Cắt chỉ nâng mũi không gây đau, vì mọi kỹ thuật sẽ được bác sĩ thực hiện nhẹ nhàng và chính xác. Nếu khâu vết thương đúng kỹ thuật, thì khi cắt chỉ sẽ không có cảm giác đau. Việc cắt chỉ nâng mũi được thực hiện trong 4 bước: kiểm tra vết khâu, chuẩn bị dụng cụ, tiến hành cắt chỉ và xử lý sau khi cắt. Thông thường, việc cắt chỉ sẽ được thực hiện sau 7 ngày sau khi thực hiện nâng mũi.
Trước khi hoàn tất bước cuối cùng của ca PT, bác sĩ sẽ dùng chỉ sinh học để khâu cố định vết thương. Thế nên, nguyên tắc khi tháo chỉ là lúc vùng da hở đã bắt đầu liền lại.
Tuy nhiên, da lành nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tốc độ hồi phục ở mỗi người. Điều này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có công nghệ nâng mũi.
Kỹ thuật này được biết đến là cách thức chỉnh mũi phức tạp nhất. Lý do là bởi toàn bộ phần sống mũi, cánh mũi cho đến sụn… đều được cải thiện từ sâu bên trong nên sẽ mất rất nhiều thời gian để ổn định.
Vì thế, bạn sẽ được hẹn lịch tái khám và cắt chỉ vào khoảng 10-12 ngày sau phẫu để tiếp tục giai đoạn chăm sóc và hồi phục của mình.
Chỉnh hình mũi bọc sụn được các chuyên gia đánh giá là phù hợp với những người ít khuyết điểm trên mũi hơn. Do đó, quá trình trùng tu lại sẽ không cần thiết phải thay đổi toàn diện về mặt cấu trúc.
Nhờ vậy, thời gian hồi phục sẽ được rút ngắn, bạn có thể cắt chỉ khâu sau khoảng 7- 10 ngày.
Bởi vì đây là phương pháp nâng mũi truyền thống, nên các thao tác không quá phức tạp và ít có sự can thiệp “dao kéo”.
Do đó, 4-6 ngày là khoảng thời gian lý tưởng để vết khâu đi vào trạng thái tốt nhất và có thể loại bỏ chỉ. Tuy nhiên, một vài người cơ địa yếu, da khó lành sẽ cần thêm từ 1-2 ngày.
Ngoài việc xét đến khía cạnh công nghệ, các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn phải chú ý trong chế độ chăm sóc để có thể cắt chỉ sớm, nhanh chóng sở hữu dáng mũi như ý nguyện.
Xem thêm: Nhảy mũi 1 cái, 2 cái, 3 cái, 4 cái, liên tục, theo giờ là điềm tốt …
Vì có vai trò khá quan trọng trong nâng mũi nên kỹ thuật này cần đảm bảo trình tự các bước rõ ràng và đúng chuẩn. Cụ thể như sau:
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đến một vài yếu tố như: độ dài đường chỉ, màu sắc vùng da lân cận và tình trạng vết thương… để đưa ra quyết định và có sự chuẩn bị thích hợp.
Kiểm tra vết khâu
Thông thường, mũi bạn chỉ được cắt chỉ trong trường hợp vết thương đã hình thành mô sẹo, lên da non và có màu hồng nhẹ.
Ngược lại, nếu vẫn còn dịch lỏng màu trắng hoặc vàng nhạt, da bầm tím hoặc bóng đỏ thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại cắt chỉ sau khoảng 3-5 ngày tiếp theo.
Các đồ dùng chuyên dụng cần được đảm bảo đầy đủ và phù hợp với đặc điểm chỉ khâu. Đồng thời, chúng phải luôn trong trạng thái khử khuẩn sạch sẽ trước khi thực hiện để không gây hại cho da.
Danh sách những đồ dùng y tế cần thiết là: kéo cắt chỉ, bông băng gòn, găng tay, băng keo…
Chuẩn bị dụng cụ
Hơn nữa, việc chuẩn bị đầy đủ “đồ nghề” cũng giúp cho quá trình thực hiện không bị gián đoạn, hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Trước tiên, miệng vết thương sẽ được diệt trùng bằng bông gòn thấm dung dịch muối/chất sát khuẩn nhẹ.
