Một quả táo chứa bao nhiêu calo – Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của quả táo

Mức độ calo trong quả táo phụ thuộc khá nhiều vào các giống táo và kích thước của quả táo. Do hàm lượng calo bên trong quả táo không quá cao, cộng thêm nhiều chất nên hỗ trợ cho việc giảm cân nhanh chóng và an toàn.

1/ Một quả táo chứa bao nhiêu calo?

Trong một quả táo đỏ cỡ 100gr chứa 52 calo (1), ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong quả táo đỏ cỡ vừa thường bao gồm: 2,4gr chất xơ, 10gr đường tự nhiên, 8mg vitamin C, 107mg Kali, 86% là nước và chứa các khoáng chất khác như sắt, canxi, magie.

Ngoài ra, thành phần calo và dinh dưỡng trong một số loại táo khác cũng vô cùng đa dạng và phong phú như:

– 1 quả táo ta: Chứa 37 calo, có lượng vitamin K nhất định, cần thiết cho quá trình đông máu và giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, polyphenols trong táo ta còn hỗ trợ chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

– 1 quả táo xanh 100g: Chứa 46 calo và nhiều canxi, quercetin, một loại flavonoid có khả năng chống viêm và ung thư.

– 1 quả táo tàu: Có chứa 65 calo và hàm lượng cao beta-carotene, một dạng của vitamin A, có thể giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Táo tàu cũng có chứa nhiều sắt, hỗ trợ nâng cao sức khỏe tổng thể.

– 100g táo khô đỏ: Chứa 52 calo và chứa nhiều chất xơ, kẽm, giúp tăng cường hệ tiêu hóa và duy trì hệ thống miễn dịch cho làn da.

Trong một quả táo đỏ cỡ 100gr chứa 52 calo

Trong một quả táo đỏ cỡ 100gr chứa 52 calo

Xem thêm: Bịch sữa tươi không đường bao nhiêu calo? đặc biệt lưu ý

2/ Ăn táo có béo không?

Bác sĩ Felix Trần nhận định, ăn táo không béo (2) vì táo không chứa chất béo bão hòa và có hàm lượng calo thấp, chỉ khoảng 52 calo trong một quả táo cỡ vừa. Táo là loại quả chứa nhiều chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu mà không cần tiêu thụ quá nhiều calo, điều này có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Chính vì vậy, táo là lựa chọn thay thế lý tưởng cho các loại thực phẩm có chứa nhiều calo khác, giúp duy trì lượng calo cần thiết hàng ngày mà không gây thừa cân. Ăn táo mỗi ngày cũng hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất để cải thiện cân nặng.

3/ Lợi ích sức khỏe của quả táo

Ăn táo mang lại nhiều lợi ích (3) cho sức khỏe như: Cung cấp chất xơ hỗ trợ giảm cân, ít calo, giúp no lâu, phòng tránh ung thư phổi, tốt cho tim mạch, tránh nguy cơ bị hen suyễn, phòng ngừa ung thư đại tràng, tốt cho đôi mắt.

Cụ thể cùng tìm hiểu chi tiết về những lợi ích sức khỏe khi ăn táo:

Lợi ích sức khỏe của quả táo

Lợi ích sức khỏe của quả táo

3.1/ Táo chứa nhiều chất xơ hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Mỗi quả táo vừa có chứa khoảng 4 gram chất xơ, đáp ứng khoảng 16% lượng chất xơ khuyến cáo cho phụ nữ và 11% cho nam giới.

Với hàm lượng chất xơ cao, táo có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, tạo cảm giác no và giảm cơn thèm ăn. Điều này giúp bạn dễ dàng kiểm soát cân nặng và nhanh chóng đạt được vóc dáng mong muốn.

Không chỉ có vậy, chất xơ còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng cường quá trình trao đổi chất. Điều này mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong quá trình giảm cân.

3.2/ Lượng calo thấp

Một quả táo trung bình có khoảng 52 calo, tùy thuộc vào kích thước và loại táo, hơn nữa trong táo có 86% là nước, khi ăn sẽ tạo cảm giác no nhanh, đồng thời hỗ trợ giảm lượng calo nạp vào cơ thể từ những thực phẩm khác.

