Giải phẫu cấu tạo mũi và chức năng quan trọng của mũi

Cấu tạo mũi khá phức tạp, gồm nhiều bộ phận, cơ quan khác nhau. Không chỉ có chức năng hô hấp, mũi còn giúp nhận biết mùi hương, hỗ trợ tạo âm thanh khi nói. Vậy một chiếc mũi bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Cấu tạo mũi bao gồm những bộ phận nào?

Cấu tạo mũi bao gồm 6 bộ phận cơ bản: Mũi ngoài, mũi trong, xoang mũi, các cơ trong mũi, niêm mạc mũi.

Cấu tạo mũi bao gồm nhiều bộ phận khác nhau

Cấu tạo mũi bao gồm nhiều bộ phận khác nhau

Xem Thêm : Hình ảnh, hướng dẫn dụng cụ nâng mũi (KẸP VÀ DỤNG CỤ NOSE SECRET )

1. Mũi ngoài

Mũi ngoài bao gồm:

– Khung xương: bao gồm xương sụn và xương cánh mũi. Xương sụn mũi ở phía trung tâm mũi, tạo thành phần cao nhất trên mũi. Phần xương cánh mũi nằm ở 2 bên, giúp tạo hình cho mũi có sự ổn định.

– Da mũi: Da mỏng, dễ bị di động, trừ phần đầu mũi và trên các sụn thì da dày, dính chắc. Phần da mũi ngoài này sẽ liền với da mũi trong.

2. Mũi trong

Mũi trong hay còn được gọi là ổ mũi, bắt đầu từ lỗ mũi trước đến lỗ mũi sau. Phần lỗ mũi được phân chia bởi vách mũi, lót bởi niêm mạc. Các bộ phận bên trong mũi trong bao gồm:

– Tiền đình mũi: là bộ phận được lót bằng da, nang lông, tuyến bã nhờn, chứa nhiều vi mạch.

– Khoang mũi: Khoang mũi rộng, được chưa thành 2 phần với vách ngăn. Sự phân chia này có thể giúp mũi thực hiện được chức năng riêng biệt: Ngửi và hô hấp. Các khoang mũi được lót bởi biểu mô niêm mạc, lông mũi và tuyến nhầy cản trở bụi, bảo vệ mũi trước tác nhân từ bên ngoài và duy trì độ ẩm cho mũi.

– Vách ngăn mũi: Là một xương thẳng, phía trước vách ngăn là sụn mũi, bên dưới vách ngăn là xương lá mía. Vách ngăn có tác dụng phân chia 2 lỗ mũi, nối tiếp với khoang mũi. Vách ngăn tại vị trí tiền đình được bao phủ bởi niêm mạc.

– Lỗ mũi sau: là 2 lỗ mở phía sau khoang mũi, có tác dụng đưa không khí vào trong vòm họng và cơ quan khác của hệ hô hấp.

– Nền ổ mũi hay còn gọi là vòm miệng, có cấu tạo từ mỏ khẩu xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái, được bao phủ bởi niêm mạc. Độ rộng của ổ mũi khoảng 5cm, đi qua dây thần kinh cảm giác.

– Van mũi có tác dụng duy trì độ ẩm, nhiệt độ cho mũi, lọc không khí và đưa đến khoang mũi.

– Dẫn lưu bao gồm các biểu mô của đường hô hấp, nối giữa xoang gắn vào màng dưới mũi. Cạnh xoang mũi có lỗ nhỏ, giữ vai trò dẫn lưu

Mũi trong được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau

Mũi trong được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau

Xem Thêm : Học ngay cách làm nhỏ mũi tự nhiên tại nhà cho mọi đối tượng

3. Xoang mũi

Xoang mũi là các hốc rỗng bên trong, cấu trúc bao gồm 4 loại xoang chính:

– Xoang hàm trên: Là hốc xẻ trong xương hàm trên. Đây là xoang lớn nhất, có hình tháp. Mặt trước tiếp giáp với xương má, mặt trên giáp nền ổ mắt, mặt sau giáp hố chân bướm khẩu cái. Ở bờ giữa của xoang liên kết với răng hàm bé thứ 2, chân răng hàm lớn thứ nhất nên nếu bị sâu răng có thể gây tình trạng viêm xoang.

– Xoang trán: Có 2 loại ứng với phần đứng của trán. Mặt trước xương được bao bởi da, mặt sau tiếp giáp với não, màng não, trong là vách xương mỏng ngăn cách với 2 xoang bên cạnh, dưới liền kề với ổ mắt, xoang sàng.

