Phẫu thuật hở hàm ếch cần chú ý chăm sóc cẩn thận trước và sau phẫu. Bạn có thể bắt đầu tiến hành sửa môi cho bé từ 3-6 tháng đầu và hãy nắm rõ kiến thức nhận biết – xử lý biến chứng, đảm bảo không gây ra rủi ro nguy hiểm.
HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Hở hàm ếch (1) là tình trạng xuất hiện khe hở ở giữa vòm miệng và khoang mũi do mô miệng hoặc môi của thai nhi không phát triển không phù hợp, dẫn đến dị tật làm biến dạng gương mặt. Hở hàm ếch thường đi kèm với tật sứt môi, sứt môi là hiện tượng môi trên không đóng lại liền nhau mà tạo thành một hoặc hai khe nứt ở môi hoặc kéo dài đến mũi.
Sứt môi và hở hàm ếch có thể xảy ra độc lập hoặc cùng lúc với nhau gọi là sứt môi hở hàm ếch và được chia thành 3 dạng chính:
– Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch
– Hở hàm ếch nhưng không bị sứt môi
– Cả sứt môi và hở hàm ếch kết hợp với nhau
Ở Việt Nam, tỷ lệ dị tật bẩm sinh sứt môi hở hàm ếch là 1/700. Nguyên nhân chủ yếu do sự phát triển không đồng đều ở giai đoạn tuần thứ 6 hoặc 9 của thai nhi. Dị tật bẩm sinh này có thể phát hiện thông qua siêu âm ở tuần thứ 21 – 24 của thai kỳ.
Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả để điều trị (2) hở hàm ếch ở trẻ , bác sĩ sẽ rạch hai bên khe hở và điều chỉnh lại các vạt mô, cơ trong vòm miệng, sắp xếp lại vòm miệng và khâu cố định để khắc phục hở hàm ếch. Hiện nay, thông qua nhiều chương trình và tiến bộ trong y học, tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch là rất cao.
Phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch giúp cải thiện chức năng và hình dáng của từng sai lệch trong cấu trúc môi và nhân trung của trẻ, một số trường hợp cần đến quá trình chỉnh hàm răng và khung xương, điều trị sẹo, cải thiện mũi bị biến dạng. Tùy vào từng mức độ biểu hiện bệnh chứng của trẻ, bác sĩ sẽ áp dụng nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau như:
– Sửa môi: bác sĩ bóc tách các vạt môi và khâu lại theo hình dáng bình thường, điều chỉnh đường nét khuôn miệng hài hòa.
– Sửa vòm miệng: bác sĩ sắp xếp lại tổ chức các mô và cơ, đồng thời can thiệp bằng các thiết bị hiện đại để xây dựng lại vòm miệng sao cho cân đối.
– Phẫu thuật ống tai: mục đích là giảm nguy cơ mắc các bệnh tai mãn tính. Bác sĩ thực hiện bằng cách đặt ống nhỏ trong màng nhĩ, giảm thiểu sự ách tắc chất lỏng qua tai.
– Phẫu thuật chỉnh sửa ngoại hình: một số tiểu phẫu bổ sung cần được thực hiện để chỉnh sửa hình dáng miệng, mũi, nhân trung.
Đây là quá trình lâu dài, cần áp dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt kết quả tốt nhất. Các bậc phụ huynh nên tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho con em mình.
Sau khi phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch, trẻ có thể lấy lại các chức năng bình thường như chức năng ăn uống và thở, phát triển thính giác, giọng nói và ngôn ngữ tốt hơn. Phẫu thuật giúp trẻ cải thiện diện mạo và vẻ ngoài cho gương mặt để trở nên tự tin, năng động như bạn bè đồng trang lứa.
Trước khi thực hiện phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch (3), quá trình chuẩn bị cần phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ và tình trạng sức khỏe như: đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang ăn dặm, trẻ bị trào ngược dạ dày và một số trẻ sẽ cần chỉnh hình trước khi phẫu thuật.
Phụ huynh cần chuẩn bị trước một số điều quan trọng trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày cho trẻ để giúp quá trình chữa hở hàm ếch thuận lợi hơn.
Trẻ sơ sinh thường chỉ được tiếp nhận sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trước khi phẫu thuật, cần đảm bảo rằng trẻ đang được nuôi dưỡng đúng cách và không có vấn đề gì về dinh dưỡng. Các bé bị hở hàm đều gặp khó khăn trong việc bú mẹ, cũng như dùng bình sữa thông thường. Bạn hãy chọn dùng bình sữa chuyên dụng và phải kiên nhẫn khi cho trẻ bú.
