Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Sửa mũi ăn gì mau lành?

Nâng mũi kiêng ăn gì giúp mũi mau lành và không có sẹo chính là thắc mắc chung của rất nhiều người. Sau khi chỉnh hình mũi, bạn cần tuân thủ đúng chế độ chăm sóc như: vệ sinh, vận động, sinh hoạt và đặc biệt trong vấn đề thực đơn ăn uống từ bác sĩ thẩm mỹ, giúp mũi hồi phục nhanh chóng. Cùng tham khảo bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ mũi tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam để nắm rõ sau khi nâng mũi cần kiêng những gì giúp hồi phục nhanh và có kết quả đẹp tự nhiên.

I. Nâng mũi nên kiêng ăn bao lâu?

Bác sĩ Ji Hun Huỳnh – Bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ mũi tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam nhận định: Nâng mũi thực hiện chế độ ăn kiêng trong khoảng từ 1-2 tháng. Tốt nhất, khách hàng nên kiên trì tuân theo thực đơn kiêng khem cho đến khi mũi hồi phục hoàn toàn. Có như vậy, kết quả thẩm mỹ và độ an toàn mới đảm bảo tối đa.

Tuy nhiên, nâng mũi kiêng ăn bao lâu (1) cũng còn phụ thuộc vào cơ địa, cách chăm sóc của mỗi người. Thời gian ăn kiêng có thể được rút ngắn nếu bạn thực hiện chăm sóc khoa học theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

Trước khi quyết định nâng mũi kiêng gì, khách hàng nên tái khám và tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo mũi hồi phục ổn định, không gây ra các biến chứng hay sẹo xấu.

“Thực đơn ăn uống sau nâng mũi cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng khả năng đề kháng, hạn chế các nguy cơ viêm nhiễm hay việc ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của vết khâu phẫu thuật. Do vậy, trong khoảng thời gian ăn kiêng khách hàng cần tuân thủ tốt việc: ăn gì và không nên ăn gì.” – Bác sĩ Ji Hun Huỳnh nhấn mạnh thêm.

Xem Thêm : Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu? Nên ăn gì mới tốt?

Vừa nâng mũi nên kiêng ăn bao lâu

Vừa nâng mũi nên kiêng ăn bao lâu

Bạn còn nhiều thắc mắc về phẫu thuật nâng mũi?

Bác sĩ chuyên khoa giải đáp MIỄN PHÍ!
đăng ký tư vấn

II. Sau khi sửa/ nâng mũi nên ăn gì để nhanh lành?

Sau nâng mũi nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C, ngũ cốc, gạo lứt, đậu xanh, yến mạch và những thực phẩm khác có chứa protein. Các loại thực phẩm này rất tốt đối với quá trình vết thương hồi phục, đồng thời nâng cao miễn dịch và sức khỏe sau khi phẫu thuật nâng mũi. Hơn nữa, đây đều là những món ăn có tính mềm, dễ nhai, tránh làm tổn hại đến vùng da mũi.

2.1. Thực phẩm giàu vitamin A, C

Các thực phẩm nên ăn trong bữa ăn chính để vùng da mũi nhanh lành sau khi phẫu thuật thẩm mỹ là thực phẩm giàu vitamin A: Chủ yếu có từ rau củ, trái cây, chẳng hạn như khoai lang, cà chua, rau má, gan động vật. Bên cạnh đó, bổ sung Vitamin C giúp tăng sinh mô, kích thích vùng da có vết thương hở nhanh lành hơn, mờ vết mổ tránh để lại sẹo.

Đặc biệt vitamin A và C có khả năng chống oxy hóa tự nhiên và tái tạo lại các tế bào da bị tổn thương trong thời gian ngắn. Vitamin C còn giúp sản sinh các sợi collagen trong cơ thể, phục hồi cấu trúc chắc khỏe cho làn da.

Nhóm hoa quả: bưởi, cam quýt, dâu tây, kiwi, việt quất và các loại quả mọng

Ăn nhiều món ăn chứa rau xanh: bông cải, bó xôi, cà chua, cà rốt, các loại rau chứa nhiều vitamin.

Thực đơn thiên về đồ ăn ít dầu mỡ: món luộc, món canh, món hấp.

