Những hiện tượng sau khi nâng mũi khiến mọi người đều mang diện mạo khá kém duyên. Nhưng điều này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sẽ sớm trả lại một nhan sắc như ý. Vì vậy, BVTM Kangnam khuyên bạn nên tìm hiểu chi tiết để có thể xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp.
Sau khi nâng mũi, có thể gặp các hiện tượng phổ biến như đau nhức và cảm giác nặng mũi, xuất hiện vết sưng và tím bầm quanh mũi, mũi bị chảy dịch, cảm giác khó thở và ngạt mũi, đầu mũi trở lên to hơn. Đây là những phản ứng tự nhiên của cơ thể và thường sẽ dần giảm đi sau một khoảng thời gian. Dưới đây, chi tiết cụ thể có thể gặp những hiện tượng sau khi nâng mũi: (1)
Khi có tác động “dao kéo”, cơ thể nhận thấy đau là bình thường, bởi các dây thần kinh đã bị tác động một phần trong quá trình phẫu thuật.
Cảm giác này xuất hiện lúc thuốc tê hết tác dụng, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình và sẽ dịu đi sau khoảng 3 ngày.
Với những người có khả năng chịu đau kém, bác sĩ thường kê đơn và chỉ định dùng thuốc sao cho hợp lý để mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ thấy nặng mũi, tê đầu mũi hoặc vòm miệng vì sự dẫn truyền cảm giác của đầu dây thần kinh tại đây bị gián đoạn. Đồng thời, kéo theo sự suy giảm của vị giác, khứu giác trong khoảng 1-2 tuần.
Bác sĩ Jose Nguyễn (BVTM Kangnam) cho rằng: Sưng và bầm không phải là một điều bất thường, bởi có tới hơn 95% những người sau khi chỉnh mũi đều trải qua cảm giác này.
Do trong quá trình tái cấu trúc mũi, hệ thống mao mạch máu và các tầng da bị tác động, dẫn đến xuất hiện một vài phản ứng tự nhiên. Vào khoảng 48-72 giờ đồng hồ sau khi kết thúc PT, bạn sẽ thấy chúng biểu hiện rõ rệt nhất.
Hầu hết da sẽ sưng tấy và bầm tím ở quanh mũi, 2 bên má hoặc gần mắt. Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi người sẽ phải chịu đựng trong thời gian dài hoặc ngắn với mức độ khác nhau.
Các thanh nẹp phía bên trong lỗ mũi có tác dụng giữ sự ổn định và hỗ trợ lên form chuẩn sau khi hồi phục. Nhưng bên cạnh đó, chúng cũng là nhân tố kích thích mũi tiết ra nhiều dịch nhầy hơn.
Ngoài ra, một số trường hợp còn bị chảy máu ở mức độ nhẹ, nhưng không quá nghiêm trọng và ảnh hưởng kết quả sau nâng. Vì thế, các bác sĩ sẽ đặt một miếng gạc nhỏ bên dưới mũi và bạn cần thường xuyên thay băng đúng cách để vết thương sạch sẽ.
Xem thêm: Nhảy mũi 1, 2, 3 cái [hắt xì hơi] liên tục theo ngày giờ nói lên …
Băng ép và nẹp nhựa cũng chính là nguyên nhân gây cản trở khả năng hô hấp. Vì diện tích đường dẫn khí bị thu hẹp lại nên bạn khó có thể thở như bình thường.
Hơn nữa, một phần là do lớp niêm mạc bị mất cảm giác tạm thời nên sinh ra cảm giác bị nghẹt. Điều này thường thấy ở 70% những người sau khi phẫu thuật chỉnh mũi.
Đây được cho là một vấn đề gây nên khó chịu nhất trong giai đoạn sau phẫu, kéo dài khoảng 7 ngày đầu tiên.
Thế nên, khi các thanh nẹp này được tháo ra, mũi sẽ trở nên thông thoáng và giảm thiểu cảm giác bí bách, ngạt khí.