– Xoang sàng: có 8-10 xoang nhỏ nằm trong khối xương sàng. Bên cạnh đó, có một ổ xoang hợp với xoang ở xương trán tạo thành xoang nguyên. Xoang sàng được quây xung quanh phễu của xoang trán, sau đó cùng đổ vào vách ngăn giữa mũi. Các xoang sàng sau liên kết mật thiết với xoang bướm, sau đó đổ vào ngách mũi trên. Xoang sàng giữa đổ vào ngách mũi giữa.

– Xoang bướm: là hốc xẻ trong thân xương bướm, có liên quan như mặt của thân xương, lỗ thông xoang phía trước đi vào ngách mũi trên với xoang sàng sau.

4. Các cơ trong mũi

Có 4 nhóm cơ được liên kết với nhau trong cùng kiểm soát những chuyển động của mũi. Ở một số người khi xuống nước, họ có thể dùng cơ này để đóng mở lỗ mũi, ngăn không cho nước vào mũi.

5. Niêm mạc mũi

Niêm mạc mũi bao gồm 2 bộ phận: Niêm mạc, lông mũi.

5.1. Niêm mạc

– Vùng niêm mạc nhỏ phía trên: Chứa các sợi thần kinh khứu giác, gọi là vùng khứu. Vùng này bị nhiễm trùng có thể dẫn đến các dây thần kinh bị ảnh hưởng và gây nguy hiểm cho màng não. Không khí đi vào bên trong theo 2 hướng, đi theo ngách vùng khứu và theo ngách giữa đi vào luồng thở.

– Vùng niêm mạc lớn ở dưới: Là vùng hô hấp, có nhiều tuyến niêm mạc tiết ra dịch, khi tiếp xúc với bụi từ môi trường bên ngoài tạo thành vảy mũi.

5.2. Lông mũi

Có vai trò lọc, chống lại mầm bệnh, ngăn không cho chất độc hại, bụi bẩn từ không khí xâm nhập vào nên trong. Lỗ mũi và khoang mũi sẽ có các sợi lông mũi, kèm theo đó là dịch nhầy tiết ra từ niêm mạc dưới sẽ đảm nhận chức năng lọc không khí, ngăn tác nhân gây hại, làm ẩm không khí.

Bộ phận trong niêm mạc mũi

Bộ phận trong niêm mạc mũi

Xem Thêm : Hút dịch sau khi nâng mũi có đau không? Không đau nếu đúng kỹ thuật

6. Mạch máu

Các mạch máu, tế bào bạch huyết dưới lớp biểu mô niêm mạc có độ dày đặc nên được gọi là đám rối tĩnh mạch. Mạch máu có tác dụng làm ấm không khí, cân bằng nhiệt độ trước khi đi vào trong mũi. Do đó, nếu bị chảy máu cam, có nghĩa là có đám rối tĩnh mạch đang bị tổn thương.

II. Chức năng của mũi

Mũi đảm nhiệm nhiều chức năng như chức năng hô hấp, nhận biết mùi hương, góp phần tạo âm thanh khi nói.

1. Chức năng hô hấp

Mũi là cơ quan quan trọng của hệ hô hấp, đảm nhận nhiệm vụ điều hòa không khí, lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn trong không khí trước khi đi vào các cơ quan hô hấp quan trọng trong đường hô hấp dưới. Nhờ đó, mũi có đủ oxy để cung cấp cho các hoạt động trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ loại bỏ CO2 ra bên ngoài qua hoạt động hít thở mỗi ngày. Nhờ đó, phổi của chúng ta được hoạt động tốt hơn, ngăn các bệnh về đường hô hấp.

2. Nhận biết mùi hương

Các tế bào thần kinh khứu giác tập trung tại mũi giúp bạn cảm nhận được mùi hương. Bên cạnh đó, nhờ các tuyến khứu giác nằm trong niêm mạc mũi, việc nhận biết mùi hương trở nên dễ dàng hơn.

Sở dĩ, có thể cảm nhận được mùi hương là nhờ các tế bào thần kinh hội tụ sau cánh mũi. Khi phân tử mùi hương đi vào trong mũi sẽ tiếp xúc với lông mao, kích thích hoạt động của tế bào thần kinh ở hai bên cánh mũi, giúp bạn ngửi được mùi.