Điều này giúp cho quả táo trở thành một lựa chọn ăn vặt hoặc phần ăn nhẹ lý tưởng cho những người đang cố gắng giảm cân.

3.3/ Ăn táo giúp tạo cảm giác no lâu

Chất xơ trong táo có khả năng hấp thụ nước và tạo ra một loại gel trong dạ dày khi tiêu thụ. Điều này làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp thức ăn ở dạ dày lâu hơn, tạo cảm giác no lâu hơn sau mỗi bữa ăn.

Lượng nước lớn trong táo cũng giúp lấp đầy dạ dày nhanh chóng, tăng khả năng tạo cảm giác no, đồng thời cung cấp độ ẩm cho cơ thể.

Ăn táo giúp tạo cảm giác no lâu

Ăn táo giúp tạo cảm giác no lâu

Xem thêm: Mì tôm chứa bao nhiêu calo? Lượng calo trong mì gói sẽ khiến bạn bất ngờ

3.4/ Hạn chế tình trạng ung thư phổi

Táo chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, như flavonoids và polyphenols, có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do. Các hợp chất này đã được liên kết với khả năng giảm nguy cơ mắc các loại ung thư, bao gồm ung thư phổi.

Theo các nghiên cứu khoa học, những người ăn táo thường xuyên có tỷ lệ mắc ung thư phổi thấp hơn 35% so với những người không ăn, hoặc ăn với lượng rất ít.

Đồng thời Quercetin trong quả táo cũng là một loại flavonoid đã được nghiên cứu và cho thấy có khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. Nó có thể ức chế sự phát triển của khối u và ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể.

3.5/ Có lợi cho tim mạch

Ăn táo thường xuyên cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ tan trong nước như pektin. Chất xơ giúp giảm cholesterol xấu trong máu bằng cách hấp thụ nước và các chất béo trong ruột, sau đó loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như động mạch vành và đột quỵ.

Táo cũng có chứa các hợp chất flavonoids và polyphenols, có khả năng ngăn chặn việc oxy hóa cholesterol xấu và tránh sự hình thành các chất béo trong động mạch và giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ăn táo thường xuyên cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể

Ăn táo thường xuyên cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể

3.6/ Hạn chế nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Táo là một nguồn dồi dào vitamin C, một loại vitamin có khả năng hỗ trợ sức khỏe của hệ thống miễn dịch và làm giảm tổn thương của niêm mạc đường hô hấp, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Các hợp chất chống oxy hóa như flavonoids và polyphenols cũng có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do, giảm viêm nhiễm trong đường hô hấp và giảm nguy cơ mắc hen suyễn.

3.7/ Phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng

Táo còn có hàm lượng Pectin cao, đây là chất đóng vai trò nuôi dưỡng vi sinh vật trong đường ruột. Từ đó thúc đẩy chúng phát triển khỏe mạnh hơn, nhằm phòng tránh nguy cơ về ung thư đại tràng.

Mặt khác, quả táo chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp tăng cường sự hoạt động của ruột, giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây hại trong ruột. Chất xơ hòa tan có thể giúp làm giảm hấp thụ cholesterol và giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

3.8/ Bảo vệ sức khỏe của mắt

Ăn táo thường xuyên giúp bổ sung kali, một khoáng chất có thể giúp kiểm soát áp lực trong mắt, giảm nguy cơ mắc bệnh đau mắt và thoái hóa điểm vàng.

Táo chứa flavonoid, một loại chất chống oxy hóa cũng được liên kết với việc cải thiện sức khỏe mắt. Chúng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người già.

4/ Thành phần dinh dưỡng trong táo

Táo là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, chủ yếu là nước, chất xơ, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Ăn táo thường xuyên giúp bạn giảm cân hiệu quả và đây cũng là một phần quan trọng của chế độ ăn lành mạnh, cân đối.

Thành phần dinh dưỡng trong táo

Thành phần dinh dưỡng trong táo

Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 100gr táo bao gồm:

– Calories: 52 calo

– Carbohydrates: 14 gram

– Chất xơ: 2,4 gram

– Đường tự nhiên: Táo chứa khoảng 10 gram đường tự nhiên gồm fructose, glucose và sucrose.

