mapping có liên quan chặt chẽ với hệ tiêu hóa. Trong đó, ruột và gan là các cơ quan chủ yếu tác động đến việc nổi mụn ở quanh miệng. Một chế độ ăn thiếu lành mạnh với các  thực phẩm cay, nóng, chế biến dầu mỡ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các bộ phận này

Hệ tiêu hóa kém tích tụ các độc tố trong cơ thể và hình thành lên các nốt mụn quanh vùng miệng.

Lời khuyên:

Thay đổi các thói quen ăn đồ ăn đóng hộp sang thực phẩm chế biến tươi sống.

Cách chế biến cần hạn chế tối đa lượng đường, muối trong các món ăn.

Bổ sung thêm các rau xanh và hoa quả trong khẩu phần mỗi bữa ăn để cung cấp đủ vitamin và chất xơ cho cơ thể.

Trong các bữa ăn không nên ăn quá nhiều, đặc biệt chỉ nên ăn tối vừa đủ để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

9. Mụn ở quai hàm dưới

Vùng quai hàm dưới gần cổ là vị trí dễ xuất hiện mụn sưng viêm. Một vài trường hợp mụn nặng còn nổi thành từng đám dày đặc nhìn khá mất thẩm mỹ, gây ngứa ngáy và khó chịu. Vị trí mụn quai hàm thường xuất hiện do hệ thống bạch huyết hoạt động kém, ảnh hưởng đến quá trình thải độc, hơn nữa sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm cũng khiến mụn mọc ở quai hàm nhiều hơn.

Giải pháp điều trị mụn quai hàm:

Ăn chín uống sôi, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.

Sử dụng rau củ, thịt, cá tươi sống để chế biến các món ăn trong ngày.

Bổ sung thêm các loại nước ép rau củ để detox da và thanh lọc cơ thể.

Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao để giúp cơ thể bài độc qua đường mồ hôi.

Sau các hoạt động thể chất, bạn cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ.

10. Mọc mụn ở tai

Mụn xuất hiện ở vùng vành tai chủ yếu do lượng bã nhờn, bụi bẩn, các tế bào chết tích tụ ở da khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, chủ yếu là do vùng tai tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, vậy nên nếu chúng ta không vệ sinh cẩn thận sẽ rất dễ hình thành mụn ở vành tai.

Hơn nữa, uống ít nước là một trong các nguyên nhân chính gây nên tình trạng mụn. Hoạt động của thận bị ảnh hưởng cũng ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể, chính điều đó khiến mụn phát sinh ở lỗ tai, vành tai.

Cách xử lý mụn ở tai

Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày, ưu tiên nước lọc hoặc nước ép rau củ. Hạn chế tối đa các loại nước ngọt có ga hoặc bia, rượu.

Làm sạch các đồ vật tiếp xúc với tai hàng ngày như: tai nghe, điện thoại, đồ ngoáy tai.

Xỏ khuyên ở chỉ uy tín và chăm sóc đúng theo chỉ định.

Tránh động chạm vào khu vực mới xỏ khuyên để phòng các nguy cơ nhiễm trùng.

Mụn mọc ở tai

Mụn mọc ở tai

11. Mụn ở chân tay

Các loại mụn xuất hiện trong lòng bàn chân, bàn tay có thể do bệnh lý như chốc, thủy đậu, vẩy nến, viêm nang lông, lông mọc ngược. Mụn cũng có thể xuất hiện thêm ở các vị trí khác trên cơ thể nếu mắc những tình trạng trên.

Mụn mọc ở chân tay có thể xuất hiện cả ở trưởng thành và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tay và chân là các vị trí dễ tiếp xúc nhiều với vi khuẩn từ môi trường bên ngoài nhất nên nguy cơ phát sinh mụn là rất cao.

Ngoài ra, tình trạng dị ứng do đồ ăn, mỹ phẩm, sữa tắm không phù hợp hoặc chức năng thải độc của gan bị ngưng trệ cũng có thể là nguyên nhân khiến vùng da ở chân, tay không mịn màng. Khi bạn thấy có hiện tượng bất thường như mụn bọng nước, sưng đau hoặc tình trạng lây lan nhanh đến các  vùng da khác trên cơ thể, bạn cần đến bác sĩ để điều trị sớm.