Sau khi nâng mũi sụn sườn nên bổ sung thực phẩm có Vitamin A

Sau khi nâng mũi nên bổ sung thực phẩm có Vitamin A

??? VIDEO Cách chăm sóc mũi sau khi nâng để có dáng mũi đẹp nhất

2.2. Nhóm ngũ cốc, hạt

Các loại ngũ cốc như gạo lứt, đậu xanh, yến mạch, đậu đỏ đều là những loại thực phẩm rất tốt đối với quá trình phục hồi vết thương và nâng cao sức khỏe. Không những vậy, các món ăn từ ngũ cốc có kết cấu khá mềm, dễ nhai và hoàn toàn không làm tổn hại đến vùng mũi mới phẫu thuật.

Nhóm thực phẩm ngũ cốc và các loại hạt cũng sẽ giúp khách hàng nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giúp quá trình mũi lành lại nhanh hơn.

2.3. Bổ sung nước lọc, nước ép hoa quả

Không chỉ riêng phẫu thuật nâng mũi mà với bất cứ phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước sau khi thực hiện. Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, khách hàng nên uống từ 2 – 3 lít nước lọc và bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để bù nước cho cơ thể.

Uống đủ nước còn hỗ trợ để các cơ quan hoạt động trơn tru hơn, tăng cường tốc độ hồi phục và lành vết thương vùng mũi sau phẫu thuật hiệu quả.

Xem Thêm : Nâng mũi kiêng ăn bao lâu – 5 Loại thực phẩm không nên ăn

Sau sửa mũi nên uống nhiều nước hàng ngày

Sau sửa mũi nên uống nhiều nước hàng ngày

2.4. Nên ăn thêm thịt và protein để vết thương mau lành

Protein là nhóm thực phẩm quan trọng giúp xây dựng cơ bắp và các cơ liên quan trong cơ thể. Đây cũng là đại phân tử có chức năng liên kết các mạch máu và chữa lành những mô da bị tổn thương.

Vì vậy việc cung cấp thêm các thực phẩm chứa nhiều protein sẽ hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn, vì protein có khả năng tái tạo da và liên kết các mạch máu mới một cách dễ dàng. Bạn nên bổ sung protein qua sữa đậu nành, thịt lợn, các loại cây họ đậu sẽ giúp da mau lành và ổn định hơn sau khi phẫu thuật.

III. Phẫu thuật thẩm mỹ mũi xong kiêng ăn gì?

Phẫu thuật nâng mũi xong cần kiêng những thực phẩm quá cứng, dễ gây sẹo, dị ứng, sưng viêm tại vùng da phẫu thuật. Tuân thủ đúng chế độ kiêng khem được bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo sẽ giúp vùng mũi mau lành, có kết quả thẩm mỹ tối đa.

Cụ thể sau đây là những thực phẩm cần kiêng ăn sau khi nâng mũi:

3.1. Thịt gà, đồ nếp gây viêm sưng

Đồ nếp và thịt gà có tính nóng và dễ gây tình trạng sưng đau, mưng mủ cho vết thương. Khi mới nâng mũi xong, nếu bạn ăn thịt gà, đồ nếp sẽ rất dễ khiến vết mổ mưng mủ, làm chậm quá trình khô và lên da non của vết mổ.

Đặc biệt thực phẩm này có thể sẽ dễ để lại sẹo thâm, ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi. Mũi là bộ phận trung tâm trên gương mặt, khi có sẹo sẽ ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của toàn gương mặt.

Vì vậy, trong vòng 1 tháng sau khi phẫu thuật sửa mũi, khách hàng nên loại bỏ thực phẩm này trong bữa ăn.

Thịt gà, đồ nếp chỉ khiến vết khâu ngứa ngáy, sưng đỏ lâu lành

Thịt gà, đồ nếp chỉ khiến vết khâu ngứa ngáy, sưng đỏ lâu lành

3.2. Hải sản khiến vết khâu lâu lành

Ốc, tôm, cua, mực, cá và một số loại hải sản khác đều là những thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như: đạm, canxi, protein, omega-3 và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, hải sản là thực phẩm chúng ta nên tránh sau khi nâng mũi để quá trình phục hồi vết thương diễn ra bình thường.

Lưu ý: Đối với khách hàng đã tiêm filler làm cao mũi nếu lỡ may ăn đồ hải sản sẽ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, dị ứng, mẩn đỏ trên cơ thể.

??? VIDEO Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi tại nhà

3.3. Thịt bò, rau muống dễ để lại lồi sau nâng mũi

Rau muống có chứa nhiều collagen nên nếu ăn sau khi nâng mũi, da đang có vết thương hở sẽ dễ xuất hiện sẹo lồi, tuyệt đối chúng ta không nên ăn rau muống sau nâng mũi. Bên cạnh đó, ăn thịt bò sau nâng mũi cũng sẽ làm da sậm hơn, gây hiện tượng sẹo thâm và xuất hiện biến chứng.

Do đó, rau muống và thịt bò là những thực phẩm bạn nên kiêng sau khi nâng mũi.

Nên kiêng thịt bò, rau muống trong 1 tháng tới khi bình phục hoàn toàn

Nên kiêng thịt bò, rau muống trong 1 tháng tới khi bình phục hoàn toàn

3.4. Sau nâng mũi nên kiêng hoa quả gì?

Trái cây chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên sau khi nâng mũi, bạn nên lưu ý không ăn nhiều một số loại như nhãn, xoài cát, vải, sầu riêng. Vì chúng có đặc tính nóng, dễ làm nóng cơ thể và khiến vùng da mũi dễ nổi mụn và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.

Hơn thế, một số loại quả cứng như ổi, táo, lê khách hàng chỉ nên dùng dạng nước ép thay vì ăn trực tiếp bởi hoa quả cứng khi ăn cần vận động vùng mặt nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục và ổn định của mũi.

3.5. Kiêng đồ uống có chứa cồn, chất kích thích

Bia gây suy giảm sức đề kháng với các loại thuốc, xuất hiện nhiều tác dụng phụ và là nguyên nhân khiến da bị nhiễm trùng, để lại sẹo khi đang có vết thương hở. Vì vậy, sau phẫu thuật nâng mũi, mọi người không nên uống bia để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.

Kiêng các chất kích thích

Kiêng các chất kích thích

3.6. Các loại thức ăn chứa cholesterol cao

Các loại thức ăn chứa cholesterol cao bạn cũng không nên tiêu thụ ngay sau khi mới phẫu thuật mũi. Chẳng hạn như các loại thức ăn nhanh, dầu mỡ, bơ, sữa nguyên kem, đều là những thực phẩm khó tiêu hóa và không tốt đối với sức khỏe.

3.7. Hạn chế ăn thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men cũng gây ra tình trạng khó tiêu, khiến vết thương mưng mủ và sưng đau, chậm lành hơn. Do đó, bạn không nên ăn sau khi vừa nâng mũi để mũi hồi phục ổn định, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Một số thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, giá đỗ, đều là thức ăn có nhiều gia vị, chua, cay, dễ gây nhiệt miệng và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ NÂNG MŨI UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

IV- Lỡ ăn phải thực phẩm cần kiêng thì phải làm sao?

Thực tế, nếu bạn có lỡ ăn phải thực phẩm nên kiêng hậu phẫu cũng không quá đáng lo nếu bạn chỉ ăn một lượng nhỏ. Chẳng hạn nếu không may ăn thịt bò hoặc hải sản, đối với người cơ địa ‘dữ’ sẽ cảm thấy hơi ngứa tại vết thương phẫu thuật.

Khi lỡ ăn các thực phẩm cần kiêng sau phẫu thuật nâng mũi, bạn nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể. Đồng thời quan sát thật kỹ quá trình mũi hồi phục để điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra.

Những nhóm thực phẩm bác sĩ khuyến cáo không nên ăn sau khi nâng mũi nếu ăn với số lượng nhiều sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn. Ăn nhiều rau muống, thịt bò, hải sản, đồ nếp và một số thực phẩm tính nóng khiến sẹo lồi hình thành tại vùng da có vết mổ. Tốt hơn hết, bạn nên nắm rõ  những điều nên tránh sau khi nâng mũi để đảm bảo an toàn cho mũi. Đồng thời có cách chăm sóc và vệ sinh khoa học giúp vùng mũi nhanh ổn định.

Kết luận:

Nâng mũi kiêng ăn bao lâu, nên – kiêng ăn gì đều đã được bác sĩ Ji – Hun Huỳnh giải đáp vô cùng chi tiết.

Chỉ cần chúng ta tuân thủ thực hiện đúng những chỉ định về chế độ dinh dưỡng kết hợp chăm sóc, vệ sinh theo hướng dẫn đảm bảo sẽ nhận được kết quả mũi đẹp tự nhiên, ổn định an toàn lâu dài.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

  1. Avatar photo Ngọc ái viết:

    Cho em hỏi sau nâng mũi có ăn được các loại cá nuôi từ ao hồ không ạ . Tại em không ăn được thịt heo ?

    • Avatar photo Trần Quyên viết:

      Chào Ngọc Ái, tốt hơn hết sau khi nâng mũi bạn vẫn nên kiêng cá tối thiểu 2 tuần đến 1 tháng nhé, vì cá vẫn nằm trong danh sách hải sản.

  2. Avatar photo Thanh Thanh Vân viết:

    E nghe nhân gian truyền là nâng mũi xong cũng nên kiêng chuyện chăn gối,nếu quan hệ sớm sẽ bị đỏ chóp mũi phải không ạh?

    • Avatar photo Trần Quyên viết:

      Chào Thanh Thanh Vân, sau khi nâng mũi vùng da mũi đang hồi phục nên rất nhạy cảm và cần tránh tác động mạnh. Việc quan hệ tình dục thô bạo hoặc không khéo léo có thể tác động vào vùng mũi và gây ảnh hưởng. Tốt hơn bạn cũng nên kiêng chăn gối khoảng 1 tháng nhé.

  3. Avatar photo Cẩm Pha viết:

    Cho e hỏi là e sữa mũi lại lần hai rồi e sữa mũi lần hai mới được 20 ngày có quan hệ được không và có bị ảnh hưởng gì không ạ

    • Avatar photo Trần Quyên viết:

      Chào Cẩm Pha, bạn hãy theo dõi quá trình hồi phục của vùng mũi nhé, nếu đã ổn định cơ bản bạn có thể QHTD nhẹ nhàng thôi nhé.

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Nâng mũi kiêng ăn bao lâu
Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu? Nên ăn gì mới tốt?

Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu? Nên ăn gì mới tốt?

Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu? (1) Bạn nên kiêng trong 1 tháng để tránh bị dị ứng, phát ban, ngứa ngáy hay sẹo xấu. Vì trong đó chứa nhiều protein lạ, dễ gây phản ứng với hệ miễn dịch. Bạn hãy bổ sung các nhóm chất: vitamin từ rau củ, đạm lành mạnh,

Ăn gì sau nâng mũi? 4 nhóm thực phẩm giúp mũi mau lành

Ăn gì sau nâng mũi? 4 nhóm thực phẩm giúp mũi mau lành

Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

Dr. Jihun Huỳnh – Bác sĩ phó khoa chuyên khoa mũi tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam giải đáp nên ăn gì sau nâng mũi để mũi vào form nhanh và mau hồi phục. Những gì bạn cần bổ sung sau nâng mũi là các loại rau củ quả mọng, ngũ cốc, chất béo tốt

Nâng mũi sụn sườn kiêng ăn gì? 4 thực phẩm cần loại khỏi thực đơn

Nâng mũi sụn sườn kiêng ăn gì? 4 thực phẩm cần loại khỏi thực đơn

Cập nhật: 21/02/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

Giải đáp thắc mắc nâng mũi sụn sườn kiêng ăn gì, Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường – Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam khuyên rằng chúng ta nên tránh: thịt gà, đồ nếp, thịt bò, rau muống, chất kích thích. Đồng thời tích cực bổ

Thu gọn cánh mũi: Các thực phẩm cần tránh để đạt hiệu quả tối đa

Thu gọn cánh mũi: Các thực phẩm cần tránh để đạt hiệu quả tối đa

Cập nhật: 21/02/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

Trả lời được câu hỏi “thu gọn cánh mũi có phải kiêng gì không?” sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả thẩm mỹ và có quá trình hồi phục sau phẫu thuật nhanh chóng. Bởi chế độ ăn uống là một trong những yếu tố tác động rất lớn vào cả quá trình phẫu thuật

icon