Cắt mí có được ăn mì tôm không? 4 rủi ro bạn nên biết

Cắt mí là một phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến, tuy nhiên sau quá trình phẫu thuật cần phải chú ý đến việc ăn uống để tránh gây hại cho vết thương. Bác sĩ Dr. Mark Nguyễn (Chuyên khoa Thẩm mỹ Mắt, Bệnh viện Kangnam) cảnh báo rằng, ăn mì tôm sau khi cắt mí là không nên, bởi đây là thực phẩm dễ gây nóng trong, ít dinh dưỡng và khi ăn sẽ làm hơi nước bám vào vết thương, tăng nguy cơ sẹo cao.

I- Cắt mí có được ăn mì tôm không?

Việc ăn mì tôm sau khi cắt mí trở thành chủ đề được khá nhiều người quan tâm và có hàng loạt các ý kiến trái chiều nhau. Hãy cùng theo dõi lời giải đáp chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam:

1- Cắt mí có được ăn mì tôm không? – BS. PTTM Dr. Mark Nguyễn trả lời

Khách hàng mới thực hiện cắt mí mắt xong không nên ăn mì tôm để đảm bảo vết thương được hồi phục ổn định, hạn chế các phản ứng phụ ngoài ý muốn.

Thay vào đó, bạn nên ăn cháo/súp trong những ngày đầu tiên vừa cắt mí, đồng thời ưu tiên những món dễ tiêu hóa, mềm, không dai cứng và đủ chất dinh dưỡng.

Cắt mí có được ăn mì tôm không?

Không nên ăn mì tôm sau khi cắt mí mắt

Xem Thêm : Cắt mí có được ăn nước tương không? Lời khuyên từ chuyên gia

2- Vết thương hở ăn mỳ gói được không? – 4 Lý do không nên ăn

Để hiểu rõ tại sao mì tôm không phải là thực phẩm tốt cho người mới cắt mắt 2 mí, bạn cần biết đến 4 lý do sau đây:

Mì tôm gây nóng, ngứa

Các gia vị trong mì tôm thường mặn và cay, nên dễ khiến cơ thể bị nóng hơn bình thường. Điều đó dẫn tới việc cản trở sự lành thương ở mí mắt, vùng da xung quanh khó tránh khỏi mưng mủ, ngứa, tấy rát.

Đặc biệt, khi bạn nấu mì tôm cùng với những món giàu natri như xúc xích ăn liền, thịt, chả đông lạnh… hay thêm ớt, sa tế, hạt tiêu… thì vết thương càng khó lành hơn. Quá trình tái tạo tế bào mới trở nên chậm chạp, kéo theo tỷ lệ nhiễm trùng cao.

Không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hồi phục

Ước tính trong mỗi tô mì chứa khoảng 10g chất béo, 4g protein và 27g carbohydrate. Như vậy, các thành phần dinh dưỡng là khá thấp, thậm chí là không đáng kể so với mức tiêu chuẩn cần thiết.

Hơn nữa, thời gian cơ thể tiêu thụ hết lượng mì tôm nạp vào là tương đối lâu (4-6 tiếng đồng hồ) nên đây không phải là một món ăn có ích cho khẩu phần dinh dưỡng của bạn.

Việc cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng để “xử lý” mì tôm sẽ khiến quá trình chữa lành trên mí mắt chậm hơn, các mô mới phải mất thời gian dài mới có thể hình thành.

Hơi nước bám vào mắt

Ăn mì tôm khó tránh khỏi bị dính hơi nước nóng vào mắt, dễ dẫn tới tình trạng sưng đau và chảy dịch tại miệng vết khâu. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nếp mí chậm lành hơn bình thường.

Bởi vậy mà các bác sĩ cũng khuyến cáo bạn không nên xông hơi sau khi vừa cắt mí mắt để đảm bảo kết quả ổn định.

Có thành phần gây sẹo xấu

Mì tôm được xếp vào nhóm thực phẩm giàu natri, hàm lượng cao trong các gói muối, bột ớt, gói mỡ… Vì vậy, mì tôm cũng có thể trở thành tác nhân gây sẹo lồi sau cắt mí, làm cho đôi mắt kém tự nhiên, mất thẩm mỹ.

