Sửa Mũi Bị Lộ Sóng Hiệu Quả: Bí Quyết Lấy Lại Dáng Mũi Hoàn Hảo

Một trong những điều đáng lo ngại nhất mà nhiều người gặp phải là sau khi sửa mũi bị lộ sóng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vì thế, việc tìm ra nguồn gốc của vấn đề và biết cách xử lý triệt để sẽ giúp bạn thoát khỏi tình cảnh sống chung với biến chứng.

Mũi bị lộ sóng có thể do một số nguyên nhân như da mũi mỏng, sụn nâng quá cao, bóc tách khoang mũi không đúng lớp, da co rút, … ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Khi nhận thấy mũi lộ sóng, cần thăm khám sớm với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

I/ Sửa mũi bị lộ sóng là gì?

Sửa mũi lộ sóng (1) là thủ thuật khắc phục tình trạng lộ sống mũi sau khi nâng mũi. Lộ sống mũi xảy ra do chất liệu độn quá cao, nhô ra khỏi da mũi hoặc quá cứng, khó tương thích với cơ thể,  da đầu mũi quá mỏng khiến tụt sụn.

Quá trình sửa mũi lộ sóng là phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và kinh nghiệm dày dặn từ bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉnh sửa hạ thấp hoặc thay thế sụn phù hợp với dáng mũi của khách hàng. Sửa mũi bị lộ sóng giúp khách hàng cải thiện lại dáng mũi, tăng tính thẩm mỹ và sự tự nhiên cho gương mặt.

Tình trạng mũi lộ sóng

Tình trạng mũi lộ sóng

II/ Nguyên nhân gây ra mũi bị lộ sóng

Nguyên nhân mũi lộ sóng chủ yếu do thanh độn mũi quá cao hoặc quá to, quá trình bóc tách khoang mũi không đúng lớp khiến sụn nâng sống mũi bị tụt và lồi ra ngoài. Nhận biết rõ các lý do mũi bị lộ sóng sau nâng mũi sẽ giúp khách hàng phòng tránh hiệu quả để đảm bảo an toàn cho chức năng vùng mũi. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể gây mũi bị lộ sóng:

Da đầu mũi mỏng: Một số người có vùng da đầu mũi quá mỏng, không đủ sức che phủ chất liệu độn, dẫn đến lộ sóng mũi ra ngoài.

Bác sĩ nâng mũi sai kỹ thuật: Khoang mũi bóc tách không đúng kỹ thuật khiến sụn nâng mũi bị dịch chuyển và lộ sóng. Nếu quá trình phẫu thuật không được thực hiện bởi một bác sĩ thẩm mỹ có chuyên môn cao và kinh nghiệm, có thể dẫn đến việc điều chỉnh dáng mũi không đúng cách, gây lộ sóng mũi.

Nâng mũi quá cao: Trường hợp đặt sụn mũi quá cao so với da đầu mũi có thể dẫn đến tình trạng lộ sụn ra ngoài, tạo cảm giác mũi gồ ghề.

Sụn nâng mũi không phù hợp: Xử lý sụn mũi không đúng cách hoặc sụn mũi không được cố định chắc chắn có thể dẫn đến tình trạng sụn dịch chuyển gây lộ sóng mũi.

Chăm sóc không đúng cách: Vệ sinh mũi quá mạnh, không kiêng khem đồ cay nóng, đồ nếp, hải sản, … không sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, hút thuốc lá, uống bia rượu và không tái khám đúng lịch hẹn có thể khiến mũi lộ sóng.

Cơ địa: Một số người có cấu trúc gen tự nhiên không phù hợp với chất liệu sụn nhân tạo, dẫn đến lộ sóng mũi.

Mũi lộ sóng do nhiều nguyên nhân

Mũi lộ sóng do nhiều nguyên nhân

III/ Dấu hiệu mũi bị lộ sóng

Nhận biết mũi bị lộ sóng sau nâng mũi càng sớm càng tốt, điều này giúp khách hàng sớm được xử lý biến chứng và bảo toàn chức năng vùng mũi, hỗ trợ bác sĩ dễ dàng can thiệp chỉnh sửa. Dưới đây là các dấu hiệu mũi bị lộ sóng:(2)

Sống mũi nhô cao và gồ ghề: Mũi có thể thiếu cân xứng về chiều cao khi nhìn từ phía trước, một bên cao hơn so với bên còn lại. Dáng mũi lồi lõm, không thẳng và tạo ra hình dạng thiếu tự nhiên so với gương mặt.

Sờ thấy sụn hoặc chất liệu độn: Khi dùng tay sờ vào sống mũi sẽ cảm nhận rõ sụn hoặc chất liệu độn trồi bên dưới da.

Mũi đau nhức, sưng tấy: Trong một số trường hợp, mũi bị lộ sóng kèm theo các triệu chứng đau nhức, sưng tấy và thậm chí nhiễm trùng.

Dáng mũi thiếu tự nhiên: Mũi có hình dạng thô cứng và khác lạ, thiếu tự nhiên, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ.

