Cắt mí ăn rau mồng tơi được không? 7 Loại rau tăng tốc hồi phục

Cắt mí ăn rau mồng tơi được vì đây là thực phẩm cung cấp vitamin A, vitamin C và nhiều khoáng chất tốt cho sự lành thương giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm 7 loại rau cực bổ dưỡng đó là rau ngót, rau diếp cá, bông cải, rau bina, đỗ xanh, ớt chuông và rau mầm. Bạn cũng cần biết một vài món phải kiêng đó là: rau muống, thịt gà, hải sản, thịt bò… trong khoảng 3-4 tuần cắt mí.

I- Cắt mí ăn rau mồng tơi được không?

Theo chia sẻ từ Dr. Tony Cường (Chuyên khoa thẩm mỹ mắt, BV Kangnam): “Cắt mí có thể ăn rau mồng tơi để giúp ích cho quá trình hồi phục vết thương. Bởi trong lá cây mồng tơi chứa nhiều vitamin A, vitamin C và khoáng tố sắt tốt cho sự chữa lành.”

Trong Đông Y, mồng tơi không độc, tán nhiệt, giảm đau và thải độc hiệu quả. Nhờ đó, vết cắt mí mắt sẽ sớm liền lại và ổn định hơn, giảm bớt những phản ứng sưng tấy khó chịu.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho biết, mồng tơi có đặc tính ngừa nhiễm khuẩn, hữu ích cho những người đang có vết thương hở hay vừa trải qua phẫu thuật.

Tuy nhiên, rau mồng tơi thuộc nhóm thực phẩm tính hàn nên bạn không được ăn quá 500gr/ bữa để tránh gây ra tác dụng phụ, làm vết thương dễ xuất huyết và lâu lành.

Trong thời gian 1 tuần, bạn cũng chỉ nên chế biến 2-3 bữa mồng tơi và cần đan xen với các loại rau củ khác.

Cắt mí an rau mồng tơi được không?

Cắt mí ăn rau mồng tơi được không?

Xem ngay: Xem tướng mắt tam bạch có ý nghĩa gì đối với nam và nữ?Mắt tam bạch là gì?

II- Ngoài rau mồng tơi sau cắt mí nên ăn rau gì?

Để làm đa dạng thêm cho thực đơn ăn uống sau khi cắt mí mắt, các tín đồ làm đẹp cần biết những loại rau nên bổ sung. Cụ thể bao gồm:

1- Rau ngót

Rau ngót được xem như một loại Nam dược có ích với sức khỏe, hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo mô mới.

Trong rau ngót chứa hàm lượng lớn protein thực vật, chất sắt và vitamin C vừa giúp sát khuẩn, vừa ngăn ngừa vết sẹo thâm trên mí mắt.

Bạn có thể nấu món canh rau ngót thịt băm, nấu chung với mướp hương để tăng thêm hương vị hấp dẫn cho bữa ăn.

2- Rau diếp cá

Trong dân gian, rau diếp cá mang tới công dụng vô cùng thần kỳ, là “chất xúc tác” giúp mô da tái tạo nhanh chóng. Bạn sẽ không cần lo lắng mí mắt bị sưng nề hay lâu lành nếu bổ sung diếp cá vào khẩu phần dinh dưỡng.

Hoạt chất flavonoid, protein, sắt, vitamin A… từ cây diếp cá đem đến công dụng chống viêm, giảm phù nề và diệt khuẩn mạnh.

Xem ngay: [ ĐIỀM BÁO ] Nháy Mắt Phải, Giật Mắt Phải Ở Nữ, Nam báo

Ăn rau diếp cá sau khi cắt mí mắt

Ăn rau diếp cá sau khi cắt mí mắt để rút ngắn thời gian lành thương

3- Ăn thêm bông cải xanh

Nằm trong nhóm các loài thực vật giàu chất chống oxy hóa, bông cải xanh (súp lơ) có thể giúp cho nếp mí liền nhanh mà không bị lồi sẹo xấu.

Chất xơ dồi dào trong cây súp lơ rất có ích cho hệ tiêu hóa, đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi để “nạp nhiên liệu” cho sự tái tạo mô da.

Bạn nên ăn 1-2 bữa súp lơ mỗi tuần và chế biến dưới dạng luộc, xào, nấu canh. Lưu ý không nên nấu quá chín vì dễ làm rau mất chất, bông cải chống chỉ định dùng cho người bị viêm dạ dày hoặc gout.

4- Bổ sung thêm rau bina

Rau bina (cải bó xôi/ rau chân vịt) cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin A, vitamin D, chất ức chế oxy hóa… hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm tỷ lệ nhiễm trùng mí mắt.

Bạn nên dùng từ 200-300gr rau cho mỗi bữa và ưu tiên cách chế biến ít dầu mỡ trong thời gian đầu hậu phẫu.

Xem ngay:Mắt trái giật liên tục, lòng như lửa đốt là báo hiệu điềm gì?

Bổ sung rau bina để giúp vết thương hồi phục

Bổ sung rau bina để giúp vết thương hồi phục

5- Nên ăn đỗ xanh sau cắt mí

Song song với vấn đề “Cắt mí ăn rau mồng tơi được không?”, BV Kangnam nhận được khá nhiều thắc mắc của khách hàng rằng, có nên ăn đỗ xanh trong thời gian hồi phục?

