Hiểu về sốc phản vệ – Tai biến Y khoa nguy hiểm tiềm ẩn

Sốc phản vệ là biến chứng nghiêm trọng trong Y Khoa dễ gây tử vong nếu mắc phải. Phản ứng này tiềm ẩn ở mỗi người, có thể xảy ra khi tiêm truyền thuốc, bị côn trùng đốt hay đơn giản là dị ứng với thức ăn nạp vào cơ thể. Cần phải hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và hướng phòng ngừa tai biến nguy hiểm này.

I – Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ (Shock phản vệ) được các bác sĩ chuyên khoa xếp vào loại phản ứng dị ứng cấp tính nặng của cơ thể. Nó thường khiến bệnh nhân bị bất tỉnh tạm thời hoặc tử vong ngay lập tức.

Phản ứng sốc xảy ra khi cơ thể bị dị ứng với thuốc, đồ ăn hoặc nọc độc côn trùng. Nó thường xuất hiện tức thì hoặc chỉ vài phút sau khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên (tác nhân dị ứng) trên.

sốc phản vệ là gì

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Huyết áp của người bệnh sẽ giảm nhanh, đồng thời đường thở bị nghẽn làm ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp. Ngay sau khi bị sốc phản vệ, bệnh nhân sẽ không thể thở bình thường được. Ngoài ra còn kèm theo các dấu hiệu khác như mạch nhanh, nổi ban trên da, ói mửa,…

II – Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ

Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ đến từ tác nhân dị ứng (thuốc, thức ăn hoặc nọc độc côn trùng) mà cơ thể tiếp xúc. Cụ thể là:

Các loại thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, vitamin ở dạng truyền vào trong cơ thể, thuốc gây tê/ gây mê, vacxin, huyết thanh, dịch truyền,…

Một số loại thực phẩm có nguy cơ phát sinh shock phản vệ như cá thu, xôi gấc, tôm, trứng, sữa, lạc, dứa, khoai tây,…..

Nọc độc côn trùng: Bị ong đốt, rắn cắn, kiến đốt, bọp cạp cắn,…

shock phản vệ là gì

Mặc dù nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía khác nhau nhưng triệu chứng lâm sàng gần như tương đồng. Cùng là một tác nhân dị ứng nhưng cơ thể người này xảy ra phản ứng shock phản vệ, cơ địa khác lại hoàn toàn tương thích và không có bất kì dấu hiệu bất thường nào.

Bởi thế, có thể kết luận sốc phản vệ không phải là biến chứng Y khoa xảy ra với một loại dị nguyên cụ thể nào mà sẽ phát sinh tùy theo cơ địa của mỗi người.

III – Nguy cơ mắc phải sốc phản vệ có lớn không?

Shock phản vệ không hề hiếm gặp như nhiều người vẫn nghĩ, nó tiềm ẩn nguy cơ phát sinh ở khoảng 2% dân số. Mặc dù nguy hiểm nhưng vẫn có thể được kiểm soát nếu giảm được các yếu tố “nguy cơ”. Điều này cần có sự thảo luận kĩ càng với bác sĩ để phòng ngừa một cách tốt nhất.

Một số yếu tố có thể làm gia tăng khả năng bị sốc phản vệ:

Có bệnh về hen suyễn

Cơ địa dị ứng

Gia đình có người đã từng bị sốc phản vệ.

xử trí sốc phản vệ

V – Dấu hiệu, Triệu chứng sốc phản vệ

Tùy thuộc vào lượng dị nguyên tiếp xúc mà tình trạng này sẽ diễn biến theo nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Diễn biến sốc phản vệ có thể chỉ trong mấy giây hoặc có trường hợp kéo dài nửa tiếng. Tốc độ diễn biến càng nhanh thì biến chứng càng nặng và khó cứu chữa.

Biểu hiện nhẹ

Đau đầu, chóng mặt

Cơ thể xuất hiện mề đay, mẩn ngứa

Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn

Ho nhiều, khó thở, đau quặn bụng, cơ thể mệt mỏi, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.