– Vitamin C: 8 mg

– Vitamin A: 54 IU

– Kali: 107 mg.

– Ngoài ra, táo chứa lượng chất béo cực thấp và là chất béo bão hòa, bổ sung cho cơ thể các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như magie, sắt, kẽm, canxi.

5/ Thực đơn ăn táo giảm cân trong 7 ngày

Trong táo chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ, cùng hoạt chất pectin giúp ích cho cơ thể không bị hấp thu đường quá nhanh, đồng thời ngăn cảm giác thèm ăn tới 4h đồng hồ. Mỗi ngày ăn bao nhiêu táo thì đủ lượng cho phép là điều mà nhiều người băn khoăn.

Mỗi ngày chúng ta nên ăn 1 – 2 quả táo vào bữa sáng hoặc tối trong 1 tuần sẽ thấy cân nặng được cải thiện rõ rệt. Áp dụng theo thực đơn ăn táo giảm cân dưới đây chắc chắn sẽ đánh bay đến 3-5 kg trong 1 tháng và giảm 1-2 kg trong 7 ngày đạt hiệu quả cao.

Dưới đây là thực đơn giảm cân bằng táo (4) trong vòng 7 ngày:

NgàyThực đơn
Ngày 1– Sáng: 200ml sữa đậu nành/sữa tách béo, 1 quả táo

– Trưa: salad táo và rau xanh, cà rốt, thêm lá bạc hà, dầu oliu

– Tối: 1 quả táo, su su luộc, 1 hũ sữa chua/yakult

Ngày 2– Sáng: bánh mì hoa cúc, 1 quả táo

– Trưa: salad trộn táo, dưa chuột, hành tây, lá bạc hà và 1 cốc trà

– Tối: 1 quả táo, thịt xông khói, súp lơ/bắp cải luộc

Ngày 3– Sáng: sữa chua ít béo, bánh mì nướng

– Trưa: cơm gạo lứt, ức gà trộn rau xà lách, sốt mè và 1 quả táo

– Tối: 1 quả táo, súp đậu lăng/yến mạch

Ngày 4– Sáng: sinh tố táo, cải xoăn luộc

– Trưa: 1 quả táo, súp rau cải bó xôi và bí xanh

– Tối: ½ chén cơm, cà rốt và khoai tây luộc, 1 quả táo

Ngày 5– Sáng: 1 tách trà xanh/cà phê đen, bánh mì

– Trưa: 1 quả táo, súp xà lách và khoai tây/khoai lang

– Tối: 2 quả trứng luộc, 1 cốc sinh tố táo + rau diếp

Ngày 6– Sáng: 1 bát cháo yến mạch, 1 quả táo

– Trưa: trà detox, salad rau củ quả (lê, táo, ổi)

– Tối: ức gà và bông cải xanh hấp, nửa chén cơm gạo lứt

Ngày 7– Sáng: quả táo cắt lát trộn với sữa tươi ít đường

– Trưa: trứng luộc, salad cà chua và rau thơm

– Tối: salad cá hồi, 1 quả táo

Tùy vào sở thích cá nhân, bạn có thể chủ động thay đổi các món ăn sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý đảm bảo hàm lượng calo <1200 đơn vị/ngày để tránh làm ảnh hưởng tới kết quả giảm mỡ. Ăn bao nhiêu táo trong một bữa cần phải tính toán kỹ lưỡng.

6/ Những điều cần chú ý khi ăn táo giảm cân

Táo vốn là loại quả không độc và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng khi sử dụng vẫn phải hết sức cẩn thận. Cụ thể một số điều quan trọng cần lưu ý khi ăn táo giảm cân là:

– Chọn loại táo có hàm lượng calo thấp như táo xanh để giảm cân.

– Rửa sạch táo trước khi ăn để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn từ bề mặt để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

– Tận dụng lợi ích của chất xơ trong táo giúp tạo cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đảm bảo rằng bạn ăn táo kèm với nước uống đủ để giữ cho chất xơ hoạt động hiệu quả.

– Không ăn táo trong lúc đói, phải ăn “lót dạ” trước khoảng 15-20’

– Ăn táo có nguyên vỏ vì vỏ táo có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ tốt cho sức khỏe.