Hàm lượng mỡ cao trong tô mì còn tiềm ẩn những nguy hại cho hệ tuần hoàn, làm giảm chất lượng máu khiến vết cắt mí khó đóng vảy. Tình trạng đó kéo dài sẽ gia tăng nguy cơ bị sẹo xấu.

Mì tôm không tốt cho mí mắt

Mì tôm không tốt cho mí mắt

Cắt mí sẹo tàng hình – Giải pháp cho đôi mắt long lanh

đăng ký ngay

Xem Thêm : Giải mã bí ẩn: Cắt mí có được ăn thịt ngan không?

II- Lỡ ăn mì tôm ngay sau khi cắt mí có sao không?

Trong trường hợp bạn lỡ ăn mì tôm sau khi cắt mí với một lượng nhỏ, cơ thể sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, bạn cần liên tục theo dõi các phản ứng xảy ra để kịp thời xử lý.

Với những người có cơ địa dữ hay nhạy cảm, vô tình ăn nhiều mì tôm sau tiểu phẫu cắt mí, bạn sẽ rất dễ gặp phải những triệu chứng: ửng đỏ, sưng nề, ngứa ngáy, đau tấy… trên mí mắt.

Khi gặp các dấu hiệu lạ, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và khắc phục kịp thời. Căn cứ vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm hay giảm đau sao cho phù hợp.

Trong thời gian điều trị các biến chứng, khách hàng phải tuyệt đối cẩn thận khi ăn uống và sinh hoạt để tránh làm tổn hại đến mí mắt, đảm bảo kết quả thẩm mỹ hoàn hảo.

Xem ngay: Chia sẻ về Mắt trái giật theo giờ vì sao được để ý như vậy

Đến gặp bác sĩ kiểm tra nếu có dấu hiệu bất thường sau khi ăn mì tôm

Đến gặp bác sĩ kiểm tra nếu có dấu hiệu bất thường sau khi ăn mì tôm

III- Cắt mí kiêng mì tôm bao lâu?

Thường thì sau khoảng 5 đến 7 ngày, vết cắt mí sẽ hồi phục và liền lại. Khoảng 3-4 tuần sau, vết cắt sẽ lành hoàn toàn và hình thành nếp mí đẹp. Trong thời gian này, các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo bạn cần tránh ăn mì tôm trong khoảng 1 tháng sau cắt mí để vết thương có thể hồi phục hoàn toàn và da non có thể phát triển, tạo nếp mí đẹp.

Tuy nhiên, thời gian kiêng ăn mì tôm có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết cắt và sự phục hồi của mỗi người. Ngoài mì tôm, bạn cũng nên tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và muối để đảm bảo quá trình hồi phục tốt nhất cho vết cắt.

IV- Hậu quả của việc chủ quan khi ăn mì tôm

Cùng với thắc mắc Cắt mí có được ăn mì tôm không?, nhiều tín đồ làm đẹp cũng băn khoăn không rõ về những hậu quả nếu ăn mì tôm sẽ thế nào. Dưới đây là câu trả lời chi tiết:

1- Vết thương chảy dịch nhiều

Trong quá trình tiêu hóa mì tôm, huyết áp dễ bị tăng cao do lượng natri và chất béo được nạp vào khá nhiều. Tốc độ lưu chuyển máu cùng dịch huyết tương qua vị trí cắt mí cũng được đẩy mạnh, dẫn tới chảy chất lỏng màu vàng trên miệng vết thương.

Nếu tình trạng chảy dịch kéo dài liên tục trong vài ngày, đường khâu trên mí mắt sẽ phải đối diện với nguy cơ nhiễm trùng, sưng nề và đau nhức.

2- Thời gian hồi phục lâu hơn

Thời gian hồi phục trung bình sau cắt mí thường là 7-10 ngày. Nếu bạn ăn nhiều mì tôm ngay sau thủ thuật, nếp mí có thể mất tới 1-2 tháng để lành lại, hơn nữa còn xuất hiện vết sẹo xấu.

Vì vậy, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức để chăm sóc nếp mí, việc hồi phục cũng tương đối khó khăn.

