Cắt mí có ăn được thịt vịt không? Nếu là tín đồ của loại thực phẩm này, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ lỡ những thông tin được đề cập trong bài viết dưới đây. Hãy bỏ túi ngay các bí quyết chăm sóc mí mắt hậu phẫu đúng đắn nhất nhé!
Thực tế chỉ ra rằng, khẩu phần ăn của bạn có ảnh hưởng khá lớn tới kết quả chỉnh mí. Do vậy, từng loại thực phẩm đều phải được cân nhắc cẩn thận cả trước và sau phẫu để phòng ngừa xảy ra rủi ro.
Theo các chuyên gia, trước khi bắt đầu thủ thuật chỉnh sửa mí mắt, bạn không nên ăn bất kỳ món đồ nào trong vòng 4-5h. Điều này đảm bảo cho cơ thể không phải tiêu tốn nhiều sức lực cho quá trình xử lý thức ăn.
Khoảng 5-7 ngày trước cắt mí (1), bạn nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng như sau:
Ăn món giàu vitamin và chất xơ, lượng calo vừa đủ (1300-1500 đơn vị)
Không nên ăn quá mặn, chọn các món đồ luộc hoặc hấp để giảm bớt hàm lượng chất béo.
Uống đủ 4-6 cốc nước/ngày, bổ sung thêm các loại sữa, ngũ cốc, thảo mộc thanh nhiệt…
Nên ưu tiên thịt heo và hạn chế tối đa thịt đỏ/thịt gia cầm giúp cho các phản ứng sau phẫu nhẹ nhàng hơn.
Vì vậy, bạn không nên tiêu thụ thịt vịt trong giới hạn 7 ngày trước cắt mí nhằm bảo toàn sức khỏe tốt nhất.
Khi đi tìm lời giải cho vấn đề này, bạn phải nằm lòng các nguyên tắc “bất biến” để xây dựng một khẩu phần ăn hậu phẫu chuẩn khoa học:
Không ăn món thực phẩm hàn và tanh, đồ dầu mỡ, món gây nóng trong.
Nạp đủ 3 nhóm chất: protein nạc, vitamin (A, C) và chất béo lành mạnh (dầu thực vật, bơ).
Uống 1,5l nước lọc/ngày, không uống nước tăng lực, đồ có cồn…
Nhắc đến thịt vịt, đây là thực phẩm thuộc nhóm hàn. Mặc dù trong đó chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nhưng khi ăn vào lúc có vết thương hở sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Hay nói cách khác, việc ăn thịt vịt sau khi cắt mí mắt sẽ khiến cho đường mổ khó lành, các dấu hiệu đi kèm có thể là: chảy dịch lỏng (vàng hoặc cam), thâm tím, đau nhức kéo dài… nặng hơn là sốt và chảy máu.
Trong một số nghiên cứu, thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng…) còn là một trong những tác nhân tăng sinh sẹo lồi, dễ làm cho nếp mí mới cắt bị sưng và mất cân đối giữa 2 bên.
Hơn nữa, các món chế biến từ vịt đều khá dai và thời gian tiêu hóa lâu, dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng tiêu hóa. Điều này làm cho quá trình tái tạo mô mới bị chậm trễ, kết quả làm đẹp không được như ý.
Chuyên gia nhận định: khách hàng phải ăn kiêng cho tới khi đường mí hoàn toàn ổn định như thường, nên bạn hãy ngừng sử dụng món vịt trong khoảng 3-4 tuần. Với người có cơ địa dữ và tốc độ chữa lành lâu hơn, bạn sẽ phải kiêng từ 1-2 tháng để đảm bảo an toàn.
Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng hồi phục của mình thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Họ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp cho thời gian kiêng khem của bạn, tránh tình trạng vội vàng quá mức làm hỏng nếp mí.
Lưu ý, khi bắt đầu ăn thịt vịt trở lại, bạn nên ăn với lượng vừa phải (<300gr/ngày) và chọn cách chế biến ít dầu mỡ, tránh gây áp lực cho đường ruột.
Không chỉ cần kiêng món chế biến từ vịt, bạn cũng phải thuộc lòng danh sách các thực phẩm cần “xóa sổ” sau tiểu phẫu cắt mí. Chi tiết như sau:
Thịt bò, trứng: kích thích tăng trưởng mô collagen, làm cho đường cắt mí bị trồi lên vết sẹo xấu, đồng thời khiến màu sắc da không đồng đều ở vị trí này.
Rau lá xanh đậm: đặc biệt là rau muống, khiến nếp mí sưng lồi rõ rệt, đường gấp dễ lệch lạc.
