Cùng nâng mũi nhưng mũi bạn không được cao như những người khác, ngược lại nâng mũi xong bị thấp, dáng mũi không đẹp? Bạn thắc mắc lý do vì sao? Lời giải thích chính xác nhất cho thắc mắc của bạn nằm ở đây, ĐỌC NGAY!
Bác sĩ Harvey Nguyễn chỉ rõ 5 trường hợp mũi bị thấp sau khi nâng:
Sau khi nâng, mũi thường có hiện tượng sưng nề, bầm tím trong vài tuần đầu sau phẫu thuật. Dáng mũi có thể thay đổi nhẹ theo thời gian khi sưng nề giảm dần và giai đoạn đầu cảm giác mũi hơi thấp do sưng nề che khuất phần sống mũi.(1)
Khi đó, khách hàng nên kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi hết sưng nề hoàn toàn (thường từ 3-6 tháng) để đánh giá chính xác dáng mũi. Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ. Nếu sau 6 tháng mà mũi vẫn thấp, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh.
Một số người có đặc điểm da mũi mỏng, sụn mũi yếu, thiếu độ đàn hồi và dáng mũi bị thấp tẹt bẩm sinh khó nâng được sống mũi lên cao. Mặc dù da mũi mỏng vẫn có thể nâng sống mũi. Tuy nhiên, những người da mũi mỏng lại không thích hợp để làm mũi cao. Bởi vì, nguy cơ xuất hiện các biến chứng sau thẩm mỹ vô cùng lớn.
Các biến chứng thường gặp nhất là bị bóng đỏ đầu mũi, đầu mũi bị thủng, lộ sụn và tụt sụn làm thấp mũi. Những biến chứng này xảy ra là do bác sĩ buộc phải dùng đến các loại sụn cứng và cao để nâng mũi cho bạn.
Vì vậy, trong trường hợp bạn có da mũi mỏng, đừng chạy theo trào lưu mà nâng mũi quá cao. Thay vào đó, hãy luôn chủ động lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để có được chiếc mũi phù hợp nhất. Bác sĩ thường tư vấn lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp với cơ địa, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Có thể sử dụng sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi. Kỹ thuật bóc tách cần thực hiện tỉ mỉ để hạn chế tổn thương da và mô mềm.
Một ca nâng mũi xong bị thấp có thể hậu quả của việc chọn bác sĩ phẫu thuật trình độ thấp và ít kinh nghiệm. Bạn biết đấy, 70% chất lượng dịch vụ thẩm mỹ phụ thuộc vào trình độ, kỹ thuật thực hiện của bác sĩ. Một số biến chứng khác khi bác sĩ phẫu thuật tay nghề kém là dáng mũi không cân đối, lệch sang một bên, sống mũi gồ ghề, lồi lõm, đầu mũi to thô, mũi bị để lại sẹo sau thẩm mỹ.
Để phòng tránh các hậu quả khi thực hiện nâng mũi bởi một bác sĩ thiếu uy tín, khách hàng nên cân nhắc lựa chọn kỹ bác sĩ thẩm mỹ có chuyên môn cao để sửa mũi. Bác sĩ giỏi sẽ đánh giá tình trạng mũi và đưa ra phương án sửa phù hợp.
Một số trường hợp mũi gặp biến chứng tụt sụn sau nâng mũi, có biểu hiện là sống mũi mềm, sụn có thể di chuyển khi ấn vào, đầu mũi bóng đỏ và hơi đau nhức sẽ khiến mũi trở nên thấp hơn so với ban đầu.
Đối với biến chứng tụt sụn mũi, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được xử lý, bác sĩ sẽ loại bỏ sụn bị tụt và thay thế bằng sụn mới. Trong một số trường hợp sẽ cần kết hợp thêm với các kỹ thuật khác để chỉnh sửa toàn diện dáng mũi.
Có khá nhiều người khi liên tiếp sửa mũi nhiều lần thì phát hiện tình trạng nâng mũi xong bị thấp. Họ nghĩ rằng càng sửa nhiều sẽ càng có được dáng mũi đẹp nhất. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm mà bạn cần tránh mắc phải. Mũi sửa quá nhiều lần có thể gặp hiện tượng biến dạng, sẹo lõm chằng chịt, da mũi mỏng, sụn mũi yếu dần làm ảnh hưởng đến chức năng và tính thẩm mỹ, khiến sống mũi có vẻ thấp đi.