Dấu hiệu mũi lộ sóng

Dấu hiệu mũi lộ sóng

IV/ Phương pháp sửa mũi bị lộ sóng hiệu quả

Cách điều chỉnh mũi bị lộ sóng sau nâng mũi hiệu quả nhất là tái phẫu thuật. Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật lại trong trường hợp mũi lộ sóng nặng do sụn đặt sai vị trí, da đầu mũi co kéo, thậm chí có nguy cơ hoại tử. Trong quá trình chỉnh sửa, bác sĩ sẽ bóc tách toàn bộ chất liệu độn cũ, sau đó dùng sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo phù hợp để tái tạo lại cấu trúc mũi.(3)

Khi nhận thấy bất cứ các dấu hiệu nào của tình trạng lộ sóng mũi, tốt nhất hãy tìm gặp bác sĩ uy tín để được chẩn đoán tình trạng và đưa ra phương pháp sửa mũi bị lộ sóng tối ưu nhất. Quá trình tái phẫu thuật vùng mũi thường được thực hiện sau khoảng 6 tháng đến 1 năm kể từ lần phẫu thuật trước đó để đảm bảo an toàn.

Phẫu thuật sửa lại để có dáng mũi hoàn thiện

Phẫu thuật sửa lại để có dáng mũi hoàn thiện

V/ Cách phòng ngừa mũi bị lộ sóng

Có cách phòng ngừa mũi bị lộ sóng sẽ giúp các khách hàng giảm thiểu những nguy cơ, biến chứng sau khi nâng mũi, sở hữu dáng mũi bền đẹp và tự nhiên. Dưới đây là những các phòng tránh mũi lộ sóng sau khi nâng mũi:

Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ giỏi: Đây là yếu tố quan trọng để ca nâng mũi diễn ra thành công và an toàn. Bác sĩ thẩm mỹ có kinh nghiệm sẽ biết cách dùng sụn phù hợp, đặt sụn đúng vị trí để hạn chế tổn thương da đầu mũi, tránh mũi bị lồi lõm sau phẫu thuật nâng mũi.

Chọn chất liệu nâng mũi phù hợp: Sử dụng sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo cao cấp, có độ tương thích tốt để hạn chế nguy cơ đào thải, nhiễm trùng.

Chăm sóc đúng cách sau khi nâng mũi:

+ Thay băng định kỳ, vệ sinh mũi đúng cách (2-3 lần/ngày).

+ Tránh tác động mạnh: thể thao, hoạt động ngoài trời, đám đông…

+ Ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, giữ tinh thần thư giãn và dành 10” đi bộ.

+ Nằm thẳng, cao đầu và không gác tay, đè nặng lên mặt.

+ Hạn chế đến nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm, nắng gắt…

+ Không xông hơi, tắm nóng và để nước tràn vào mũi.

+ Ăn đồ mềm, ít dai và cắn miếng nhỏ trong 3-5 ngày đầu.

+ Ưu tiên món giàu chất xơ, vitamin A và C từ rau xanh, quả mọng nước.

+ Tránh xa món dị ứng nổi mẩn (hải sản có vỏ, thịt gà, xôi nếp, bia rượu) và gây thâm sẹo (thịt bò, thịt dê, rau muống…)

+ Không ăn đồ quá cay, nhiều dầu mỡ, nóng bỏng hoặc lạnh.

+ Từ chối đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp lâu ngày.

+ Chọn nước khoáng tinh khiết, thanh nhiệt và tránh các loại có gas, cafein, matcha,..

VI/ Hình ảnh khách hàng sửa mũi thành công tại Kangnam

Tham khảo một số hình ảnh khách hàng sửa mũi thành công tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam:

Mũi lệch sụn khiến dáng mũi thiếu cân đối và sau khi chỉnh sửa hoàn thiện tại Kangnam

Mũi lệch sụn khiến dáng mũi thiếu cân đối và sau khi chỉnh sửa hoàn thiện tại Kangnam

Giải cứu mũi hỏng ngoạn mục cho khách hàng

Giải cứu mũi hỏng ngoạn mục cho khách hàng

Nếu không muốn gặp phải tình trạng sửa mũi bị lộ sóng, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức thẩm mỹ an toàn. Thông qua đó có thể lựa chọn đúng đắn về địa chỉ, kỹ thuật, loại sụn nâng… nhằm sở hữu dáng mũi cuốn hút, nhan sắc thanh tú.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

5 / 5. (Bình trọn) 346

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Banner Hỏi Đáp
Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay
Nguồn tham khảo

1. Exposed Septum Cartilage After Rhinoplasty?

https://www.realself.com/question/exposed-septum-cartilage-after-rhinoplasty

2. Revision Rhinoplasty

https://cosmeticrhinoplastyindia.quora.com/Revision-Rhinoplasty

3. Những triệu chứng bình thường và bất thường sau khi nâng mũi cần lưu ý

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-trieu-chung-binh-thuong-va-bat-thuong-sau-khi-nang-mui-can-luu-y/

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề sữa mũi
    Call
    Zalo
    Báo giá Nhận báo giá