Hải sản (có vỏ): dễ phát sinh phản ứng giải phóng histamin, nổi mẩn ngứa tại vùng da quanh mí mắt, vết thương còn có khả năng chảy dịch và đau nhức kéo dài.
Thịt gà, đồ nếp: là món có tính nhiệt, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và mưng mủ tại miệng vết khâu, đường mí chậm lành kèm theo rủi ro về sẹo lồi.
Hoa quả nóng: mận, vải, xoài, dưa hấu… khi ăn quá nhiều trong thời gian hậu phẫu sẽ tăng sinh viêm và nổi mẩn quanh mí mắt, có thể kèm theo mụn nhọt.
Gia vị cay: là tác nhân khiến vết mổ xuất huyết, viêm loét nặng và ngăn cản quá trình phân bào sản sinh mô mới.
Đồ dầu mỡ, chiên rán: gây khó tiêu, mất cân bằng chất dinh dưỡng trong máu và cản trở tới quá trình chữa lành mô da.
Rượu, bia: ảnh hưởng tới hệ thần kinh và tuần hoàn, làm vết bầm trầm trọng hơn và ứ đọng chất dịch lỏng quanh mi mắt.
Thay vì nạp những món đồ gây tác động xấu tới kết quả cắt mí, bạn nên tăng cường các món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa và đủ chất.
Ngoài vấn đề ăn uống, bạn cũng phải chú trọng tới một số thói quen và nề nếp sinh hoạt hằng ngày để đảm bảo vết thương chóng lành. Cụ thể những điều cần nhớ:
Những ngày đầu tiên sau cắt mắt 2 mí, vùng da quanh vết mổ khó tránh khỏi sưng đau và bầm, đóng – mở kém linh hoạt. Vì vậy, bạn không nên thức muộn và làm việc quá sức nếu không muốn các cơn đau dai dẳng thêm.
Mọi hoạt động mạnh như khuân vác, bê đồ nặng, đi lại nhiều, quan hệ tình dục… đều phải hết sức tránh, bởi mí mắt của bạn rất dễ bị tổn hại nếu vô tình có lực tác động vào.
Hơn nữa, cơ thể không được nghỉ ngơi đủ sẽ dễ dẫn tới mất cân bằng nội tiết, tăng sinh cortisol làm cho quá trình sửa chữa nội mô bị cản trở rất lớn.
Bạn nên dành thời gian cho việc thư giãn giải trí, vận động nhẹ (tản bộ, yoga, thiền…) khoảng 10-15’/ngày nhằm hỗ trợ rút ngắn tốc độ lành thương.
Các hạt phấn và cặn bẩn trang điểm có thể gây viêm loét đường rạch mi mắt, kéo theo hàng loạt những hệ quả như: hoại tử, nhược thị, rách chỉ khâu, mưng mủ…
Thế nên, các bác sĩ khuyến cáo khách hàng sau thủ thuật cắt mí phải ngừng trang điểm ít nhất 1 tuần, cho tới khi mô sẹo đã hoàn toàn liền miệng và làn da không còn vết thương hở.
Việc sử dụng các đồ skincare như SRM, tẩy da chết, KCN, serum… cũng phải cẩn thận, thao tác thoa dưỡng chất nhẹ nhàng và né tránh vùng mắt.
Bạn hãy dùng miếng bông mềm thấm nước muối, sau đó lau nhẹ nhàng quanh vùng mi để khử khuẩn (2 lần/ngày) và có thể rửa mặt bình thường sau 2-3 ngày.
INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ CẮT MÍ UY TÍN SỐ 1
Tia sáng xanh từ những thiết bị máy móc điện tử cũng có độ độc hại không kém tia UV, dễ gây đứt gãy các sợi mô liên kết mỏng yếu ở vùng mắt. Điều đó còn làm tăng thêm độ bầm tím, tụ máu xung quanh mắt.
Bạn hãy hạn chế hết mức việc sử dụng máy tính bảng, điện thoại, TV, laptop… trong ít nhất 3 ngày đầu tiên để mí mắt có thời gian “nghỉ” và sớm ổn định trở lại.
Cắt mí có ăn được thịt vịt không? Vấn đề này đã được BVTM Kangnam làm sáng tỏ, đồng thời mang tới cho bạn những lời khuyên bổ ích về cách chăm sóc mí hậu chỉnh sửa. Hy vọng khách hàng sẽ chào đón đôi mắt thanh thoát tự nhiên, không có dấu hiệu can thiệp dao kéo.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×