Lời khuyên từ bác sĩ khi mụn mọc ở chân, tay:

Tắm sạch sẽ toàn cơ thể với xà phòng diệt khuẩn mỗi ngày, nhất là sau khi hoạt động thể chất nhiều mồ hôi và bụi bẩn.

Sử dụng các thực phẩm mát gan như bí đao, mướp đắng, rau má.

Mụn ở chân tay

Mụn ở chân tay

12. Mụn ở lưng

Vị trí mụn lưng thường do các rối loạn về hormone, gan nóng, dị ứng mỹ phẩm hoặc nang lông đang bị bít tắc do quá trình vệ sinh không cẩn thận. Thường xuyên mặc đồ bó sát, không thấm mồ hôi cũng là nguyên nhân xuất hiện mụn lưng ở cả nam và nữ.

Cách khắc phục mụn lưng hiệu quả:

Chú ý tắm sạch sẽ hàng ngày.

Sử dụng xà phòng diệt khuẩn kết hợp với các vật dụng hỗ trợ để kỳ cọ và làm sạch vùng da lưng.

Mặc quần áo thoải mái và làm từ chất liệu mềm mịn, thấm hút mồ hôi.

Chế độ ăn bao gồm nhiều loại rau củ mát gan và thúc đẩy thải độc.

Mụn ở lưng

Mụn ở lưng

13. Mụn ở ngực

Nguyên nhân khiến mụn nổi ở vị trí ngực là do sự biến động nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, chế độ ăn uống có chứa nhiều đường và dầu mỡ cũng khiến làn da ở ngực tiết nhiều dầu và phát sinh mụn.

Ngực là vị trí không thường xuyên xuất hiện mụn, tuy nhiên nếu vùng ngực có mụn sẽ khiến phái đẹp cảm thấy mất tự tin vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài như: việc vệ sinh không sạch sẽ, dị ứng mỹ phẩm hoặc mặc áo ngực chất liệu quá bí bách, không thấm hút cũng là nguyên nhân khiến ngực lên mụn.

Cách cải thiện mụn ở ngực:

Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút.

Kiểm soát chế độ ăn thật tốt bằng việc tránh các loại đồ ăn cay nóng.

Bổ sung thêm nhiều rau xanh và các thức uống detox, thanh lọc cơ thể.

Giảm tối đa lượng đường nạp vào bên trong cơ thể.

Hạn chế các loại bánh ngọt, trà sữa, nước ngọt có ga.

Nếu uống nước ép rau củ, bạn nên tập thói quen uống không đường hoặc ít đường.

14. Mụn ở mông, vùng kín

Theo Đông Y, mụn nhọt nổi ở mông, bẹn, vùng kín thường do hệ bài tiết đang gặp vấn đề, dẫn đến cơ thể tích tụ độc tố. Bên cạnh đó, vùng kín không vệ sinh kỹ, hoặc thường xuyên bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện khiến mụn phát sinh nhiều hơn.

Lời khuyên điều trị mụn ở mông, vùng kín:

Dùng các thực phẩm hoặc uống trà chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên như: bí đao, khổ qua, rau sam.

Hạn chế các loại đồ ăn đồ cay, hút thuốc lá và uống bia, rượu.

Sử dụng thêm dung dịch vệ sinh đạt chuẩn để làm sạch.

Không mặc quần quá bó, quá chật và luôn giữ cho vùng da ở đây khô thoáng.

Mụn nhọt ở âm đạo cũng là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và thường sẽ tự khỏi sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên khi xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như sốt cao, nhọt sưng to, tái phát nhiều lần. Bạn nên liên hệ với các bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Mụn ở mông, vùng kín

Mụn ở mông, vùng kín

ĐÁNH BAY MỤN TẬN GỐC CHỈ VỚI 1 LIỆU TRÌNH 

Đăng ký ngay 🔽🔽

tich

III – Mụn mọc ở vị trí nào nguy hiểm nhất?