3- Làm tăng nguy cơ mẩn ngứa và nổi nhiều mụn

Mì tôm có tính nóng, dễ gây ngứa ngáy, mưng mủ hay nổi mẩn, mụn nhọt xung quanh nếp mí. Bạn vẫn nên ưu tiên lựa chọn các món ăn thanh đạm để hạn chế tổn thương làn da.

4- Ảnh hưởng đến kết quả cắt mí

Có thể thấy rằng, ăn mì tôm gây ra viêm nhiễm và sẹo xấu cho mí mắt, nên đây là món ăn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sửa mí. Bạn sẽ khó sở hữu được đôi mắt 2 mí thanh thoát tự nhiên.

Xem ngay: Nháy mắt phải là điềm gì theo tâm linh, điềm lành hay giữ?

Mì tôm gây ảnh hưởng tiêu cực đến mí mắt

Mì tôm gây ảnh hưởng tiêu cực đến mí mắt

V- Cắt mí bao lâu thì ăn được mì tôm?

Theo bác sĩ Tạ Thanh Hải: Cắt mí sau khoảng 1 tháng, khách hàng có thể ăn mì tôm, nhưng bạn cũng không nên lạm dụng quá mức để đảm bảo an toàn cho mình.

Với những khách hàng có cơ địa lành và khả năng hồi phục nhanh chóng, bạn có thể ăn mì tôm sau 3 tuần cắt mí mắt, khi mô sẹo đã liền lại và không còn các dấu hiệu sưng đau.

Trước khi ngừng ăn kiêng, bạn hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ phẫu thuật nhằm đưa ra quyết định đúng đắn, tránh vội vàng khiến cho hiệu quả thẩm mỹ giảm.

VI- Cách chăm sóc sau cắt mí đảm bảo nếp mí mau lành

Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian lành thương cũng như đảm bảo kết quả chỉnh mí đẹp như kỳ vọng, hãy lưu lại cẩm nang chăm sóc hậu phẫu sau đây:

1- Ngoài mì tôm cần kiêng thêm gì?

Không chỉ cần kiêng mì tôm sau cắt sửa mí, bạn còn phải tạm tránh xa một số món ăn dễ gây tổn hại cho vết thương như:

Hải sản: gây ngứa ngáy, dị ứng, phát ban xung quanh đường cắt mí.

Thịt bò, rau muống: tăng sinh collagen, làm cho mô sẹo sưng lên và ảnh hưởng tới form dáng mí mắt.

Đồ ăn cay: dễ gây xuất huyết và chảy dịch tại miệng vết thương, nếp mí lâu lành.

Thịt gà, đồ nếp: tăng nguy cơ viêm nhiễm và mưng mủ, mí mắt không thể lành lại nhanh.

Rượu bia: tăng khả năng chảy dịch, bầm tím và sưng nề quanh mắt.

Kiêng ăn cẩn thận sau khi cắt sửa mí

Kiêng ăn cẩn thận sau khi cắt sửa mí

Xem Thêm : Cắt mí mắt ăn hột vịt lộn được không: Những nguy hiểm tiềm ẩn

2- Cách vệ sinh vết thương cắt mí

Việc giữ gìn vệ sinh quanh nếp mí vừa mới cắt sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiễm khuẩn và góp phần thúc đẩy sự chữa lành vết thương.

Cách vệ sinh rất đơn giản, bạn dùng bông mềm và nước muối ấm để lau quanh đường chỉ khâu, thực hiện 2-3 lần/ ngày. Sau mỗi lần lau rửa, hãy dùng miếng bông khô để thấm nước, giữ cho vết thương luôn khô thoáng.

Cùng với việc làm sạch nếp mí, bạn có thể kết hợp chườm đá trong 1-2 ngày đầu tiên để giảm sưng đau.

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ CẮT MÍ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

3- Che chắn cẩn thận vùng mắt khi ra đường

Trước khi ra ngoài, bạn nên đeo kính và che chắn vùng mắt kỹ lưỡng để hạn chế bám bụi, vi khuẩn, khí độc hại… Vùng da vừa cắt mí tương đối nhạy cảm nên dễ tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài môi trường.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết trong vòng 3-5 ngày đầu tiên sau phẫu thuật.