Thời gian cho bé bú sữa cần được chia đều một cách hợp lý, có thể tách thành nhiều lần, nhưng mỗi lần không quá dài hoặc quá ngắn gây ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa của trẻ.
Cha mẹ không nên trì hoãn việc cho trẻ ăn dặm, bởi bé rất có thể bị thiếu dinh dưỡng, sức miễn dịch yếu và không đủ điều kiện thể chất để thực hiện phẫu thuật.
Bạn nên điều chỉnh hàm lượng calo, vitamin và chất dinh dưỡng theo chuẩn khoa học, hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ.
Mặc dù có thể trẻ sẽ gặp khó khăn khi ăn dặm, nhưng phụ huynh phải hết sức bình tĩnh và hỗ trợ bé, tránh gây hóc, ho, sặc thức ăn…
Theo các cuộc khảo của Viện dinh dưỡng, trẻ bị hở hàm ếch thường dễ bị trào ngược dạ dày, tuy mức độ không quá nguy hiểm nhưng lại khiến bé khó chịu, hiệu quả tiêu hóa giảm.
Nếu bé xuất hiện tình trạng thức ăn trào lên mũi hay ợ hơi, bạn hãy tạm ngừng việc cho trẻ ăn và nên bắt đầu sau 3-4 tiếng. Khi trẻ ăn uống tốt hơn, thể trạng sẽ được cải thiện rõ rệt, sẵn sàng cho ca phẫu thuật chỉnh sửa.
Trong một số trường hợp, có thể cần sử dụng các phương pháp phòng tránh trào ngược dạ dày như sử dụng gối đặc biệt để nâng cao đầu khi ngủ hoặc điều chỉnh tư thế ăn uống của trẻ.
Một số trẻ em cần tiến hành chỉnh hình hàm mặt để tạo điều kiện thuận lợi cho ca phẫu thuật dị tật hở hàm ếch, tăng tỷ lệ thành công.
Những trường hợp cụ thể cần chỉnh hình bao gồm:
– Hở toàn bộ vòm miệng.
– Mấu tiền hàm nhô ra trước, hở môi vòm 2 bên.
– Phần cánh và trụ mũi biến dạng nhiều.
– Trẻ không thể bú mẹ bình thường.
– Lưỡi của trẻ thường bị đưa vào khe hở hàm ếch.
Quy trình phẫu thuật dị tật hở hàm ếch thường được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật chuyên nghiệp và kỹ thuật viên y tế. Dưới đây là một số quy trình phẫu thuật thông thường:
– Bước 1: Thăm khám trước khi phẫu thuật, đảm bảo sức khỏe của trẻ trong trạng thái tốt nhất và đủ điều kiện phẫu thuật.
– Bước 2: Gây mê chuẩn bị trước phẫu thuật để trẻ cảm thấy thoải mái.
– Bước 3: Bác sĩ tạo đường cắt trên vùng da và mô quanh khu vực hở hàm ếch để điều chỉnh bằng các dụng cụ y tế chuyên dụng.
– Bước 4: Thực hiện kỹ thuật đóng kín khe hở và điều chỉnh lại cấu trúc xương, mô quanh vùng hở hàm ếch.
– Bước 5: Khâu đóng kết thúc và đặt băng y tế.
– Bước 6: Trẻ được đưa về phòng hồi sức và được bác sĩ theo dõi, chăm sóc đến khi tỉnh dậy sau gây mê.
– Bước 7: Theo dõi sau ca phẫu thuật và hẹn tái khám để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ và không có biến chứng.
Phẫu thuật chữa hở hàm ếch thường được thực hiện tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng cụ thể của trẻ. Ca phẫu thuật sẽ giúp bé cải thiện về mặt sức khỏe lẫn ngoại hình. Các thao tác cơ bản bao gồm chỉnh sứt môi, tái cấu trúc vòm miệng, điều chỉnh sự tương quan môi – mũi.
Đối tượng và độ tuổi phù hợp cho phẫu thuật chữa hở hàm ếch là:
– Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi đạt mức cân nặng 6,5kg trở lên sẽ tiến hành phẫu thuật sửa môi để cải thiện hình dạng và chức năng của môi, giúp trẻ có thể ăn và hít thở một cách hiệu quả hơn.
– Trẻ từ 12 tháng trở lên hoặc sớm hơn sẽ thực hiện phẫu thuật chỉnh hở hàm ếch, đồng thời có thể kiểm tra khả năng thính giác của trẻ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình phẫu thuật.