Theo các chuyên gia da liễu đánh giá, vị trí mụn ở thái dương, mép cạnh miệng, tai, lông mày được cho là nguy hiểm, nếu không xử lý kịp thời có thể phát triển nặng nề và gây ra các biến chứng nguy hiểm

Cụ thể sau đây là những vị trí mọc mụn nguy hiểm:

Mụn trên ở cằm: Đây là vị trí mụn thường thấy và có thể gây sưng, đau nhức, nếu không có cách xử lý đúng đắn sẽ khiến nốt mụn sưng to, mưng mủ, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.

Mụn ở vùng mũi: Mụn trong vùng mũi có thể gây cảm giác đau và khó chịu. Nếu bạn cố gắng nén mụn ở vùng mũi có thể gây sưng tấy và nhiễm trùng.

Mụn ở vùng lưng: Mụn trên lưng có thể làm khiến bạn khó chịu, đặc biệt khi bạn phải mặc quần áo tiếp xúc với vùng lưng. Mụn lưng có thể dễ hình thành sẹo hoặc vết thâm nếu không được điều trị kịp thời.

Mụn ở vùng đầu: Mụn trên đầu có thể khiến bạn giảm tự tin và gặp rắc rối khi tạo kiểu tóc. Ngoài ra, mụn trên đầu cũng có thể dẫn đến tình trạng ngứa và viêm da.

Nếu thấy mụn kèm theo các hiện tượng sau, bạn cần chú ý thật kỹ:

Mụn sưng to, cứng và có nhiều cồi mủ bên trong, không có dấu hiệu thuyên giảm

Mụn nổi ở một vị trí nhưng lan rộng nhanh ra các vùng da khác trên cơ thể.

Mụn sưng tấy và kèm theo các triệu chứng như sốt cao, tức ngực, tức bụng, da vàng, tiểu buốt.

Theo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ da liễu, nếu mụn có những biểu hiện như bên trên, bạn cần đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt. Nhiều bệnh lý nguy hiểm như: viêm gan, ung thư cũng có biểu hiện ban đầu là các nốt mụn, nhọt như vậy.

Đối với các trường hợp mụn do bệnh lý về da liễu thì có thể điều trị triệt để nhờ liệu trình chuyên sâu ứng dụng công nghệ cao.

Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã tiếp nhận rất nhiều ca mụn trứng cá, mụn bọc sưng to ở má, trán, cằm, hàm và khắc phục tận gốc bằng công nghệ trị mụn De-Acne hiện đại.

Chiêm ngưỡng sự thay đổi của Khách hàng Kangnam trước – sau điều trị mụn chuyên sâu:

Trị mụn tại Kangnam

Trị mụn tại Kangnam

Khách hàng sau khi điều trị mụn tại Kangnam

Khách hàng sau khi điều trị mụn tại Kangnam

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Bài viết là các thông tin chi tiết và cụ thể về các vị trí mụn trên cơ thể. Mỗi vị trí có thể là cảnh báo về sức khỏe và phản ánh lối sống sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh. Hãy lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ da liễu và với các trường hợp mụn nặng, có dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm thì cần đến trực tiếp bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu.

5 / 5. (Bình trọn) 55

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay
Nguồn tham khảo

https://bvdl.org.vn/d-6912.5.12//truyen-thong-giao-duc-suc-khoe/cham-soc-da-mun-dung-cach.html
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-dep/cac-vi-tri-mun-tren-khuon-mat-noi-len-dieu-gi/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/hieu-ve-dieu-tri-mun-trung-ca/

  1. Avatar photo Nguyễn Thị Phương viết:

    Em thấy bài viết rất hay và ý nghĩa. Em cảm ơn anh, chị rất nhiều ạ!

    • Avatar photo Bác sĩ Tư Vấn Kangnam viết:

      Chào Nguyễn Thị Phương, bạn đang gặp tình trạng mụn liên hệ ngay hotline 1900.6466 để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia tư vấn tại Kangnam

Comments are closed.

Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Mọc mụn
Call
Zalo
Báo giá Nhận báo giá