– Không ăn nhiều hơn 3 quả táo/ngày và phải dùng đúng cách.

– Chọn những loại quả còn tươi, cầm chắc tay và không bị hỏng mốc.

– Tránh thêm đường hoặc gia vị vào táo khi ăn để giữ thói quen ăn uống lành mạnh.

– Có thể ăn táo cùng với một số loại hoa quả khác, nhưng tuyệt đối tránh ăn chung với hồng, lựu, nho gây rối loạn tiêu hóa.

– Thêm táo vào các món salad hoặc làm nguyên liệu cho nước ép trái cây tự nhiên là cách tốt để tận dụng dưỡng chất của nó mà không tăng thêm calo tiêu thụ.

– Bạn bắt buộc phải kết hợp với chế độ tập luyện khoa học, giúp ích cho việc đẩy mạnh trao đổi chất và giải phóng calo.

– Điều chỉnh thói quen ăn uống lành mạnh và không nạp quá nhiều chất béo, đồ mặn, thức uống có cồn…

– Các trường hợp không nên ăn táo như: đang bị viêm dạ dày, đau bụng kinh, vừa mới ăn hải sản…

Chọn loại táo có hàm lượng calo thấp như táo xanh

Chọn loại táo có hàm lượng calo thấp như táo xanh

Xem thêm: Một ngày nên nạp bao nhiêu calo – tốt cho sức khỏe

7/ Ăn táo nhiều có tốt không?

Bác sĩ Felix Trần cho rằng, ăn táo quá nhiều không tốt cho đường tiêu hóa, dễ gây đầy hơi, táo bón do chứa nhiều chất xơ. Mặt khác, trong táo rất giàu carbohydrate, việc tiêu thụ carbohydrate quá mức có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu và gây nguy cơ mắc tiểu đường.

Dưới đây là những ảnh hưởng khi lạm dụng ăn táo quá nhiều mỗi ngày:

7.1/ Ảnh hưởng tới một số vấn đề về tiêu hóa

Ăn quá nhiều táo khiến cơ thể dụng nạp một lượng lớn chất xơ, khiến tăng lượng chất xơ trong đường ruột. Mặc dù chất xơ có nhiều lợi ích cho tiêu hóa nhưng tiêu thụ quá mức có thể gây ra các vấn đề như đầy hơi và khó tiêu.

Bên cạnh đó, táo có chứa lượng đường tự nhiên như fructose, glucose và sucrose. Việc tiêu thụ lượng lớn táo có thể cung cấp một lượng lớn fructose cho cơ thể, có thể gây ra vấn đề cho những người có khả năng tiêu hóa fructose kém.

7.2/ Có thể ảnh hưởng đến cân nặng

Mặc dù táo là một loại hoa quả có hàm lượng calo thấp, nhưng vẫn chứa một lượng nhất định calo. Khi ăn quá nhiều táo, lượng calo này có thể tích lũy và dẫn đến dư thừa calo trong cơ thể, gây tăng cân.

Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều lượng đường tự nhiên trong táo cũng gây ra một đào thải insulin đột ngột từ tụy, dẫn đến việc chuyển đổi đường thành chất béo và lưu trữ chúng trong cơ thể.

Không nên ăn quá nhiều táo trong ngày

Không nên ăn quá nhiều táo trong ngày

7.3/ Ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc điều trị

Ăn táo nhiều trong thời gian uống thuốc kháng sinh hay điều trị bệnh lý có thể khiến các thành phần hoạt tính mất tác dụng. Bởi khi đó, môi trường axit (vitamin C) dễ làm vô hiệu hóa chức năng của thuốc.

Đặc biệt là một số loại dược phẩm: ampicilin, fexofenadine, ibuprofen… khi kết hợp với táo sẽ gây ra tác dụng phụ rất mạnh, thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Trong một số trường hợp, bạn sẽ gặp các dấu hiệu cơ bản như: chóng mặt, buồn ngủ, ảo giác, đau đầu…

7.4/ Có thể gây ngộ độc

Trong một số nghiên cứu lâm sàng, hạt táo có thể gây ra ngộ độc xyanua nếu nạp vào cơ thể nhiều hơn 150g. Cho nên, bạn tuyệt đối không được ăn phần lõi của táo nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Theo Cục An toàn thực phẩm Hoa Kỳ, táo là loại trái cây được ngâm thuốc bảo quản nhiều nhất. Vì thế, bạn phải chọn lựa địa chỉ mua kỹ lưỡng và làm sạch cẩn thận, rửa bằng nước muối hoặc máy khử khuẩn nano để giảm độc hại.