4- Hạn chế trang điểm trong thời gian hồi phục

Phấn trang điểm cũng có thể là một tác nhân khiến mí mắt bị viêm sưng và đau nhức, bởi thành phần hóa chất trong đó sẽ gây tổn thương các mô mềm.

Thêm nữa, việc dùng nước tẩy trang cũng dễ làm cho nếp mí viêm loét, chảy máu kèm theo sưng đỏ. Bạn cần kiêng makeup trong tối thiểu 2 tuần để bảo vệ vùng da quanh mắt khỏi hư hại.

Kiêng khem theo chỉ dẫn để sở hữu mí mắt đẹp

Kiêng khem theo chỉ dẫn để sở hữu mí mắt đẹp

Cắt mí 6D Kangnam - Hồi phục nhanh, không cần kiêng dài lâu

Cắt mí 6D Kangnam – Hồi phục nhanh, không cần kiêng ăn dài lâu

Cắt mí có được ăn mì tôm không? Câu trả lời đã được Kangnam giải đáp và chia sẻ một số kiến thức chăm sóc đúng cách. Bạn không được chủ quan khi dưỡng thương và phải luôn chú ý tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Cắt mí có ăn được mì tôm không
    Cắt mí có ăn được thịt vịt không? Những lưu ý quan trọng

    Cắt mí có ăn được thịt vịt không? Những lưu ý quan trọng

    Cắt mí có ăn được thịt vịt không? Nếu là tín đồ của loại thực phẩm này, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ lỡ những thông tin được đề cập trong bài viết dưới đây. Hãy bỏ túi ngay các bí quyết chăm sóc mí mắt hậu phẫu đúng đắn nhất nhé! I/ Cắt

    Cắt mí ăn rau mồng tơi được không? 7 Loại rau tăng tốc hồi phục

    Cắt mí ăn rau mồng tơi được không? 7 Loại rau tăng tốc hồi phục

    Cắt mí ăn rau mồng tơi được vì đây là thực phẩm cung cấp vitamin A, vitamin C và nhiều khoáng chất tốt cho sự lành thương giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm 7 loại rau cực bổ dưỡng đó là rau ngót,

    Cắt mí mắt có ăn yến được không? – Lý giải chi tiết

    Cắt mí mắt có ăn yến được không? – Lý giải chi tiết

    Cắt mí mắt có ăn yến được không? Những ai là “fan cứng” của món bổ dưỡng này chắc hẳn đang rất băn khoăn lo lắng. Để có quyết định đúng cho khẩu phần ăn sau phẫu, bạn hãy theo dõi những thông tin chi tiết được tổng hợp dưới đây. 1/ Cắt mí mắt

    Cắt mí có được ăn cá không? thành phần dưỡng chất có trong cá

    Cắt mí có được ăn cá không? thành phần dưỡng chất có trong cá

    Bác sĩ Dr Mark Nguyễn tại BVTM Kangnam cho biết, sau khi cắt mí, bạn có thể ăn cá bởi nó là thực phẩm giàu đạm, cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất giúp vết thương phục hồi và tái tạo tế bào da nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn những loại

    Cắt mí mắt có được ăn chuối không? Cần lưu ý điều gì?

    Cắt mí mắt có được ăn chuối không? Cần lưu ý điều gì?

    Cắt mí mắt hoàn toàn có thể ăn chuối được, nhưng bạn chỉ nên tiêu thụ với một mức độ vừa phải và cần chú ý không nên ăn khi đói hoặc kết hợp cùng sữa tươi. Hãy bổ sung thêm những loại quả như bơ, dâu tây, việt quất… để thúc đẩy tốc độ

    Cắt mí ăn măng được không? Những thực phẩm cần bổ sung

    Cắt mí ăn măng được không? Những thực phẩm cần bổ sung

    Theo Bác sĩ Hồ Ngọc Trung – Chuyên khoa Phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam giải đáp sau cắt mí không nên ăn măng, vì măng có chứa nhiều độc tố, điển hình là glucozit dễ gây ngộ độc với người ăn, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và khiến

    icon