Tiếp đến, bác sĩ đặt gạc ở gần đường chỉ khâu để làm tấm đệm và cắt lần lượt từng mối chỉ. Sau đó, nhẹ nhàng gắp từng mảnh ra ngoài để tránh làm chỉ bị tuột dưới da.
Cuối cùng, sát trùng vết khâu lại một lần nữa, đặc biệt cần làm sạch vùng da 2 bên cánh mũi trong phạm vi 3- 5cm xung quanh.
Cắt chỉ xong
Toàn bộ dụng cụ y tế dùng 1 lần và các thiết bị khác đều được xử lý đúng cách để giữ vệ sinh môi trường và đảm bảo sạch sẽ.
Khi kết thúc quá trình này, bạn đã có thể trở về và tiếp tục chăm sóc cẩn thận chiếc mũi của mình cho tới lúc vết thương lành hoàn toàn.
Đây cũng là một câu hỏi được đặt ra khá nhiều, bởi mọi người đều có tâm lý sợ đau mỗi khi có tác động dao kéo. Nhưng thực tế, thao tác cắt chỉ khâu rất đơn giản và ít xâm lấn nên đa phần sẽ thấy châm chích nhẹ.
Vì cảm giác đau là không đáng kể nên bác sĩ không gây tê cục bộ tại vết thương. Hơn nữa, thuốc tê còn có thể làm cho thao tác cắt chỉ không chuẩn do vùng da bị sưng phù lên.
Cắt chỉ nâng mũi có đau không
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một vài trường hợp phải chịu nhiều đau đớn, thậm chí vùng da quanh mũi về sau còn bị viêm, dị ứng…
Thế nên, nếu bạn không muốn mang những biến chứng và rủi ro đáng tiếc thì cần phải hết sức cẩn trọng trong vấn đề này.
Chính sự đơn giản và thao tác thực hiện nhanh chóng khiến cho nhiều người băn khoăn nên cắt chỉ mũi ở đâu, và liệu rằng có thể tự mình thực hiện?
Mặc dù, cắt chỉ tại nhà sẽ thuận tiện và thoải mái hơn, nhưng bạn sẽ không nhận được một sự cam kết chắc chắn nào về độ an toàn.
Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi bạn không thể trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ y tế. Đồng thời, cũng không có đủ kinh nghiệm để thực hiện kỹ thuật này một cách trơn tru và chuẩn xác.
Do vậy, khả năng xảy ra sai sót sẽ cao hơn nếu tự ý làm việc này, điều đó gây cản trở cho quá trình hồi phục và có thể ảnh hưởng đến form mũi.
Thực tế, hiện nay còn có những dịch vụ cắt chỉ vết thương tại nhà, hoặc tại trạm y tế. Thế nhưng, hệ luỵ xấu vẫn có thể “bùng phát” nếu bạn không may gặp phải KTV thiếu chuyên nghiệp.
Thế nên, lời khuyên hữu ích nhất đó là nên quay lại chính nơi mà bạn thực hiện nâng mũi để được đảm bảo về chế độ chăm sóc, bảo hành tốt nhất.
Khách hàng sau khi nâng mũi tại Kangnam
Khách thay đổi form mũi sau khi nâng
Kết quả sau khi khách hàng nâng mũi tại Kangnam
Dáng mũi thay đổi hoàn toàn sau khi nâng
Dáng mũi cao và đẹp hơn sau khi nâng
Những bác sĩ tại BVTM còn có thể giúp bạn thực hiện một cách nhanh gọn, ít đau đớn và xử lý kịp thời những biến cố nếu bất chợt phát sinh.
Hãy bỏ qua sự lo lắng cắt chỉ nâng mũi có đau không, thay vào đó là chuẩn bị cho mình một kế hoạch dưỡng thương đúng chuẩn. Đồng thời, bạn cần lắng nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, tái khám đúng lịch để từng bước có được nhan sắc xinh đẹp
Nhập thông tin của bạn
×