Nếu có các dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy, toát mồ hôi sau khi ăn nhiều táo, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

7.5/ Men răng bị suy yếu

Táo có chứa nhiều axit tự nhiên, đặc biệt ở vỏ táo và nước ép táo. Khi tiêu thụ quá nhiều lượng axit từ táo có thể làm tăng lượng axit trong miệng, gây ảnh hưởng đến men răng, mòn men răng và ê buốt.

Nhất là khi sử dụng táo dưới dạng rượu hoặc giấm, men răng càng bị tổn hại nhanh chóng. Kèm theo đó còn là nguy cơ viêm loét nướu và nhiệt miệng.

Men răng bị suy yếu

Men răng bị suy yếu

7.6/ Tình trạng loãng xương

Một vài cuộc khảo sát đã chỉ ra, người có thói quen uống nước ép táo hoặc rượu táo có nguy cơ bị loãng xương gấp 2 lần bình thường. Bởi sản phẩm làm suy giảm nồng độ kali, ngăn cản sự hấp thu canxi trong xương.

Khi đó, cấu trúc xương không còn chắc chắn, dễ bị chấn thương nếu có tác động mạnh từ bên ngoài. Cũng vì lý do đó, các chuyên gia không khuyến khích trẻ em ăn nhiều táo để tránh gây loãng xương ở tuổi dậy thì.

tich

8/ Tại sao quả táo lại tốt cho sức khỏe?

Quả táo được coi là loại trái cây tốt cho sức khỏe vì có chứa một lượng dưỡng chất có lợi như: Chất xơ, đường tự nhiên, vitamin C, magie, canxi, kali, ít calo và chất béo. Ngoài ra, quả táo chứa các polyphenol, các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Với tất cả những dưỡng chất này, không ngạc nhiên khi quả táo được coi là một trong những lựa chọn ăn uống tốt nhất để bổ sung vào khẩu phần hàng ngày. Đặc biệt đối với những người đang theo một chế độ ăn kiêng lành mạnh hoặc giảm cân.

9/ Quả táo có tác động đến cân nặng không?

Quả táo tác động nhiều đến cân nặng do có khả năng duy trì hoặc giảm cân hiệu quả vì chứa lượng calo thấp, ít chất béo. Với hàm lượng calo thấp, táo là một lựa chọn tốt cho những người đang giảm cân. Đặc biệt, lượng chất xơ dồi dào trong quả táo sẽ tạo cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ tiêu hóa.

Ngoài ra, 86% lượng nước trong táo cũng giữ cho cơ thể được hydrat hóa và cung cấp năng lượng mà không cần phải lo lắng về việc tăng cân.

Quả táo tác động nhiều đến cân nặng

Quả táo tác động nhiều đến cân nặng

10/ Cách để chọn táo ngon

Để giúp cho hiệu quả ăn táo giảm cân được tốt nhất, bạn có thể học ngay các bí kíp chọn quả ngon dưới đây.

– Màu sắc đồng đều, thường có màu đỏ tươi và ít vùng bị vàng.

– Táo có đốm nhỏ màu trắng đục tập trung thành mảng sẽ có vị ngọt.

– Táo cầm chắc tay, không bị méo lệch quá mức, không thâm đen hay nhũn.

– Khi búng vào thân táo có âm thanh chắc nịt, chứng tỏ phần thịt quả rắn và căng đầy, không xốp.

– Cuống táo còn tươi và bám chặt vào thân, màu sắc xanh nâu.

– Mùi thơm tự nhiên, không bị pha lẫn mùi chất hóa học.

Ngoài ra, bạn nên bảo quản táo trong ngăn mát tủ lạnh và dùng hết trong khoảng 3-5 ngày, tránh để quá lâu khiến các chất dinh dưỡng bị hao hụt.

