Nâng mũi cấu trúc sẽ không bị tụt sụn nếu khách hàng thực hiện ở cơ sở uy tín và biết cách chăm sóc hậu phẫu chuẩn, theo chia sẻ từ Bác sĩ PTTM Dr. Louis Trương – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam. Trường hợp lộ sụn có thể là do tay nghề bác sĩ kém, sụn đệm quá cao và dài hoặc bị va đập mạnh sau khi nâng mũi. Một số dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm: da đầu mũi căng, chóp mũi chìa nhọn và sờ thấy cục cứng trên mũi.
Bác sĩ PTTM Dr. Louis Trương – Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam chia sẻ: “Sau khi nâng mũi cấu trúc, tụt sụn có thể xảy ra nếu khách hàng không tuân thủ đúng quy trình nâng mũi cấu trúc hoặc trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật.
Những khách hàng thực hiện nâng mũi cấu trúc đúng quy trình và kiêng khem đúng chỉ dẫn sẽ rất ít bị tụt sụn, tỷ lệ dưới 2%. Bác sĩ đa phần dùng sụn nhân tạo đệm sống mũi và kết hợp sụn tự thân để nâng đỡ phần đầu, giúp mũi có độ bền cao.”
Biến chứng tụt sụn thường xảy ra khá nhanh, sau khoảng 2-3 ngày phẫu thuật và gây ra nhiều phản ứng nghiêm trọng khác. Nếu kéo dài lâu hơn, form mũi dần biến dạng, gây nhiều đau đớn. Việc đến các cơ sở uy tín để thực hiện nâng mũi cấu trúc sẽ giảm thiểu rủi ro và giúp mũi lành nhanh sau khi chỉnh sửa mà không lộ sẹo.
Không phải trường hợp nào nâng mũi cũng bị tụt sụn
Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
Xem Thêm : Nâng mũi cấu trúc 4D kết hợp mài gồ, chỉnh xương – Công nghệ nâng mũi chỉnh xương thế hệ mới nhất
Nguyên nhân mũi bị tụt sụn có thể là do bác sĩ thiếu kinh nghiệm, sụn nâng không chuẩn, công nghệ lạc hậu hay khách hàng không chăm sóc tốt sau phẫu thuật.
• Bác sĩ thiếu kinh nghiệm và chuyên môn
Tay nghề bác sĩ quá yếu kém sẽ dẫn tới: bóc tách khoang mũi gây xâm lấn, đặt sụn sai lệch, kỹ thuật khâu không đúng… khiến sụn mũi dễ tụt ra ngoài.
Hơn nữa, bác sĩ không đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn sẽ không biết cách tư vấn loại sụn phù hợp với khách hàng, dễ gây ra nhiều biến chứng khi cấy ghép.
Các bác sĩ kém thường gặp phải ở thương hiệu thẩm mỹ không có uy tín hay vị thế trên thị trường, chi phí dịch vụ siêu rẻ.
• Sụn nâng quá dày/ cứng/ dài
Việc chọn sụn cấy ghép quá dày hoặc dài sẽ làm da đầu mũi co kéo mạnh. Đặc biệt với những người có làn da đầu mũi mỏng yếu càng dễ bị tụt sụn và có nguy cơ cao bị thủng mũi.
Bên cạnh đó, sụn nâng nhân tạo kém được làm từ vật liệu kém an toàn sẽ gây nên phản ứng tự đào thải do không thể thích nghi với cơ địa, dần dần khiến mũi bị biến dạng và lộ sụn.
Cấy sụn không phù hợp làm lộ sống mũi và kéo căng da
Xem Thêm : Nâng mũi cấu trúc bao lâu lành hẳn: Những yếu tố quan trọng
• Công nghệ nâng mũi cấu trúc kém hiện đại
Yếu tố công nghệ cũng tác động đến kết quả chỉnh sửa và phản ứng sau nâng mũi. Nếu khách hàng phẫu thuật không được sự trợ giúp của các máy móc thiết bị hiện đại, tỷ lệ rủi ro sẽ cao. Hơn nữa, công nghệ cũ còn làm cho phạm vi thương tổn lớn và khó giữ được cấu trúc mũi ổn định.
• Khách hàng bị chấn thương mũi do vận động mạnh
Dáng mũi vừa nâng tương đối yếu và sụn chưa liên kết với mô mũi, bởi vậy nên rất dễ lệch vẹo hay xê dịch nếu có tác động lực vào mũi.
