Chữa cười hở lợi có nguy hiểm không? 6 biến chứng khó lường

Nhiều người phân vân giữa các phương pháp chữa cười hở lợi để mong muốn có được nụ cười đẹp hơn nhưng vẫn còn băn khoăn không biết chữa cười hở lợi có nguy hiểm không. Cười hở lợi là khuyết điểm khi cười phần nướu ở hàm trên bị lộ ra nhiều khiến nụ cười trở nên kém duyên, kém thẩm mỹ và gây ra tâm lý tự ti đối với người sở hữu. Do đó, cười hở lợi là khuyết điểm mà ai cũng muốn khắc phục.

1/ Các phương pháp chữa cười hở lợi

Chữa cười hở lợi có nguy hiểm không còn tùy thuộc phần lớn vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Có 2 phương pháp chữa cười hở lợi là phương pháp không phẫu thuật và có can thiệp phẫu thuật.

Tùy theo tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp để cải thiện tốt khuyết điểm cười hở lợi.

1.1/ Chữa cười hở lợi không phẫu thuật

Phương pháp chữa cười hở lợi không phẫu thuật có thể bao gồm niềng răng kết hợp đánh lún răng. Niềng răng giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí và đánh lún để giảm khoảng cách từ viền môi đến cổ răng, khắc phục khuyết điểm cười hở lợi.

Đây là phương pháp phù hợp với những người hở lợi do khớp cắn quá sâu, khiếm hàm trên bị trùm xuống hàm dưới, phần lợi bị kéo xuống thấp và bị lộ nhiều hơn khi cười. Nhìn chung, chữa cười hở lợi không phẫu thuật thích hợp với tình trạng cười hở lợi nhẹ, lợi chỉ hở khoảng 1 – 2mm khi cười.

Xem Thêm : Chữa cười hở lợi: 4 Phương pháp an toàn và Lưu ý cần biết

Chữa cười hở lợi không phẫu thuật

Chữa cười hở lợi không phẫu thuật bằng cách niềng răng

1.2/ Chữa cười hở lợi bằng phẫu thuật

Chữa cười hở lợi bằng phương pháp phẫu thuật cắt đường viền nướu sẽ giúp loại bỏ bớt phần lợi thừa đang bao trùm nhiều lên thân răng, làm dài thân răng hơn để cải thiện tình trạng cười hở lợi, đồng thời cân đối về kích thước của răng.

Phương pháp cắt viền nướu áp dụng cho trường hợp hở lợi nặng, phàn lợi hở quá 3mm trở lên khi cười, hoặc ngay cả khi nói chuyện. Đây là phương pháp mang đến hiệu quả cao và giúp thân răng cân đối, đều đẹp hơn.

Đối với những trường hợp cười hở lợi có liên quan đến xương hàm hô, phẫu thuật cắt bớt xương hàm và đẩy lùi vào trong sẽ được thực hiện để cải thiện tình trạng hô, cười hở lợi. Đây là phương pháp có can thiệp đến cấu trúc xương hàm trên, do đó cần thời gian hồi phục lâu dài hơn từ 2 – 4 tuần.

Chữa cười hở lợi bằng phẫu thuật

Chữa cười hở lợi bằng phẫu thuật

2/ Chữa cười hở lợi có nguy hiểm không?

Chữa cười hở lợi không phẫu thuật như niềng răng và đánh lún là những kỹ thuật khá đơn giản, hầu hết không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Chủ yếu bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha để gắn vào thân răng, không xâm lấn đến cấu trúc xương, đây là phương pháp an toàn và bạn không cần lo lắng về vấn đề biến chứng.

Còn với các phương pháp chữa cười hở lợi bằng phẫu thuật như cắt lợi, phẫu thuật xương hàm hô, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật phức tạp hơn, có can thiệp vào nướu và xương hàm. Nếu bác sĩ là người không có tay nghề cao sẽ dễ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: tụt lợi, hở bề mặt chân răng. răng bị sưng tấy, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, rối loạn khớp cắn, chảy máu kéo dài, …

Do đó, nếu bạn gặp tình trạng cười hở lợi nặng, có liên quan đến xương hàm, hãy cân nhắc lựa chọn một địa chỉ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín, có đội ngũ bác sĩ lành nghề để phòng tránh tối đa biến chứng, rủi ro.