Các bí quyết ăn táo giảm cân đã được bài viết chia sẻ đầy đủ, giúp bạn “bỏ túi” kinh nghiệm xây dựng khẩu phần dinh dưỡng chuẩn chỉ. Hy vọng bạn sẽ sớm khôi phục thân hình thon gọn, vóc dáng chuẩn đẹp và lấy lại sự tự tin nhé!

Vậy là qua những thông tin trên, bạn đã biết một quả táo chứa bao nhiêu calo và những lợi ích vô cùng to lớn của loại quả đối với cơ thể. Từ đó, bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích để đưa loại quả vào thực đơn ăn kiêng, giúp quá trình giảm cân đạt hiệu quả cao nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Calo
    Tổng hợp 9 loại trái cây có hàm lượng calo cao

    Tổng hợp 9 loại trái cây có hàm lượng calo cao

    Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Lily Kim Giang

    Nếu bạn đang muốn duy trì thân hình cân đối hoặc muốn thiết lập chế độ giảm cân, chắc hẳn cần phải tính toán hàm lượng calo tiêu thụ mỗi ngày và loại bỏ những loại trái cây có hàm lượng calo cao để không gây tăng cân. Dưới đây Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam

    Bánh chuối chiên – Một món ăn ngon và bổ dưỡng có bao nhiêu calo?

    Bánh chuối chiên – Một món ăn ngon và bổ dưỡng có bao nhiêu calo?

    Cập nhật: 29/03/2024 - Tác giả: Lily Kim Giang

    Bánh chuối chiên là món ăn phổ biến, sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt của chuối và vỏ bánh giòn rụm sẽ tạo nên một hương vị khó quên. Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi bánh chuối chiên bao nhiêu calo, có lẽ nhiều người sẽ tỏ ra quan ngại về vấn đề

    Bịch sữa tươi không đường bao nhiêu calo? đặc biệt lưu ý

    Bịch sữa tươi không đường bao nhiêu calo? đặc biệt lưu ý

    Cập nhật: 05/04/2024 - Tác giả: Lily Kim Giang

    Sữa tươi không đường là một sản phẩm được nhiều người ưa chuộng trong chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ giảm cân. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, bịch sữa tươi không đường bao nhiêu calo? Nếu bạn đang tìm kiếm đáp án cho câu hỏi này, hãy đồng hành cùng

    1 bát bún riêu bao nhiêu calo? Cách ăn bún riêu không sợ béo

    1 bát bún riêu bao nhiêu calo? Cách ăn bún riêu không sợ béo

    Cập nhật: 23/02/2024 - Tác giả: Lily Kim Giang

    Bún riêu là món ăn truyền thống của Việt Nam, không chỉ ngon miệng mà còn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc tính toán lượng calo trong 1 bát bún riêu khiến nhiều người tự hỏi “1 bát bún riêu bao nhiêu calo? Hãy cùng tìm hiểu và khám phá về dinh dưỡng của

    Một quả trứng gà bao nhiêu calo? Sự thật về dinh dưỡng trong trứng gà

    Một quả trứng gà bao nhiêu calo? Sự thật về dinh dưỡng trong trứng gà

    Cập nhật: 05/04/2024 - Tác giả: Lily Kim Giang

    Quả trứng gà bao nhiêu calo là một câu hỏi thú vị và quan trọng trong việc quản lý chế độ ăn uống và sức khỏe của chúng ta. Một quả trứng gà không chỉ là một nguồn cung cấp protein giàu giá trị, mà còn có ảnh hưởng đáng kể đến lượng calo mà

    Nhảy dây đốt bao nhiêu calo và cách luyện tập giảm mỡ hiệu quả

    Nhảy dây đốt bao nhiêu calo và cách luyện tập giảm mỡ hiệu quả

    Cập nhật: 05/04/2024 - Tác giả: Lily Kim Giang

    Lượng calo đốt cháy trung bình ở một người bình thường khi nhảy dây khoảng 10 calo/phút. Nếu nhảy dây hàng giờ liền sẽ đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng. Tuy nhiên, lượng calo đốt cháy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cân nặng, thời gian luyện tập, tần

    icon