Số lượng tế bào khứu giác trong mũi khoảng 1 tỷ tế bào, nhờ đó con người sở hữu chức năng khứu giác vô cùng nhạy bén, có thể phân biệt được nhiều mùi hương.

Mũi có chức năng nhận biết mùi hương

Mũi có chức năng nhận biết mùi hương

3. Tạo âm thanh khi nói

Hốc mũi hỗ trợ phát ra giọng mũi, tiếp thu rung động trong không khí khi chúng ta phát âm, biến nó thành kích thích tác động lên cơ họng và thanh quản, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh.

Mũi có tác động lên giọng nói, tạo ra âm sắc và độ vang trong giọng nói khác nhau giữa từng người. Khi hốc mũi bịt kín, bị nghẹt mũi, giọng nói sẽ mất độ vang, âm sắc bị thay đổi, trở nên trầm hơn.

Trên đây là thông tin về cấu tạo mũi và vai trò của cơ quan này đối với hoạt động của mũi. Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể, giúp chúng ta có thể hít thở, cảm nhận mùi hương và kiểm soát âm vang giọng nói. Nếu có bất kỳ chức năng của mũi nào đó gặp vấn đề, điều này có thể do một cơ quan nào đó trong mũi không bình thường, nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Bài tập mũi cao
    Nâng mũi chỉ Hiko là gì?- Giải pháp thẩm mỹ không phẩu thuật

    Nâng mũi chỉ Hiko là gì?- Giải pháp thẩm mỹ không phẩu thuật

    Cập nhật: 03/04/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Nâng mũi chỉ Hiko phương pháp thẩm mỹ mũi đang được áp dụng để cải thiện khuyết điểm mũi, được nhiều người ưa chuộng. Cùng tìm hiểu về ưu, khuyết điểm của kỹ thuật nâng mũi này trong bài viết dưới đây nhé. I – Nâng mũi chỉ hiko là gì?II – Ưu

    Mũi sư tử (mũi lân) là gì? Có nên sửa không?

    Mũi sư tử (mũi lân) là gì? Có nên sửa không?

    Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Mũi sư tử hay còn gọi là mũi lân. Theo quan niệm dân gian, dáng mũi này được nhận định là tốt về tướng số. Vậy mũi sư tử là gì, hình dáng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. I. Đặc điểm của dáng mũi sư tửII. Tướng số của

    Giải mã vận mệnh của tướng mũi hổ: Giải đáp cụ thể

    Giải mã vận mệnh của tướng mũi hổ: Giải đáp cụ thể

    Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Tướng mũi hổ là dáng mũi có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Thế nhưng rất nhiều người tò mò không biết vận mệnh của tướng mũi này như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giải đáp về dáng mũi này. Cùng tham khảo nhé. I – Tướng mũi hổ là thế

    10 Bài tập mũi cao khắc phục mũi thấp, tẹt, ngắn nhanh nhất

    10 Bài tập mũi cao khắc phục mũi thấp, tẹt, ngắn nhanh nhất

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Các bài tập mũi cao tự nhiên tại nhà như: bài tập định hình, massage mũi nhẹ nhàng, đẩy mũi, ép mũi, tập thở, dùng dụng cụ nẹp… Chỉ cần bạn chăm chỉ thực hiện hằng ngày thì dáng mũi sẽ sớm trở nên thanh thoát và gọn gàng hơn, nhưng với những ai có

    Cách nhận biết mũi cao đẹp chuẩn Á Đông, Bác sĩ HENRY NGUYỄN cho biết

    Cách nhận biết mũi cao đẹp chuẩn Á Đông, Bác sĩ HENRY NGUYỄN cho biết

    Cập nhật: 25/04/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Dáng mũi cao, chuẩn tỷ lệ vàng là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận biết và phân biệt các dáng mũi cao theo tiêu chuẩn thẩm mỹ Á Đông. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, bác  sĩ PTTM Dr. HENRY NGUYỄN – Bác sĩ phẫu

    Tổng hợp những bài tập yoga nâng mũi tự nhiên, hiệu quả

    Tổng hợp những bài tập yoga nâng mũi tự nhiên, hiệu quả

    Cập nhật: 08/04/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Những bài tập yoga tạo dáng mũi cao tự nhiên được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là nữ giới. Với mục tiêu thay đổi chiếc mũi cao, cân đối với khuôn mặt. Khi bạn kiên trì thực hiện sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt. I – Gợi ý những bài tập yoga nâng

    icon