Nếu khách hàng không chú ý chăm sóc mũi cẩn thận, tham gia thể thao hoặc vận động quá mạnh trong vòng 7 ngày sau nâng thì tình trạng tụt sụn xảy ra là điều khó tránh.
Xem thêm: Nhảy mũi (hắt xì hơi) theo ngày giờ, 1, 2, 3 cái là điềm báo gì?
Vận động mạnh có thể gây biến chứng mũi
Dấu hiệu chính để nhận biết mũi tụt sụn sau khi nâng mũi là mũi bị hẹp và thụt lại, đặc biệt là ở khu vực đỉnh mũi có cục sần nổi lên.
– Khu vực đầu của mũi có dấu hiệu sưng, bị sưng phồng, và màu sắc đỏ. Cảm giác bị kích thích, nóng hơn so với phần da khác chính là dấu hiệu lộ sụn đầu mũi.
– Sụn nâng được thấy ở đầu mũi có vết hằn.
– Dáng mũi trở nên không ổn định, mất tính chắc chắn và trở nên mềm mỏng.
– Phần đầu mũi bị dài nhọn, hơi cứng và sờ thấy nốt sần
– Mũi không đối xứng, sống mũi nghiêng, mũi lệch vẹo
– Mũi bị bóng đỏ, bầm tím, lộ sụn khi nhìn dưới ánh đèn
– Thủng chóp mũi, sụn bị lộ rõ hẳn ra ngoài.
Nếu bạn cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của mũi tụt sụn sau khi phẫu thuật, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình để được tư vấn và kiểm tra lại.
Căn cứ vào từng tình trạng lộ sụn của mũi, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị bằng cách nắn chỉnh lại vị trí sụn hoặc tiến hành giải phẫu để tháo bỏ sụn. Trên thực tế, quá trình khắc phục tụt sụn mũi khá phức tạp và đòi hỏi nhiều khâu kết hợp như xử lý vùng viêm, loại bỏ mô hư hỏng, điều chỉnh cấu trúc mũi.
Khi trở về nhà, khách hàng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc tiêu viêm theo kê đơn, đồng thời tuân thủ chế độ chăm sóc tại nhà để mũi mau chóng hồi phục.
Đa phần khách hàng đều cần phải chờ đợi sau khoảng 3-6 tháng sau điều trị mới có thể cấy ghép sụn mới, tùy vào tốc độ hồi phục của mỗi người.
Những trường hợp nâng mũi sửa lại thường được chỉ định dùng 100% sụn tự thân (sụn sườn) nhằm mang đến kết quả hoàn chỉnh.
Khách hàng cần hết sức cẩn thận khi chọn lựa địa chỉ sửa mũi, tránh phải can thiệp quá nhiều lần khiến vùng mũi bị tổn thương nghiêm trọng.
Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay chọn nơi uy tín để khắc phục nâng mũi bị tụt sụn, hãy kết nối ngay với bệnh viện Kangnam để gặp gỡ bác sĩ chuyên khoa “bậc thầy” trong làng thẩm mỹ, trải nghiệm công nghệ – kỹ thuật nâng mũi tiên tiến chuẩn Hàn và những dịch vụ chăm sóc tuyệt vời.
Nâng mũi an toàn, không lộ sụn
Sở hữu dáng mũi cao chuẩn Hàn, nhẹ nhàng, không biến chứng
Hồi phục nhanh chóng chỉ sau 7 ngày kể từ khi nâng mũi
“Giải cứu” mũi hỏng, tụt sụn, trụ mũi lệch nhanh chóng tại Kangnam
Cùng Kangnam sửa mũi cấu trúc chuẩn đẹp, tự nhiên và cuốn hút 360 độ
Vấn đề Nâng mũi cấu trúc có bị tụt sụn không? đã được bác sĩ Kangnam lý giải, cùng với đó là những thông tin hữu ích giúp bạn nhận biết kịp thời và chữa trị đúng cách. Trước khi nâng mũi, đừng quên chọn cho mình một điểm dừng chân đáng tin cậy để phòng ngừa tối đa biến chứng xấu.
VnExpress Sức khỏe: “Những biến chứng khi nâng mũi cấu trúc”
Vietnamnet: “Nâng mũi cấu trúc và những biến chứng muộn”
davisrhinoplasty: “Structural vs. Excisional Rhinoplasty & Cartilage Preservation”
Dr Shahidi: “Structured Rhinoplasty Surgery”
Edelstein Cosmetic: “Structural And Excisional Nose”
NCBI: “Risks and complications in rhinoplasty”