Tùy vào mức độ biến dạng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp. Có thể cần thực hiện nhiều ca phẫu thuật để phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho mũi.
Chi phí sửa lại dáng mũi thấp dao động từ 15.000.000 – 98.000.000 VNĐ trên thị trường. Giá dịch vụ sửa lại mũi sẽ tùy thuộc khá nhiều vào mức độ nghiêm trọng và các biến chứng trong quá khứ. Các bác sĩ cần phải dùng đến các kỹ thuật mới hơn và tiên tiến hơn để có thể sửa lại các vấn đề ở mũi.
Ngoài ra, giá dịch vụ sửa lại còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: cơ sở thẩm mỹ, các loại sụn được dùng hay thời điểm bạn chọn sửa lại mũi…
– Yếu tố cơ sở thẩm mỹ: Khi bạn lựa chọn sửa lại tình trạng nâng mũi xong bị thấp ở cơ sở thẩm mỹ lớn, uy tín thì chi phí sẽ cao hơn. Nơi uy tín thường có cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị hỗ trợ hiện đại. Do đó, đây cũng sẽ là lý do làm cho giá dịch vụ cao hơn các cơ sở khác.
– Loại sụn được dùng cho mũi: Hiện có khá nhiều loại sụn được dùng trong nâng mũi và mức giá cũng có sự chênh lệch nhất định. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của dịch vụ sửa lại mũi.
– Thời điểm bạn quyết định sửa mũi: Đại đa số các cơ sở thẩm mỹ luôn có các ưu đãi hấp dẫn. Nếu như bạn lựa chọn sửa lại mũi vào những dịp này sẽ có thể tiết kiệm được ngân sách của mình.
Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam là cơ sở thẩm mỹ cung cấp các dịch vụ chỉnh hình mũi chất lượng hàng đầu. Bệnh viện với một đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, chuyên gia tài năng, nhiều kinh nghiệm cùng với các cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn 5*. Đảm bảo mang đến hiệu quả thẩm mỹ hoàn hảo nhất cho khách hàng.
Để mũi nhanh vào form và hồi phục ổn định sau phẫu thuật, khách hàng cần lưu ý cách chăm sóc sau đây:
– Vệ sinh vết mổ là bước quan trọng nhất để đảm bảo an toàn và giúp mũi mau lành. Nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, tránh dùng nước máy hoặc các dung dịch sát khuẩn khác. Sau khi vệ sinh, dùng bông mềm thấm khô vùng da xung quanh mũi.(2)
– Sưng tấy là hiện tượng bình thường sau khi nâng mũi. Để giảm sưng tấy, bạn có thể chườm đá lạnh trong 2-3 ngày đầu sau phẫu thuật. Nên chườm đá trong 15-20 phút mỗi lần, mỗi ngày chườm 3-4 lần. Sau 3 ngày, bạn có thể chuyển sang chườm ấm vùng mũi để giảm bầm tím.
– Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, A, E để giúp vết thương vùng mũi mau lành.
– Uống nhiều nước lọc để thanh lọc cơ thể và giảm sưng tấy cho vùng mũi.
– Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, đồ nếp, thịt bò, hải sản trong 1 tháng đầu sau khi thực hiện nâng mũi.
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
– Nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong 2-3 ngày đầu sau phẫu thuật nâng mũi
– Hạn chế vận động mạnh, tập thể dục nặng trong 1 tháng đầu sau phẫu thuật để tránh va chạm mạnh vào mũi.
– Nên đeo kính râm khi ra ngoài trời để tránh ánh nắng mặt trời tác động đến mũi.
– Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng hồi phục của mũi. Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình lành thương và đưa ra các hướng dẫn chăm sóc phù hợp.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Bạn nên nhớ rằng, nâng mũi xong bị thấp hoàn toàn không phải biến chứng của dịch vụ thẩm mỹ nâng mũi. Điều tuyệt vời hơn đó là bạn có thể khắc phục được điều này trong tương lai.
1. Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/huong-dan-cham-soc-sau-phau-thuat-nang-mui/
2. Nâng mũi gom lại có thấp không?
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nang-mui-gom-lai-co-thap-khong.html
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×