Trong quá trình phẫu thuật, sụn và xương mũi được định hình lại nên các tế bào da phải co giãn, tái tạo sao cho phù hợp với khuôn mới.
Đó cũng là lý do khiến mũi bị sưng lên, dẫn đến kích cỡ tăng thêm đáng kể. Đặc biệt, đầu mũi có cấu trúc tầng da dày hơn so với các phần còn lại nên chúng bị rộng và to ra, mất nhiều thời gian để lắng xuống.
Bạn rất có thể sẽ thấy đầu mũi bị hếch về phía trước và kém tinh tế. Thế nhưng, tình trạng này thường được cải thiện dần dần sau khoảng 3-6 tuần.
Bên cạnh những dấu hiệu phổ biến ở trên thì vẫn luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, ước tính chiếm 5-20% trong tổng số các ca nâng mũi thẩm mỹ.
Nhiễm trùng còn được gọi là một hội chứng sốc nhiễm độc, do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và làm tổn thương các tế bào mô mềm.
Tuy tỷ lệ mắc phải là khá ít, nhưng nguy cơ sẽ cao khi quá trình PT mũi không đảm bảo vệ sinh và thực hiện chăm sóc sai cách sau nâng.
Trong một số TH nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử, đặc biệt ảnh hưởng tới mắt và môi. Thậm chí, có nhiều người còn bị đổi màu ở răng cửa do mạch máu và dây thần kinh bị tổn hại ở mức độ nặng.
Một vài biểu hiện ban đầu mà bạn có thể nhận thấy là da đổi màu, chảy dịch vàng, có mùi khó chịu…
Các chuyên gia cho rằng, mũi bị bất đối xứng và lệch lạc sau khi nâng là một trong những dị tật hiếm gặp. Nguyên nhân là do sự sai sót trong phân tích, đo lường, dự đoán kết quả của bác sĩ không đạt chuẩn. Ngoài ra, các thanh nẹp không giữ ổn định chắc chắn cũng có thể gây lệch sống mũi.
Nhìn chung, điều này chủ yếu xảy ra khi bạn trao nhầm niềm tin cho một địa chỉ thẩm mỹ kém chất lượng, nơi có các bác sĩ thiếu chuyên nghiệp hay chỉ có “danh mác” giả.
Một trong những rủi ro điển hình của việc nâng mũi không chính xác và thiếu sự an toàn là lộ sống mũi, đỏ đầu mũi. Tình trạng này thường thấy ở những người độn mũi quá cao, trong khi vùng da tại vị trí này lại quá mỏng. Điều đó khiến cho da không đủ khả năng co giãn và đàn hồi để thích ứng với sự thay đổi của cấu trúc bên trong.
Khi đó, các tầng da không chịu được sức căng sẽ khiến mũi bị dị dạng và mất đi dáng vẻ tự nhiên như kỳ vọng.
Vậy nên, trước khi thực hiện chỉnh sửa dáng mũi, các bác sĩ thường phải xác định độ nâng sao cho phù hợp để làm gương mặt cân đối và đảm bảo form chuẩn.
Hầu như tất cả các biến chứng nặng nề đều bắt đầu bằng cảm giác đau nhức, khó chịu liên tục mà không có dấu hiệu giảm. Vì thế, nếu hiện tượng này kéo dài sau 5-7 ngày chính là “chuông cảnh báo” về sự nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như dáng mũi của bạn.
Những thay đổi nhỏ ở mũi có thể tạo nên sự khác biệt lớn, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Do đó, bạn cần phải biết rõ mình nên làm gì để đảm bảo cho mũi kết quả tốt nhất sau nâng.
Các dấu hiệu liên quan đến phản ứng bình thường và tự nhiên của cơ thể sẽ xảy ra ở mức độ nhẹ, nằm trong tầm kiểm soát và không gây nguy hại.
Thế nên, việc bạn cần làm là ghi nhớ lời dặn dò của bác sĩ và tuân thủ theo đúng yêu cầu chăm sóc. Một số tips quan trọng đó là:
Chiếc mũi của bạn có thể không đau sau khi đã lành lại, nhưng nó vẫn dễ bị tổn thương nếu phải chịu bất kỳ tác động nào. Do vậy, bạn cần chú ý sinh hoạt cẩn thận để sớm “tạm biệt” những cảm giác khó chịu.
Một vài biểu hiện mặc dù gây nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục được nhờ sự bình tĩnh, sáng suốt khi đưa ra quyết định.
Cách tốt nhất để xử lý những hiện tượng này đó là gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá về tình trạng hiện tại và xác định nguyên nhân ban đầu nhằm đưa ra phương án cải thiện đúng đắn.
Với trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ, bạn sẽ được “giải cứu” bằng cách vệ sinh lại sạch sẽ, loại bỏ triệt để vi khuẩn nhờ thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm. Sau khoảng 2-4 ngày sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Còn khi bị viêm nặng, lệch hoặc lộ sống mũi, bác sĩ cần phải tháo bỏ chất liệu độn cũ để tái định hình sao cho chuẩn, có độ tương thích và hài hòa với gương mặt.
Tuy nhiên, trường hợp sửa lại mũi lần tiếp theo cần phải cách lần trước đó khoảng 6 tháng đến 1 năm để đảm bảo chắc chắn về độ an toàn.
Lưu ý nhỏ dành cho bạn đó là bất kỳ lời khuyên hay mẹo chữa trị nào trên MXH đều không tốt bằng chính bác sĩ thực hiện nâng mũi. Đó chính là lý do bạn chỉ nên tin tưởng vào một vị bác sĩ có chuyên môn.
Có thể thấy rằng, những hiện tượng sau khi nâng mũi sẽ chuyển biến tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân thực hiện. Do vậy, nếu không muốn phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực hãy chọn lựa cho mình một nơi đáng tin để gửi gắm dung mạo.
Comments are closed.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Bác sĩ cho e hỏi. Em nâng mũi được 3tuần, sống mũi bằng silicon, trụ mũi thì sử dụng sụn sườn tự thân. Sau 3 tuần gốc mũi cứ bị sưng nhẹ và có một chút dịch vàng , đầu mũi thì ko sao, nên phải lấy sống mũi ra vệ sinh và đặt vào lại, trụ mũi thì vẫn giữ nguyên, ko biết sau 3 tuần làm lau ngay như vậy có sao ko, thường thì e nghe nói phải sau 6 thành, em thấy lo lắng. Ming bác sĩ giải đáp giúp ạ. Chân thành cám ơn
Chào ieunsu, Thông thường để đánh giá kết quả của phẫu thuật nâng mũi, bạn cần phải chờ đợi một thời gian để sưng và phù giảm, và mũi hình dạng mới có thể được thấy rõ. Thời gian này có thể kéo dài từ 3-6 tháng sau phẫu thuật.
Nếu sau khi đã chờ đợi một thời gian nhất định và kết quả phẫu thuật không như mong đợi, bạn có thể cân nhắc việc sửa lại. Thời gian để sửa lại phụ thuộc vào phương pháp sửa lại được áp dụng. Nếu chỉ cần điều chỉnh nhỏ, thì thời gian để sửa lại có thể ngắn hơn so với trường hợp phải thực hiện lại toàn bộ phẫu thuật. Điều quan trọng bạn nên tìm đến bác sĩ có chuyên môn để thăm khám và quyết định có nên áp dụng các phương pháp can thiệp sau 3 tuần sửa mũi hay không.
Bác sĩ cho e hỏi mũi lệch chạy 1 bên. Mà sống giữa thẳng chưa lệch. E đã làm 1 tháng rưỡi. Mũi làm sụn tai. Vậy có thể nắn lại được không ạ
Chào bạn Nguyễn Bích, BV mời bạn qua cơ sở để được thăm khám và tư vấn phương pháp cho mình nhé ạ