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng đỗ xanh để góp phần thúc đẩy sự lành lặn của mí mắt. Vì trong đó chứa các axit amin quan trọng mà cơ thể dễ dàng sử dụng, tốt cho quá trình hồi sinh mô da và mạch máu.

Có khá nhiều cách để chế biến các món từ đỗ xanh đó là xào lòng gà, xào tỏi, luộc chín…

6- Ớt chuông

Ớt ngọt là nguồn cung cấp vitamin A và vitamin C tuyệt vời cho cơ thể, đem đến tác dụng tăng chỉ số chống oxy hóa, kháng viêm chống sưng cực tốt.

Ăn ớt chuông còn giúp vết thương đóng vảy nhanh, mí mắt vào form chuẩn mà không bị sẹo hay vết thâm.

Bạn có thể ăn 1 quả/ bữa và chế biến bằng cách xào tỏi, hầm xương, nấu cháo… hay ăn trực tiếp.

Ăn ớt chuông giúp giảm viêm sau cắt sửa mí

Ăn ớt chuông giúp giảm viêm sau cắt sửa mí

7- Rau mầm rất có lợi cho sức khỏe

Với công dụng tăng cường sức miễn dịch, rau mầm được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng, đặc biệt phù hợp với người ốm yếu hay vừa cắt mí mắt.

Rau chứa vitamin C dồi dào và axit béo omega-3 làm giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng mí sưng nề quá mức.

Ở mỗi bữa ăn, bạn có thể bổ sung 50-100gr rau mầm, ăn dưới dạng salad hoặc nấu canh chua… Rau có vị hơi đắng nên cũng khá “kén” người ăn.

Cắt mí ăn rau mồng tơi được không? Toàn bộ lời giải chi tiết cùng những chỉ dẫn quan trọng trong chế độ ăn uống hậu làm đẹp đã được bài viết chia sẻ. Để có một kết quả thẩm mỹ hoàn chỉnh, bạn cũng nên chú trọng đến việc chọn lựa địa chỉ uy tín. Hãy cùng BV Kangnam trải nghiệm công nghệ cắt mắt 2 mí hiện đại top đầu hiện nay!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề cắt mí ăn rau mồng tơi được không
    Cắt mí có được ăn nước tương không? Lời khuyên từ chuyên gia

    Cắt mí có được ăn nước tương không? Lời khuyên từ chuyên gia

    Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Nhiều người thắc mắc liệu có nên ăn nước tương sau khi cắt mí hay không. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, việc ăn nước tương có thể gây sẹo lồi và khiến vết thương bị loang lổ trầm trọng hơn, do đó không nên ăn sau khi phẫu thuật. Ngoài nước tương, việc ăn

    Cắt mí ăn mắm tôm được không? 3 Tác hại cần biết

    Cắt mí ăn mắm tôm được không? 3 Tác hại cần biết

    Cập nhật: 29/01/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Cắt mí không được ăn mắm tôm vì bạn dễ gặp phải những tác hại như: dị ứng, sẹo xấu, đau bụng, chỉ nên ăn mắm tôm sau khi vết thương đã hoàn toàn hồi phục – Chia sẻ từ bác sĩ Tạ Thanh Hải (Chuyên khoa Thẩm mỹ mắt, Bệnh viện Kangnam). Cùng với

    Cắt mí uống nước cam được không, lỡ uống rồi có sao không

    Cắt mí uống nước cam được không, lỡ uống rồi có sao không

    Cập nhật: 29/01/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Uống nước cam được không sau khi cắt mí? Các chuyên gia khuyên rằng bạn có thể bổ sung nước cam để tăng cường sức đề kháng và giúp mí mắt lành nhanh sau phẫu thuật cắt mí. Tuy nhiên, bạn nên giới hạn uống tối đa 400ml mỗi ngày và thay đổi khẩu vị

    Cắt mí uống sữa đậu nành được không? Bí kíp chăm sóc tốt

    Cắt mí uống sữa đậu nành được không? Bí kíp chăm sóc tốt

    Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Cắt mí uống sữa đậu nành được không? Câu trả lời là có. Vì sữa đậu nành cung cấp nhiều protein giúp mí mau chóng hồi phục. Trong đó còn chứa enzyme, vitamin, chất chống oxy hóa… tốt cho làn da. Bạn chỉ nên uống 1 cốc sữa đậu/ngày và chú trọng tuân thủ chế

    Cắt mí ăn thịt dê được không? – Sự thật ít người biết

    Cắt mí ăn thịt dê được không? – Sự thật ít người biết

    Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Có nên ăn thịt dê sau khi cắt mí không? Không nên. Thịt dê có tính nóng và chứa nhiều sắt, dễ gây mưng mủ vết thương và tăng tình trạng bầm tím. Tránh ăn thịt dê trong 3-4 tuần và hạn chế một số món khác như hải sản, thịt bò, đồ nếp. Việc

    Cắt mí ăn ốc được không? Cần kiêng ăn ốc trong bao lâu?

    Cắt mí ăn ốc được không? Cần kiêng ăn ốc trong bao lâu?

    Cập nhật: 27/03/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Cắt mí ăn ốc được không? Bác sĩ khuyến cáo không được ăn vì ốc là món ăn tanh, tính hàn nên dễ gây đau nhức và dị ứng, mí mắt khó lành. Bạn cần kiêng ốc trong vòng 1-2 tháng, đồng thời nên kiêng các loại hải sản khác như: ngao, cua, cá… I-

    icon