Tim đập không rõ, nghe phổi thấy ran rít giống hen phế quản.

Huyết áp tụt, tim đập không ổn định.

phác đồ chống sốc phản vệ

Biểu hiện trung bình

Choáng váng, mệt mỏi

Cơ thể ngứa nổi mề đay khắp người

Khó thở, co giật, có trường hợp hôn mê sâu

Kiểm tra bên trong cơ thể thấy xuất huyết dạ dày, ruột

Da dẻ tái nhợt, môi thâm, đồng tử giãn.

Tim đập yếu, mạch khó bắt, không đo được huyết áp.

Biểu hiện nặng

Hôn mê, khó thở, thậm chí không thở được.

Làn da tím thâm, cơ thể co giật.

Huyết áp không xác định được.

Bệnh nhân thường tử vong chỉ sau vài phút hoặc cùng lắm là kéo dài thêm vài giờ.

VI – Hướng dẫn xử trí theo phác đồ chống sốc phản vệ chuẩn Y khoa

Theo thông tư 51 sốc phản vệ của Bộ Y Tế, biến chứng y khoa này chỉ có thể được cứu chữa nếu phát hiện kịp thời và xử lý theo đúng phác đồ

1. Cấp cứu sốc phản vệ

+ Nguyên tắc sống còn:

Ngay khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng sốc phản vệ, ê kip bác sĩ cần phải thực hiện cấp cứu ngay tại chỗ cho đến khi xác nhận người bệnh có thể hô hấp, tuần hoàn bằng adrenalin, truyền dịch,… Sau đó mới có thể chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị.

Nhiều nhân viên Y Tế chưa được trang bị kiến thức thường nhầm lẫn tai biến này với ngộ độc thuốc tê. Điều này gây cản trở quá trình cứu chữa, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

thông tư 51 sốc phản vệ

+ Cấp cứu tại chỗ:

Đầu tiên, cần ngừng sự tiếp xúc của cơ thể người bệnh với các tác nhân dị ứng (thuốc tiêm, dịch truyền, thuốc uống, nhỏ mắt hay kem thoa lên da,…).

Sau đó, để bệnh nhân nằm tại chỗ theo tư thế đầu thấp, chân cao. Tuyệt đối tránh di chuyển mất thời gian.

Cần chuẩn bị Adrenaline – thuốc thường đước sử dụng trong chống sốc phản vệ. Thuốc sử dụng để tiêm dưới da ngay sau khi bệnh nhân có dấu hiệu sốc phát vệ. Liều lượng cụ thể như sau:

  • 1/2 – 1 ống Adrenaline với người lớn, trẻ em sử dụng dưới 0,3ml. Hoặc có thể sử dụng Adrenaline 0,01mg/kg cho cả 2 đối tượng này.
  • Tiếp tục tiêm với liều lượng như trên mỗi 10 – 15′ cho đến khi huyết áp ổn định.

2. Điều trị chuyên khoa sốc phản vệ

+ Xử lý suy hô hấp

Cho người bệnh thở oxy mũi, thổi ngạt.

Bóp bóng Abmu có oxy, áp dụng thở máy 100% trong giờ đầu.

Đặt nội khí quản, mở khí quản khi có phù thanh môn.

phác đồ cấp cứu sốc phản vệ

+ Truyền tĩnh mạnh chậm:

Đặt đường truyền Aminophyline 1 ml/kg/ giờ. Tiêm nhắc lại sau 6 – 8 tiếng nếu đường thở vẫn không có dấu hiệu cải thiện.

+ Cấp cứu hệ tuần hoàn

Truyền dịch nhanh NaCl có thể kết hợp dịch keo hoặc Haesteril 6%, bởi trong biến chứng Y khoa này luôn có hiện tượng giãn mạch cùng với tăng tính thấm thành mạch.