– Trẻ từ 4 – 6 tuổi có thể thực hiện phẫu thuật khác như đóng dò vòm và sửa sẹo ở môi, mũi, nhằm điều chỉnh cấu trúc và hình dạng của khuôn mặt, giúp trẻ có nụ cười đẹp tự nhiên và tự tin hơn.
Ngoài những ca phẫu thuật ngoại khoa, bác sĩ sẽ kết hợp với một số liệu pháp khác để điều chỉnh chức năng sinh hoạt của trẻ như: chức năng ăn uống, phát âm, ngôn ngữ, thính lực, đảm bảo trẻ có được diện mạo đẹp và hoạt động bình thường như các bạn cùng trang lứa.
Một số phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ có thể thực hiện trong giai đoạn dậy thì đến thiếu niên, nhằm hỗ trợ về mặt tâm lý để trẻ tự tin hòa nhập cộng đồng.
Phẫu thuật chữa hở hàm ếch có thể mang đến nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro. Dưới đây là các lợi ích và rủi ro của ca phẫu thuật chỉnh sửa hàm ếch:
* Lợi ích sau khi phẫu thuật sửa hở hàm ếch:
– Cải thiện ngoại hình, diện mạo và cấu trúc khuôn mặt cho trẻ, tạo ra nụ cười đẹp, tự tin.
– Cải thiện chức năng ăn uống, thở, nói chuyện dễ dàng hơn, cải thiện hệ tiêu hóa và giúp trẻ có chế độ dinh dưỡng cân bằng.
– Tăng thêm sự tự tin và năng động cho trẻ, nhờ việc cải thiện diện mạo sau ca phẫu thuật, trẻ bị hở hàm ếch sẽ cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
– Giảm nguy cơ nhiễm trùng trong miệng và giảm các vấn đề sức khỏe liên quan đến hở hàm ếch như trào ngược dạ dày.
* Rủi ro sau phẫu thuật sửa hở hàm ếch:
– Nguy cơ nhiễm trùng do quá trình phẫu thuật chưa đảm bảo vệ sinh.
– Rủi ro trong quá trình gây mê, có thể gây ra các phản ứng phụ như buồn nôn, nôn mửa, hoặc phản ứng dị ứng đối với thuốc gây mê.
– Sưng, đau và chảy máu sau phẫu thuật hoặc khó chịu trong giai đoạn phục hồi.
Tuy nhiên, hầu hết những ca điều chỉnh hở hàm ếch hiện nay diễn ra an toàn, đạt hiệu quả cao nhờ vào sự tiến bộ vượt bậc trong Y học. Đặc biệt, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam là địa chỉ có chuyên khoa Hàm mặt riêng biệt với nhiều thế mạnh về đội ngũ bác sĩ, công nghệ, hệ thống máy móc, giúp quá trình chỉnh sửa diễn ra an toàn, hiệu quả cao.
Phẫu thuật chữa hở hàm ếch có chi phí dao động từ 6.000.000 – 10.000.000 VNĐ tùy theo địa chỉ thực hiện, tình trạng sức khỏe và các phương pháp hỗ trợ như chỉnh răng, chỉnh hàm, tạo hình mũi, sửa sẹo môi,… Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, BHYT sẽ chi trả 3.132.000 VNĐ.
Bảng giá một số dịch vụ điều chỉnh hở hàm ếch và sửa sẹo môi tại Kangnam:
Dịch vụ | Chi phí (VNĐ) |
Ghép xương hàm trên (Kết hợp phẫu thuật hàm, mũi sứt môi hở hàm ếch) | 25.000.000 |
Sửa sẹo môi mức 1 | 10.000.000 |
Sửa sẹo môi mức 2 | 15.000.000 |
Thu ngắn/tạo hình nhân trung | 20.000.000 |
INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ THẨM MỸ HÀM MẶT UY TÍN SỐ 1
Một số biến chứng nhiễm trùng, sưng tấy và đau nhức sau phẫu thuật hở hàm ếch có thể ảnh hưởng đến kết quả và yêu cầu công tác chăm sóc sau mổ cẩn thận. Việc chăm sóc (4) sau phẫu thuật chữa hở hàm ếch là quan trọng để đảm bảo kết quả tốt nhất cho bệnh nhân và tránh gặp phải các biến chứng tiềm ẩn. Sự phối hợp giữa bác sĩ, cha mẹ và nhân viên y tế là rất quan trọng trong quá trình này để đảm bảo bệnh nhân nhận được sự chăm sóc toàn diện và hiệu quả.
Dưới đây là kinh nghiệm chăm sóc sau phẫu thuật chữa hở hàm ếch:
Ngày thứ nhất:
– Liên tục kiểm tra sự chuyển biến sức khỏe của trẻ.
– Quan sát nhịp thở, nên cho bé nằm nghiêng vì sau phẫu thuật vòm miệng dễ xảy ra hiện tượng tăng tiết dịch lỏng.
– Dịch tiết màu hồng nhạt là bình thường, nhưng khi có màu khác thì cha mẹ phải báo ngay với bác sĩ để xử lý.
– Thuốc gây mê có thể làm xuất hiện tác dụng phụ: nôn ói, khó chịu, dễ khóc…
– Cho bé ăn với lượng ít, chia thành nhiều bữa, không nên bú bình.
– Đảm bảo dùng đúng các loại thuốc như trong kê đơn của bác sĩ.
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng và mũi, ưu tiên dạng xịt khuẩn để làm sạch nhiều lần.
Ngày 2-4:
– Theo dõi các phản ứng của trẻ, đo nhiệt độ và các chỉ số huyết tương.
– Cho bé uống sữa ấm, chia theo từng bữa và ăn súp rau củ.
– Làm sạch khoang miệng và lỗ mũi, vệ sinh hoặc thay băng vết mổ theo chỉ dẫn.
Ngày thứ 5:
– Duy trì thói quen theo dõi sức khỏe của trẻ.
– Chú ý vệ sinh khoang miệng và mũi với nước muối.
– Cho trẻ ăn các món mềm, không quá bỏng và ăn với thìa nhỏ.
Ngoài ra cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ như:
– Bổ sung đủ các món thịt, cá, rau củ… và chế biến theo dạng mềm, dễ tiêu hóa, miếng nhỏ để bé dễ ăn.
– Sau 3 tuần phẫu thuật, trẻ có thể ăn cơm mềm, nên ăn bằng thìa nhỏ để không làm ảnh hưởng tới các mô cơ.
– Cho tới khoảng 1 tháng, nếu trẻ hồi phục ổn định và không có dấu hiệu khác thường, bạn có thể cho trẻ ăn uống – như thường.
– Luôn luôn giữ gìn vệ sinh mũi, miệng và cả tai.
– Không để trẻ chơi đùa với các vật cứng hay sắc nhọt, nên dùng nẹp cánh tay để hạn chế việc trẻ vô thức cho các vật vào miệng ngậm.
– Dành thời gian để cho trẻ nghỉ ngơi thư giãn, không học tập quá mệt mỏi hay xem TV/ điện thoại quá lâu.
– Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn, tuân thủ lịch tái khám đúng hẹn.
Phẫu thuật chữa hở hàm ếch không đau, vì trước khi can thiệp cắt mổ và chỉnh sửa, bác sĩ sẽ gây mê để loại bỏ cảm giác đau và khó chịu, giúp trẻ trải qua ca phẫu thuật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, sau khi hết thuốc mê, vùng miệng và mũi sẽ có cảm giác hơi đau nhức, bác sĩ thường kê thuốc giảm đau, chống viêm và hướng dẫn chườm lạnh để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Quá trình chữa hở hàm ếch diễn ra an toàn, vì sự tiến bộ trong công nghệ y tế đã giúp tăng tỷ lệ thành công và giảm thiểu rủi ro tối đa, được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt chuyên nghiệp, đảm bảo sự phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân và giảm nguy cơ biến chứng.
Sau 1 tháng phẫu thuật chữa hở hàm ếch, các vết thương sẽ bắt đầu phục hồi ổn định và lành sẹo, vì mô và cơ đã bắt đầu phục hồi, tái tạo, hệ thống miễn dịch của cơ thể làm việc thuận lợi để hồi phục vùng bị tổn thương.
Có, phẫu thuật chữa hở hàm ếch được bảo hiểm y tế chi trả trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 3.132.000 VNĐ, hoặc một số chính sách của các công ty bảo hiểm.
Có, phẫu thuật chữa hở hàm ếch có thể thực hiện ở người lớn để sửa chữa hoặc cải thiện chức năng ăn, nói và ngoại hình. Vì một số người có thể chưa được phẫu thuật hoặc không điều trị đúng cách khi còn nhỏ, dẫn đến vấn đề hở hàm ếch tiếp tục tồn tại khi trưởng thành và cần điều trị.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Những thông tin về phẫu thuật chữa hở hàm ếch đã được bài viết chia sẻ tổng quát. Các bậc phụ huynh không được chủ quan trong suốt các giai đoạn trước – trong – sau phẫu nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, cũng như giúp cho kết quả đạt được tốt nhất.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×