Chữa cười hở lợi có nguy hiểm không

Chữa cười hở lợi không phẫu thuật khá an toàn và không gây hại đến sức khỏe

3/ Quy trình phẫu thuật cười hở lợi tại Kangnam

Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam là một trong những địa chỉ chữa cười hở lợi được nhiều khách hàng lựa chọn. Kangnam sở hữu nhiều phương pháp chữa cười hở lợi an toàn, từ các phương pháp không phẫu thuật cho đến có can thiệp phẫu thuật.

Các bác sĩ tại Kangnam đều có nhiều kinh nghiệm chữa thành công tình trạng cười hở lợi ở mọi mức độ cho khách hàng. Hơn nữa, Kangnam luôn sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại nhằm mang đến kết quả tốt và phòng tránh các rủi ro trong quá trình phẫu thuật cho khách hàng.

Sau đây là quy trình phẫu thuật cười hở lợi tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam:

Quy trình phẫu thuật cười hở lợi tại Kangnam

Quy trình phẫu thuật cười hở lợi tại Kangnam diễn ra an toàn, khép kín

4/ Các biến chứng phẫu thuật chữa cười hở lợi

Nhìn chung, chữa cười hở lợi có nguy hiểm không cũng còn tùy vào tay nghề bác sĩ, cách chăm sóc và cơ địa của mỗi người. Một số phương pháp phẫu thuật cười hở lợi nếu không được thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật có thể gây ra 6 biến chứng sau:

4.1/ Đau, mệt mỏi

Quá trình phẫu thuật chữa cười hở lợi không thực hiện đúng quy trình, bỏ qua những bước thăm khám quan trọng có thể ảnh hưởng nhiều đến răng. Bạn có thể gặp tình trạng răng bị sưng tấy, đau nhức, khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

4.2/ Lợi tái phát

Tình trạng tái phát sau khi phẫu thuật cười hở lợi thường do bác sĩ không chẩn đoán đúng nguyên nhân cười hở lợi. Từ đó lựa chọn phương pháp điều trị chưa hiệu quả và dẫn đến tái phát cười hở lợi.

4.3/ Sưng tấy

Khi bác sĩ thực hiện kỹ thuật không chính xác, can thiệp quá sâu vào vùng nướu, đồng thời bạn chưa biết cách chăm sóc tại nhà, dẫn đến xuất hiện tình trạng sưng tấy lâu ngày không thuyên giảm.

Sưng tấy vùng miệng ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống và khiến sức khỏe bị giảm sút nhanh chóng.

Xem Thêm : Cười hở lợi có di truyền không? 7 Nguyên nhân cần biết

Sưng tấy vùng miệng ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống

Sưng tấy vùng miệng ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống

4.4/ Chảy máu

Khi chữa cười hở lợi tại những đơn vị kém chất lượng, bác sĩ không có chuyên môn có thể xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài. Thậm chí một số trường hợp ghi nhận vết thương hở ở vùng phẫu thuật bị nhiễm trùng, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác.

4.5/ Nhiễm trùng

Những đơn vị chữa cười hở lợi không thực hiện đúng quy trình, sử dụng thiết bị y tế chưa qua khử trùng có thể gây viêm, nhiễm trùng tại vùng phẫu thuật. Điều đó không những ảnh hưởng đến kết quả điều trị mà còn tác động xấu đến sức khỏe.

4.6/ Rối loạn khớp cắn

Rối loạn khớp cắn cũng là một trong những biến chứng sau khi phẫu thuật cười hở lợi. Nguyên nhân có thể do quá trình phẫu thuật xương hàm có những sai lệch, bất cập, khiến khớp cắn bị lệch và gây rối loạn khớp cắn sau khi chữa cười hở lợi.

Rối loạn khớp cắn

Rối loạn khớp cắn sau khi chữa cười hở lợi

5/ Phẫu thuật cười hở lợi bao lâu thì lành?

Thời gian lành vết thương sau phẫu thuật cười hở lợi có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tay nghề bác sĩ, cách chăm sóc sau khi phẫu thuật và một số yếu tố khác. Thông thường, khách hàng phẫu thuật chữa cười hở lợi tại Kangnam sẽ lành vết thương sau khoảng từ 1 – 2 tuần.

Hầu hết sau khoảng 1 tuần, hiện tượng sưng đau đã không còn, tuy nhiên cũng có những trường hợp cần đến vài tuần cho tới một tháng mới lành vết thương và có thể quay lại sinh hoạt như bình thường.

Sau khi phẫu thuật cười hở lợi, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất để bạn có thể nhanh chóng quay lại các hoạt động hàng ngày. Do đó, bạn hãy luôn tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và liên hệ với họ khi thấy có bất cứ dấu hiệu khác thường nào sau khi phẫu thuật.

Một số lưu ý trước khi phẫu thuật

Thời gian lành sau khi phẫu thuật cười hở lợi sẽ khác nhau ở mỗi người

6/ Kinh nghiệm phẫu thuật cười hở lợi an toàn

Để giúp bạn có quá trình phẫu thuật chữa cười hở lợi an toàn, nhanh lành và không xuất hiện biến chứng. Bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam đưa ra một số lưu ý như sau:

Nhìn chung, chữa cười hở lợi có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Tốt hơn, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về phương pháp chữa cười hở lợi và địa chỉ điều trị uy tín để có được kết quả tốt và an toàn đối với sức khỏe.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Chữa cười hở lợi
    Khắc phục răng ngắn và lợi hở – Cách có nụ cười hoàn hảo

    Khắc phục răng ngắn và lợi hở – Cách có nụ cười hoàn hảo

    Cập nhật: 03/04/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Răng ngắn cười hở lợi có thể gây ra những vấn đề thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý của người đó. Tướng số ngắn răng và cười hở lợi cũng không được đánh giá cao, nên ngày càng có nhiều người tìm đến phương pháp khắc phục tình trạng. Một vài giải pháp

    Cười hở lợi có chữa được không? Điều trị hiệu quả

    Cười hở lợi có chữa được không? Điều trị hiệu quả

    Cập nhật: 23/02/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Cười hở lợi có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người gặp tình trạng về hở lợi, răng ngắn, lợi lộ nhiều khi cười gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là tình trạng có thể khắc phục hiệu quả bằng phương pháp niềng răng, tiêm botox hoặc phẫu thuật, giúp

    Chữa cười hở lợi: 4 Phương pháp an toàn và Lưu ý cần biết

    Chữa cười hở lợi: 4 Phương pháp an toàn và Lưu ý cần biết

    Cập nhật: 29/03/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Chữa cười hở lợi có 4 phương pháp là cắt nướu, niềng chỉnh răng, kéo cơ môi, phẫu thuật chỉnh hàm. Trước khi điều trị, bạn nên chọn địa điểm uy tín và kiêng một số điều như: ăn quá no, uống nhiều nước, dùng chất kích thích… Sau phẫu thuật, bạn cần ăn

    4 Mức độ cười hở lợi và 6 phương pháp khắc phục hiệu quả

    4 Mức độ cười hở lợi và 6 phương pháp khắc phục hiệu quả

    Cập nhật: 02/03/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Mức độ cười hở lợi được phân chia theo “thang đo” từ nhẹ đến nặng, tùy vào diện tích mô nướu bị lộ ra ngoài khi cười. Cấp độ 1: khi cười, mô nướu hiện nhiều hơn 3 mm và ít hơn 25% chiều dài thân răng. Cấp độ 2: khi cười, mô nướu hiện

    Đánh lún răng chữa cười hở lợi là gì? Lợi ích đánh lún răng

    Đánh lún răng chữa cười hở lợi là gì? Lợi ích đánh lún răng

    Cập nhật: 23/02/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Đánh lún răng chữa cười hở lợi là kỹ thuật không thể thiếu trong niềng răng, đánh lún răng áp dụng chủ yếu đối với những trường hợp cười hở lợi, khớp cắn hở, khớp cắn sâu. Kỹ thuật đánh lún răng sử dụng dây cung hoặc minivis nhằm dịch chuyển các răng theo

    Cười hở lợi có niềng răng được không? Kangnam giải đáp

    Cười hở lợi có niềng răng được không? Kangnam giải đáp

    Cập nhật: 23/02/2024 - Tác giả: Vaidehi Dung An

    Nhiều người thắc mắc cười hở lợi có niềng răng được không, vì niềng răng có thể khắc phục được rất nhiều vấn đề như sai lệch khớp cắn, hô, móm, răng khấp khểnh, … Tuy nhiên để biết rõ niềng răng có khắc phục được tình trạng cười hở lợi hay không, mời bạn

    icon