Dùng Adrenalin truyền tĩnh mạch bắt đầu 0,1 µg/kg. Điều chỉnh liên tục cho huyết áp tâm thu lớn hơn 90 mmHg.

+ Cấp cứu ngưng tim phổi

Xử trí theo phác đồ cơ bản/ chuyên sâu về cấp cứu ngừng tim phổi.

? Một số lưu ý: Ngay khi phát hiện tai biến, Nếu không có bác sĩ thì điều dưỡng viên cần tiêm bắp Adrenalin rồi gọi người đến trợ giúp cấp cứu bệnh nhân.

phác đồ xử trí sốc phản vệ 2018

VII –  Cách phòng ngừa sốc phản vệ

Shock phản vệ có thể xảy ra bất kì lúc nào nếu cơ thể tiếp xúc với tác nhân dị ứng (dị nguyên), ngay cả khi chỉ có một liều lượng cực nhỏ. Đặc biệt, chuyển biến của loại biến chứng y khoa này rất nhanh, đe dọa trực tiếp đến tính mạng nên cần hiểu rõ và có cách phòng ngừa phù hợp.

Cụ thể, để phòng tránh bị sốc phản vệ thì cần cẩn trọng những điều sau đây:

Với những người có cơ địa dị ứng, hãy nhớ mang theo mình các loại thuốc giải dị ứng đã được bác sĩ kê đơn và HDSD

Nếu có tiền sử dị ứng, hãy thông báo kĩ càng với bác sĩ nếu cần phải phẫu thuật.

Ngay cả khi mua thuốc điều trị bệnh cũng cần nói thật rõ về tình trạng dị ứng của bản thân.

Trường hợp đang tiêm, nếu cơ thể có cảm giác khác lạ như bồn chồn, tê lưỡi,… hãy thông báo cho bác sĩ để ngừng tiêm và cấp cứu

Sau khi tiêm xong, hãy nán lại đơn vị y tế 30″ để đề phòng trường hợp shock phản vệ xảy ra muộn.

Với những đồ ăn lạ, không nên tiêu thụ ngay một lượng lớn mà hãy test một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể. Nếu sau 24 tiếng, cơ thể  không có hiện tượng bất thường thì có thể sử dụng bình thường.

Với các loại côn trùng có nọc độc như kiến ba khoang, nhện, ong,… cách tốt nhất là tránh tiếp xúc và để chúng cắn.

Về phía các bệnh viện và cơ sở thẩm mỹ viện, tất cả các bác sĩ, điều dưỡng viên và nhân viên y tế cần được đào tạo những kiến thức cơ bản về sốc phản vệ. Điều này giúp cho việc phát hiện và xử trí kịp thời, hiệu quả.

sốc phản vệ 2018 INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Vừa qua, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam phối hợp với một số đơn vị tổ chức Hội thảo “An toàn trong phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ” với sự góp mặt của hơn 100 bác sĩ trên toàn quốc. 

shock phản vệ 2018

sốc phản vệ bộ y tế

Hội thảo An toàn trong Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ được tổ chức bởi BVTM Kangnam

Trong phát biểu của mình, BS. ThS Trần Lâm Hùng cho biết: Bất kể với một cuộc đại phẫu thẩm mỹ (nâng ngực, hút mỡ bụng,…) hay tiểu phẫu đơn giản (nâng mũi, cắt mí,…) cũng đều tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro.

Bản thân các cơ sở thẩm mỹ không chỉ cần trang bị công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề bác sĩ mà còn cần chú trọng đến chuẩn đoán nguy cơ rủi ro, từ đó chủ động phòng ngừa tai biến có thể xảy ra trong thẩm mỹ.

xử lý shock phản vệ

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

*** Các thông tin về Shock phản vệ trong bài tham khảo từ Thông tư số 51/2017/ TT-BYT ban hành 29/12/2017 – phác đồ chông sốc phản vệ mới nhất của Bộ Y Tế cùng với nhiều công bố Y khoa về Shock phản vệ khác.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá