Nâng mũi trước khi mang thai giúp các chị em có ngoại hình xinh xắn khi sinh nở nhưng lại gây ra nhiều “biến số” khó lường nếu không thực hiện đúng thời điểm. Có nên độn mũi tiền sản không, thời điểm nào là thích hợp nhất? Mọi nghi vấn sẽ được làm sáng tỏ qua bài viết sau.
Nội dung bài viết
Nâng mũi trước mang thai là vấn đề được nhiều khách hàng lo lắng bởi các di chứng nguy hiểm có thể phát sinh trong và sau phẫu thuật. Có thể dễ dàng kể tên một vài nỗi sợ phổ biến của phái đẹp như:
Để tránh cảm giác đau đớn khi thẩm mỹ mũi các chị em sẽ được gây tê hoặc gây mê. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho thai nhi nếu bạn không biết điều dưỡng và thải độc ra ngoài.
Thành phần chính trong thuốc tê/mê là lidocaine và một số chất phụ gia có tác dụng làm tê liệt các dây thần kinh, không ảnh hưởng đến các hệ cơ quan.
Nhưng trên thực tế, nếu tiêm mê quá liều hoặc lạm dụng thuốc giảm đau hậu phẫu, thành dạ dày sẽ lưu lại rất nhiều độc tố. Chất độc này sẽ làm giảm chất lượng trứng, trứng khó thụ tinh hoặc khó làm tổ lên thành tử cung. Thai nhi cũng chậm phát triển và khó giữ hơn so với thai phụ bình thường.
Đứng trên phương diện thẩm mỹ, mang thai sẽ làm sai lệch kết quả sửa mũi của khách hàng. Cụ thể là tốc độ phục hồi chậm, hiệu quả tạo hình kém và dễ gặp các biến chứng.
Nghiên cứu của ĐH Pennsylvania (Mỹ) đã chỉ ra nhóm khách hàng mang thai thường có tốc độ bình phục sau chấn thương chậm hơn người bình thường khoảng 4.5 lần. Lý do xuất phát từ cơ địa “nhạy cảm” và nguồn dinh dưỡng đang tập trung nuôi một “bào thai” khác.
Cùng với đó, phụ nữ mang thai thường gặp một số biến đổi về thể chất như da sạm đi, lông mày dựng đứng, mắt trũng sâu và cánh mũi nở to. Tình trạng này sẽ khiến kết quả phẫu thuật sai lệch ít nhiều, bác sĩ cũng khó xác định được dáng mũi thích hợp.
Cuối cùng, các mẹ bầu sẽ dễ gặp biến chứng hơn nếu tiến hành nâng mũi. Sự thay đổi về mặt sinh lý dẫn đến sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng, chị em dễ bị sưng tấy, mọc mụn quanh mũi thậm chí là hoại tử da mũi.
Làm đẹp trước mang thai là tâm lý chung của nhiều bà mẹ hiện đại bởi họ quan niệm bản thân phải đẹp kể cả khi sinh nở. Do đó, có nên nâng mũi trước khi mang thai không là chủ đề hot được đông đảo chị em thảo luận.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc nâng mũi trước khi mang bầu là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, hai sự kiện này cần cách nhau một khoảng thời gian dài. Khi chiếc mũi bình phục thì bạn mới ổn định sức khỏe và đủ điều kiện mang thai.
Ngoài ra, nâng mũi bao lâu thì có thai được phụ thuộc vào tốc độ hồi phục của mũi và thể chất của chính khách hàng. Nhìn chung, từ 3 – 4 tháng hậu phẫu là thời điểm thích hợp nhất để mang thai nhé.
Nhằm tránh những diễn biến ngoài ý muốn, chị em nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn kể từ ngày bắt đầu làm mũi đến lúc khỏi hẳn. Đặc biệt, cần “kiêng” quan hệ trong 1 – 2 tuần đầu hậu nâng mũi.
Dù không động chạm tới vùng bụng nhưng khi nâng mũi thẩm mỹ các chị em vẫn nên tuân thủ 3 lưu ý để thai kỳ diễn ra suôn sẻ. Cụ thể:
Thứ nhất, bạn tuyệt đối không sửa mũi khi phát hiện mình đã có bầu. Mang thai là lúc cơ thể diễn ra nhiều thay đổi sinh học, nội tiết tố rối loạn và làn da cũng nhạy cảm hơn. Nếu chị em “dao kéo” trong thời gian này, hiệu quả thẩm mỹ sẽ khó đạt như ý muốn.
Không chỉ vậy, ca phẫu thuật còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của thai nhi. Sự đau đớn và việc đưa hóa chất lạ (sụn/filler) vào người là nguyên nhân dẫn tới xuất huyết, sinh non hoặc sảy thai tự nhiên.
Do đó, các eva nên lên kế hoạch nâng mũi trước khi có bầu tối thiểu 3 tháng. Trong trường hợp “trót” làm mũi mà không biết mình mang thai, bạn cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thứ hai, bạn nên chăm sóc và vệ sinh mũi thật cẩn thận. Quá trình hít thở buộc mũi phải tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí. Đây là hai tác nhân khiến vết độn lâu lành, khó vào form đồng thời dẫn đến hiện tượng sưng đỏ, tích mủ.
Làm sạch mũi cẩn thận theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn có một dáng mũi vừa đẹp, vừa nhanh lành và nói không với di chứng về sau. Hãy đến ngay bệnh viện gần nhất nếu bị chấn thương nặng hoặc chảy dịch tại mũi nhé.
Thông thường, sau khi làm mũi chị em buộc phải ăn kiêng ít nhất 1 tháng để mũi sớm bình phục. Khi chế độ này kết thúc, bạn nên cân đối lại thực đơn và bổ sung thêm một số thực phẩm sau:
Ngoài 3 tips nêu trên, các quý cô nên chọn cho mình một cơ sở thẩm mỹ uy tín để tiến hành nâng mũi trước khi mang thai. Điều này sẽ giúp chị em không phải lo lắng về nhan sắc, sức khỏe và cơ hội có bầu hậu làm đẹp.
Không cần tìm kiếm đâu xa, chọn BVTM Kangnam với các dịch vụ nâng mũi chuẩn Hàn ‘xịn sò” và tân tiến bậc nhất. Chỉ với 60 phút phẫu thuật và 7 ngày tĩnh dưỡng, bạn đã có dáng mũi siêu đẹp và chuẩn phong thủy.
Kangnam cam kết không gây nguy hiểm cho sức khỏe, lấy lại thể trạng nhanh chóng và không tác động tới chức năng sinh sản nữ.
Nâng mũi trước khi mang thai là điều bạn phải cân nhắc, tính toán cẩn thận nhằm đảm bảo nhan sắc và sức khỏe. Hy vọng các tư vấn của BVTM Kangnam sẽ là “kim chỉ nam” giúp mọi chị em có kế hoạch làm đẹp an toàn và khoa học nhất!