Rụng tóc vành khăn là biểu hiện thiếu canxi, trẻ còi xương? Theo khoa học, liệu điều này có đúng không? Cùng chuyên gia dinh dưỡng giải đáp chi tiết: dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ để các bé luôn phát triển khỏe mạnh.
Rụng tóc vành khăn phổ biến ở các bé đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh. Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia, trên 30% trẻ dưới 2 tuổi bị rụng tóc hình vành khăn.
Dấu hiệu rõ rệt nhất là tình trạng tóc rụng nhiều ở phía sau gáy theo vòng cung. Tóc con mọc lên rất ít khiến vùng rụng lộ rõ khoảng trắng da đầu như hình vành khăn.
Bạn có thể nhận biết được rụng tóc hình vành khăn thông qua việc kiểm tra đầu của trẻ, theo dõi số lượng tóc rụng trên gối, mũ một cách dễ dàng.
HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Xem thêm: Trán hói: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị tận gốc
Trẻ rụng tóc vành khăn có phải thiếu canxi, còi xương không?
Theo nhận định của chuyên gia dinh dưỡng:
Trẻ trong những năm đầu đời bị rụng tóc cũng là điều bình thường, không cần quá đáng ngại. Tuy nhiên, nếu rụng tóc vành khăn kèm một số dấu hiệu khác thì có thể báo hiệu cơ thể trẻ đang thiếu canxi.
Phụ huynh không phát hiện và kịp thời điều trị thì có nguy cơ cao chuyển biến thành bệnh còi xương. Hãy đưa trẻ đi khám nếu gặp những triệu chứng:
Giấc ngủ không sâu, thường xuyên giật mình, tỉnh giấc nhiều lần.
Các bé quấy nhiễu, khóc nhiều không rõ nguyên nhân.
Các hoạt động phát triển thông thường của trẻ bị chậm lại: lẫy, bò, mọc răng, đi, …
Phần thóp của trẻ mềm, lâu đóng lại.
Rụng tóc ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, không nhất thiết là do thiếu canxi
Trên đây chỉ là một số dấu hiệu cơ bản bên ngoài, có thể xảy ra do một số tác nhân bên ngoài, môi trường sống, … gây nên.
Do đó, chưa thể chắc chắn trẻ bị còi xương khi phát hiện rụng tóc vành khăn. Trẻ cần được khám tổng quát, xét nghiệm để xác định bệnh lý chính xác.
Trường hợp bé đã đi khám chuyên khoa và được chấn đoán không thiếu canxi, không bị còi xương thì nguyên nhân chính làm rụng tóc vành khăn do thói quen, tác động bên ngoài.
Trẻ sơ sinh và trong 3 tháng đầu đời hoạt động chủ yếu là ngủ. Thông thường, bé thường được phụ huynh cho nằm ngửa và chèn gối chống giật mình.
Do đó, vùng phía sau gáy bị đè ép xuống gối trong khoảng thời gian dài ức chế quá trình phát triển của tóc khiến tóc rụng khó mọc lại.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có nguy hiểm không?
Khi trẻ nhỏ bị ốm, bị bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh dài ngày, liều cao thì có thể gặp phải tác dụng phụ rụng tóc.
Nếu vậy, khi ngừng dùng thuốc, sức khỏe của bé ổn định, khỏe mạnh thì chỉ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ tóc sẽ nhanh chóng mọc lên như cũ.
Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thường xuyên gãi da đầu phụ huynh nên chú ý tới vấn đề vệ sinh của bé.
Với những biểu hiện trên nhiều nguy cơ bé bị mắc bệnh lý da đầu điển hình là nấm. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh, 11 tháng, 15 tháng tới 3 – 4 tuổi.
Xuất hiện những mảng đỏ, da đầu bong tróc, sưng tấy nếu không được điều trị sớm gây khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe và tóc rụng ngày càng nhiều.
Tóm lại:
Phụ huynh cần theo dõi trẻ thường xuyên và tình trạng rụng tóc không cải thiện sau 1 – 2 tháng thì tốt nhất nên đưa bé đi khám sớm.
Hơn nữa, các bậc cha mẹ cũng không nên tự ý bôi thuốc hay chữa rụng tóc vành khăn tùy tiện, bởi có thể gây rụng tóc và hại cho bé.
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh, cơ thể nhạy cảm, sức đề kháng còn yếu nên trước khi quyết định trị rụng tóc cần hết sức thận trọng theo chỉ định của bác sĩ.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ mà lựa chọn khách điều trị phù hợp, hiệu quả cao.
Không phải cứ cho trẻ nằm ngửa là tốt. Ba mẹ nên thay đổi các tư thế nằm phù hợp sẽ tốt cho sự phát triển các chi, cơ và giảm rụng tóc hiệu quả.
Khi trẻ thức giấc bạn có thể để bé nằm nghiêng, nằm úp đều được. Lưu ý, không cho trẻ nằm sấp khi vừa ăn hoặc uống sữa tránh bị nôn trớ.
Trẻ nhỏ bị rụng tóc vành khăn do tác dụng phụ của thuốc chỉ cần bổ sung tăng cường dưỡng chất sau khi khỏi bệnh rụng tóc sẽ giảm dần.
Thời điểm hồi phục lại sức khỏe của trẻ, bạn nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả tươi giàu vitamin A, C và nhiều rau xanh tăng sức đề kháng, tóc khỏe mạnh.
Đồng thời, cần cân bằng chế độ nạp protein, chất béo phù hợp với thể trạng và độ tuổi của trẻ. Việc cho bé ăn quá nhiều cũng không phải là có lợi.
Trẻ nhỏ không như người trưởng thành nên bất kì hiện tượng khác lạ đặc biệt vùng da đầu gây rụng tóc cần gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Theo đó, khi bệnh khỏi tình trạng rụng tóc hình vành khăn sẽ dần cải thiện và thông thường tóc mọc lại tốt, dài sau 1 tháng.
Phụ huynh không tùy ý bôi các loại thuốc chưa được bác sĩ chỉ định cho trẻ. Bởi tác dụng ngược có thể khiến tóc rụng nhiều hơn, bệnh nặng hơn.
Trẻ bị rụng tóc vành khăn ở sau đầu do thiếu canxi, phụ huynh cần nhanh chóng bổ sung dưỡng chất cho trẻ tránh ảnh hưởng tới sự phát triển xương và chiều cao của bé.
Bạn có thể dùng thuốc canxi dạng nước cho trẻ uống vào mỗi buổi sáng nhằm chấm dứt rụng tóc thời gian ngắn nhất.
Canxi phải uống trước 9 giờ sáng để phát huy tác dụng
LÀM SAO ĐỂ TRỊ RỤNG TÓC TẬN GỐC???
Xem thêm: 3 Cách dùng hà thủ ô chống rụng tóc hiệu quả, An Toàn
Trước khi cho trẻ uống thuốc cần tham vấn ý kiến bác sĩ lựa chọn loại thuốc, liều lượng theo tháng tuổi của trẻ.
Thực chất, phụ huynh nếu hiểu được kiến thức về rụng tóc vành khăn ở trẻ thì hoàn toàn có thể ngăn chặn từ những năm tháng đầu đời.
Cân đối việc cho trẻ nằm và bế trên tay, không nên cho trẻ nằm quá nhiều nhất là 1 tư thế sẽ dễ bị rụng tóc tại vùng tiếp xúc với gối.
Tắm nắng cho trẻ thường xuyên giúp tổng hợp vitamin D, kích thích mọc tóc và còn chống bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn bạn, chị em nên ăn uống đa dạng chất dinh dưỡng để bé có cơ hội hấp thụ toàn diện
Khi bé ăn dặm, ăn cháo ( sau 6 tháng) thì nên xay nhiều loại rau củ quả, thịt cá cho bé để tóc chắc khỏe, hạn chế rụng hình vành khăn sau gáy
Vệ sinh, tắm gội sạch sẽ hàng ngày cho trẻ để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập hay gây bệnh lý về da.
Kết luận
Với trẻ nhỏ bị rụng tóc vành khăn không thể can thiệp các kĩ thuật điều trị trực tiếp mà chỉ có thể khắc phục bằng cách tác động tới dinh dưỡng, tư thế ngủ, …
Tình trạng rụng tóc không phải chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh mà còn phổ biến ở phụ nữ sau sinh gặp những thay đổi lớn về nội tiết tố.
Chuyên gia khuyến cáo rụng tóc sau sinh ở chị em nếu không được điều trị dứt điểm về lâu dài có thể dẫn tới bệnh hói đầu.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×